TOP 40 câu Trắc nghiệm Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 809 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Câu 1: Ý nào sau đây nói về lỗi thường gặp liên quan đến luận điểm?

A. Dẫn chứng thực tế không đúng.

B. Diễn đạt lan man, không nêu được ý kiến nhất định hoặc đánh giá của mình về vấn đề đề ra.

C. Số liệu không trung thực.

D. Sắp xếp luận cứ lộn xộn.

Đáp án: B

Câu 2: Ý nào đúng nhất nói về lập luận trong văn nghị luận?

A. Là quá trình tổ chức các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) theo một trình tự chặt chẽ để làm sáng tỏ cho luận điểm, khiến luận điểm trở nên đanh thép hùng hồn, không thể nào bác bỏ.

B. Là dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lí lẽ đầy đủ, xác đáng để nêu ra ý kiến, quan điểm của mình.

C. Là tìm lí lẽ và dẫn chứng để nêu ra ý kiến, quan điểm của mình.

D. Là sắp xếp lí lẽ và dẫn chứng để nêu ra quan điểm của mình.

Đáp án: A

Câu 3: Trong bài văn nghị luận, khi dẫn luận cứ phải biết:

A. Phân tích, bình luận luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.

B. Hướng vào luận điểm của bài văn.

C. Chọn những luận cứ hấp dẫn, độc đáo, tiêu biểu.

D. Chọn những luận cứ thực tế hoặc những luận cứ lí lẽ.

Đáp án: A

Câu 4: Đoạn văn sau đây mắc lỗi gì về lập luận?

Cảnh vật trong bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc lá bé tẻo teo,…cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng thành công cảnh sắc im ắng ấy.

A. Chưa có kết luận.

B. Luận cứ sắp xếp lộn xộn.

C. Luận điểm nêu ra bị trùng lặp.

D. Luận cứ thiếu lôgic.

Đáp án: C

Câu 5: Đoạn văn dưới đây mắc lỗi gì về lập luận?

Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọn cờ hồng khởi nghĩa đánh tan quân Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân rút chạy về nước. Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

A. Kết luận và luận cứ không phù hợp nhau.

B. Luận cứ không đầy đủ.

C. Luận cứ được sắp xếp lộn xộn.

D. Luận cứ không đáng tin cậy.

Đáp án: B

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và chỉ ra lỗi sai

"Văn học dân gian ra đời từ xa xưa nhưng đến nay vẫn tiếp tục phát triển. Nhắc đến nó, người ta hình dung ngay ra cuốn sách bách khoa về cuộc sống. Tiếp nhận văn học dân gian là tiếp nhận tri thức hữu ích từ cuộc sống. Không cần lý lẽ, hình ảnh quá trừu tượng mà chính là kinh nghiệm của đời sống phong phú sinh động đã khiến văn học dân gian có tính hấp dẫn. Ví dụ câu tục ngữ: "cơn mưa đằng đông vừa trông vừa chạy/ cơn mưa đằng nam vừa làm vừa chơi”. Câu tục ngữ đã đúc kết được từ kinh nghiêm thực tế: Cơn mưa từ đông kéo tới thì mưa rất nhanh. Trái lại, cơn mưa đằng nam kéo đến thì rất lâu mới có mưa. Câu tục ngữ này đã giúp ích rất nhiều cho bà con nông dân."

A. Giữa luận điểm và luận cứ không có sự kết nối mà nó quá rời rạc.

B. Luận điểm quá dài

C. Luận cứ quá ít, chưa đủ chân thực với người đọc.

Đáp án: A

Câu 7: Sửa lỗi vừa phát hiện ở trên?

A. Thay câu "Văn học dân gian ra đời từ xa xưa nhưng đến nay vẫn tiếp tục phát triển" bằng câu "Nhắc đến văn học dân gian, người ta hình dung ngay ra cuốn sách bách khoa về cuộc sống."

B. Bỏ đoạn "Ví dụ câu tục ngữ...." đến hết

C. Thay bằng câu tục ngữ "chuồn chuồn bay thấp thì mưa/bay cao thì nắng/bay vừa thì râm."

Đáp án: A

Câu 8: Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ là lỗi như thế nào?

A. Luận cứ mơ hồ, cách dùng từ chưa hợp lý

B. Luận cứ thiếu chính xác, cách sắp xếp ý lộn xộn

C. Lỗi ở sự thiếu logic, luận cứ không phù hợp với luận điểm

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 9: Phát hiện lỗi sai ở đoạn trích sau?

“Nắng xuống, trời lên xanh bát ngát

Sông dài trời rộng bến cô liêu.”

Thường thì khi nắng xuống thì bầu trời trở nên xanh mênh mông bát ngát, cảnh đẹp của quê hương cũng không lấp được nỗi mênh mông trống trải cô đơn trong lòng người."

A. Dẫn thơ sai không phải là “Nắng xuống, trời lên xanh bát ngát” mà là “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”

B. Phân tích câu thơ chưa đúng ý thơ

C. Cả 2 lỗi sai đã nêu trên

Đáp án: A

Câu 10: Sửa lỗi sai cho câu trên như thế nào?

A. Sửa lại câu thơ và phân tích lại

B. Tìm dòng thơ khác phù hợp với ý phân tích

C. Giữ nguyên như ban đầu, không cần phải sửa

Đáp án: A

Câu 11: Phát hiện lỗi sau trong đoạn trích sau?

"Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọt cờ hồng khởi nghĩa dánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân chạy về nước. Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn."

A. Luận cứ thiếu chính xác “đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn”.

B. Dẫn chứng về Hai Bà Trưng là không đủ cho luận điểm anh hùng hảo kiệt đời nào cũng có.

C. Cả 2 lỗi trên

Đáp án: C

Câu 12: Đoạn trích nào sau đây không còn mắc lỗi nữa?

A. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọt cờ hồng khởi nghĩa dánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân chạy về nước. Đất nước sau hơn hai nghìn năm bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

B. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọt cờ hồng khởi nghĩa dánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân chạy về nước. Có cả những cái tên đã đi vào huyền thoại như Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Lê Lợi. Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

C. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất ngọt cờ hồng khởi nghĩa dánh tan Thái thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân chạy về nước. Có cả những cái tên đã đi vào huyền thoại như Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Lê Lợi. Đất nước sau hơn hai nghìn năm bị phong kiến nước ngoài đã đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Đáp án: C

Câu 13: Những lỗi nào sau đây là lỗi về cách thức lập luận?

A. Luận cứ trình bày thiếu tính logic, lộn xộn, hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm.

B. Luận điểm mập mờ, luận cứ phiến diện, thiếu cái nhìn đa chiều.

C. Luận điểm hư ảo, không rõ ràng, sự gợi mở, dẫn dắt không phù hợp làm sáng tỏ luận điểm.

D. Tất cả những lỗi trên.

Đáp án: D

Câu 14: Phát hiện lỗi trong đoạn trích sau

"Từ xưa, vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ luôn là một đề tài chủ đạo trong thơ văn. Trong nền văn học trung đại Việt Nam, nhiều tác giả đã viết về đề tài này như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn,…Nhưng người đã phản ánh một cách sâu sắc nhất bi kịch của người phụ nữ chính là Nguyễn Du."

A. Luận cứ không phù hợp với luận điểm bởi cách liên kết và dẫn dắt luận điểm chưa hợp lý.

B. Luận cứ quá ngắn, không đủ sức thuyết phục người đọc.

C. Luận điểm quá dài, lan man

Đáp án: A

Câu 15: Dòng nào sau đây sửa lỗi hợp lí nhất

A. Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ luôn là những đề tài trong nền văn học trung đại Việt Nam để nhiều tác giả thể hiện quan niệm tiến bộ của mình như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn… và xuất sắc nhất phải nhắc tới chính là Nguyễn Du với tác phẩm truyện Kiều.

B. Trong nền văn học trung đại Việt Nam, nhiều tác giả đã viết về đề tài vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn,…Nhưng người phản ánh về bi kịch của người phụ nữ chỉ có Nguyễn Du.

C. Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Du là người duy nhất phản ánh về bi kịch của người phụ nữ.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1 có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp học kì 1 có đáp án

Trắc nghiệm Vợ chồng A Phủ có đáp án

Trắc nghiệm Nhân vật giao tiếp có đáp án

Trắc nghiệm Vợ Nhặt có đáp án

1 809 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: