TOP 40 câu Trắc nghiệm Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 2: Tác phẩm (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 2: Tác phẩm có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 3,635 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 2: Tác phẩm

Bài giảng Ngữ văn 12 Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 2: Tác phẩm

A. Phân tích bài thơ Việt Bắc

Câu 1: Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong đoạn thơ sau:

“Những đường Việt Bắc của ta

Ðêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên”

A. Các động từ mạnh

B. Các từ láy

C. Biện pháp cường điệu

D. Nói giảm nói tránh

Đáp án: D

Giải thích:

Nghệ thuật:

- Các động từ mạnh: rầm rập, rung, bật tạo thành những chuyển rung dữ dội, thể hiện sức mạnh của cuộc kháng chiến

- Các từ láy: điệp điệp, trùng trùng thể hiện khí thế mạnh mẽ không có gì ngăn cản nổi

- Biện pháp cường điệu “Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay”, thể hiện sức mạnh của thời đại, của ý chí tiêu diệt giặc, của tinh thần đoàn kết có thể làm nên những điều tưởng chừng như không thể.

Câu 2: Nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ sau:

“Tin vui chiến thắng trăm miềm

Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về

Vui từ Ðồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

A. Liệt kê

B. Điệp

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Nghệ thuật:

- Phép điệp: “vui lên”, “vui về”

- Liệt kê các địa danh

- Giọng thơ hồ hởi, vui tươi

⇒ Niềm vui to lớn, rộng khắp của cuộc kháng chiến.

Câu 3: Nội dung sau đây đúng hay sai? “16 câu cuối của đoạn trích thể hiện nỗi nhớ Việt Bắc, nỗi nhớ kháng chiến, nhớ quê hương cách mạng của con người Việt Nam"

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: 16 câu cuối của đoạn trích thể hiện nỗi nhớ Việt Bắc, nỗi nhớ kháng chiến, nhớ quê hương cách mạng của người Việt Nam

Câu 4: Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người ở Việt Bắc được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?

A. Thu - Đông - Xuân - Hạ.

B. Đông - Xuân - Hạ - Thu.

C. Xuân - Hạ - Thu - Đông.

D. Hạ - Thu - Đông – Xuân

Đáp án: B

Giải thích:

Mùa đông : hình ảnh hoa chuối đỏ tươi, người lao động trên đèo cao

Mùa xuân: mơ nở trắng rừng, người đan nón

Mùa hạ: hình ảnh rừng phách đổ vàng, em gái hái măng

Mùa thu: hình ảnh ánh trăng

⇒ Mỗi mùa mỗi cảnh, đều mang vẻ đẹp riêng trong vẻ đẹp chung: đó là sự hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa người và cảnh, cảnh và người cùng làm cho nhau thêm đẹp, làm cho bức tranh thêm sinh động.

⇒ Thiên nhiên cảnh vật quen thuộc, bình dị, gần gũi nhưng rất thơ mộng, trữ tình và nỗi nhớ sâu sắc của người cán bộ cách mạng Việt Bắc.

Câu 5: Câu thơ nào sau đây diễn tả cảm giác trống vắng, gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu?

A. “Mình đi, có nhớ những ngày / Mây nguồn suối lũ, những mây cùng mù"

B. “Mình về, có nhớ chiến khu / Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”

C. “Mình về, rừng núi nhớ ai / Trám bùi để rụng, măng mai để già”

D. “Mình đi, có nhớ những nhà / Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”

Đáp án: C

Giải thích:

Câu thơ:

“Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già”

⇒ Diễn tả cảm giác trống vắng, gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu.

Câu 6: Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù

Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà...”

A. Phép điệp

B. Nhân hóa

C. Câu hỏi tu từ

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Nghệ thuật:

- Phép điệp: nhớ…⇒ Gắn với những kỉ niệm trong những ngày Việt Bắc kề vai sát cánh cùng với cách mạng trong chiến đấu

- Nhân hóa: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” , biến thiên nhiên thành một lực lượng kháng chiến, thể hiện tình đoàn kết đặc biệt giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc đối với cách mạng, khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

- Câu hỏi tu từ: “Ai về ai có nhớ không?”, hỏi để khẳng định nỗi nhớ thường trực, sâu sắc về những địa danh gắn liền với Việt Bắc

Câu 7: Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh?

A. "Ta với mình, mình với ta / Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh"

B. "Mình đi mình lại nhớ mình / Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu"

C. "Nhớ từng bản khói cùng sương / Sớm khuya bếp lửa người thương đi về"

D. "Nhớ từng rừng nứa bờ tre / Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy"

Đáp án: B

Giải thích:

Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh :

“Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”

=> Gợi tình cảm bao la, chan chứa giữa cách mạng và Việt Bắc

Câu 8: Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:

A. Nhớ người yêu

B. Nhớ cha mẹ

C. Nhớ bạn bè

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: A

Giải thích:

Biện pháp so sánh “Nhớ gì như nhớ người yêu”

⇒ So sánh nỗi nhớ Việt Bắc với nỗi nhớ người yêu, sắc thái cao nhất của nỗi nhớ.

Câu 9: Đáp án nào không thể hiện nội dung của 18 câu thơ tiếp theo trong phần II của đoạn trích?

A. Những kỉ niệm về tình quân dân gắn bó như một gia đình

B. Con người và cuộc sống Việt Bắc: khổ cực, lam lũ mà thủy chung, son sắt.

C. Thiên nhiên, núi rừng, cuộc sống và con người Việt Bắc luôn in đậm trong tâm trí những người về xuôi tình cảm chân thành, tha thiết của người cán bộ kháng chiến

D. Nỗi nhớ về bức tranh tứ bình ở Việt Bắc

Đáp án: D

Giải thích:

18 câu tiếp theo:

- Những kỉ niệm về tình quân dân gắn bó như một gia đình

- Con người và cuộc sống Việt Bắc: khổ cực, lam lũ mà thủy chung, son sắt.

- Thiên nhiên, núi rừng, cuộc sống và con người Việt Bắc luôn in đậm trong tâm trí những người về xuôi tình cảm chân thành, tha thiết của người cán bộ kháng chiến

Câu 10: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Mình đi có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”

A. Đối

B. Đảo ngữ

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Nghệ thuật:

- Phép đối

- Đảo ngữ

⇒ Gợi nhớ đến mái nhà tranh nghèo. Họ là những người nghèo nhưng giàu tình nghĩa, son sắt, thủy chung với cách mạng.

Câu 11: Từ “mình” trong hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?

“Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

A. Người ra đi

B. Người ở lại

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

“Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

- Ý thơ đa nghĩa một cách thú vị. Cả kẻ ở, người đi đều gói gọn trong chữ “mình” tha thiết. Mình là một mà cũng là hai, là hai nhưng cũng là một bởi sự gắn kết của cách mạng, của kháng chiến.

Câu 12: Nội dung chính của 4 câu thơ sau là gì?

" Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước, mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu"

A. Khẳng định tình nghĩa thủy chung, son sắt

B. Nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc

C. Nỗi nhớ về cuộc sống ở Việt Bắc

D. Nỗi nhớ về bức tranh tứ bình ở Việt Bắc

Đáp án: A

Giải thích:

‘ Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước, mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu’

Khẳng định tình nghĩa thủy chung, son sắt

- Đại từ mình – ta : được sử dụng linh hoạt, tạo sự gắn bó máu thịt

- Giọng điệu : tha thiết như một lời thề thủy chung son sắt.

- Từ láy mặn mà, đinh ninh : Khẳng định nghĩa tình đậm đà, bền chặt, trước sau như một của cách mạng đối với Việt Bắc.

So sánh bao nhiêu…bấy nhiêu : Gợi tình cảm bao la, chan chứa giữa cách mạng và Việt Bắc.

Câu 13: Việc sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta có tác dụng:

A. Gợi nghĩa tình thân thiết, gắn bó

B. Là cách gọi quen thuộc trong ca dao dân ca, tạo không khí trữ tình, cảm xúc.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Cách xưng hô mình – ta:

- Gợi nghĩa tình thân thiết, gắn bó

- Là cách gọi quen thuộc trong ca dao, dân ca

⇒ Tạo không khí trữ tình, cảm xúc

Câu 14: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc là:

A. Nhân hóa

B. Hoán dụ

C. Ẩn dụ

D. Câu hỏi tu từ, điệp từ

Đáp án: D

Giải thích:

Biện pháp nghệ thuật :

- Điệp từ ‘nhớ’ : nhấn mạnh nỗi nhớ sâu sắc, thường trực, da diết

- Câu hỏi tu từ : Kỉ niệm thời gian gắn bó lâu dài, keo sơn, bền chặt

Câu 15: Bốn câu thơ sau đây là lời của ai ?

“ – Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

A. Lời đáp của người ra đi

B. Lời đáp của người ở lại

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: B

Giải thích: Bốn câu thơ trên là lời đáp của người ở lại

Câu 16: Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. So sánh

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: B

Giải thích:

Nghệ thuật:

- Hình ảnh hoán dụ “áo chàm”: gợi hình ảnh giản dị, thân thương của những người dân Việt Bắc.

Câu 17: Hành động “cầm tay” trong câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” thể hiện:

A. Sự luyến tiếc giữa chàng trai miền xuôi và cô gái Việt Bắc khi chia tay nhau

B. Thể hiện tình đồng chí keo sơn, gắn bó, sự sẻ chia, cùng nhau vượt qua khó khăn trong bom đạn

C. Sự luyến tiếc và nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và Việt Bắc, gợi nhớ những cuộc chia tay trong văn học trung đại (nhưng đây là cuộc chia tay trong niềm vui chiến thắng)

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích: Hành động “cầm tay”: sự luyến tiếc và nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và Việt Bắc, gợi nhớ những cuộc chia tay trong văn học trung đại (nhưng đây là cuộc chia tay trong niềm vui chiến thắng)

Câu 18: Ý nào chưa nói đúng về âm thanh của cảnh Việt Bắc trong nỗi nhớ của người kháng chiến được thể hiện trong bài thơ?

A. Tiềng mõ rừng chiều.

B. Chày đêm nện cối.

C. Tiếng suối như tiếng hát ân tình.

D. Tiếng ve kêu.

Đáp án: C

Câu 19: Trong số các hình ảnh sau đây trong bài thơ hình ảnh nào chưa gợi rõ nét riêng của con người Việt Bắc?

A. Dân công đỏ đuốc.

B. Người mẹ đưa con lên rẫy.

C. Cô gái hái măng một mình.

D. Con người trên đèo cao với dao cài thắt lưng

Đáp án: A

Câu 20: Vẻ đẹp tiêu biểu của con người Việt Bắc mà Tố Hữu tập trung ca ngợi nhất trong bài thơ là gì?

A. Cần cù chịu khó trong lao động.

B. Đầy nghĩa tình.

C. Căm thù giặc.

D. Lạc quan, tin tưởng vào kháng chiến.

Đáp án: B

Câu 21: Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc (từ câu: "Ta về mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung") được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?

A. Thu - Đông - Xuân - Hạ.

B. Đông - Xuân - Hạ - Thu.

C. Xuân - Hạ - Thu - Đông.

D. Hạ - Thu - Đông - Xuân.

Đáp án: B

Câu 22: Trong đoạn thơ diễn tả về "Tin vui chiến thắng trăm miền", địa danh nào được nhà thơ nhắc đến đầu tiên?

A. Tây Bắc

B. Việt Bắc

C. Hoà Bình

D. Điện Biên

Đáp án: C

Câu 23: Trong bài "Việt Bắc", sau 8 dòng thơ mở đầu là mạch thơ hoài niệm (nhớ) về "mười lăm năm ấy" theo trật tự nào dưới đây?

A. Đầu tiên là hoài niệm về thời tiền khởi nghĩa; tiếp đó là nhớ những kỉ niệm trong kháng chiến chống Pháp.

B. Đầu tiên là nhớ về những kỉ niệm trong kháng chiến chống Pháp; rồi nỗi nhớ tiếp tục lùi xa về những kỉ niệm của thời tiền khởi nghĩa.

C. Có sự đan xen nỗi nhớ về 2 thời kì tiền khởi nghĩa và kháng chiến chống Pháp.

D. Khởi đầu là nỗi nhớ chung về cả 2 thời kì; sau đó nhớ về thời kháng chiến; rồi lùi xa hơn về thời tiền khởi nghĩa.

Đáp án: A

Câu 24: Cụm địa danh nào sau đây không có trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu?

A. Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

B. Mường Thanh, Sài Khao, Mường Lát

C. Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê.

D. Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên.

Đáp án: B

Câu 25: Dòng nào chưa nói đúng đặc điểm của hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trong hoài niệm của nhà thơ?

A. Mang vẻ đẹp đa dạng trong không gian, thời gian khác nhau.

B. Gắn bó con người.

C. Là thiên nhiên thơ mộng không hề dữ dội..

D. Có sự thay đổi theo từng mùa.

Đáp án: C

Câu 26: Trong đoạn thơ nhớ về cảnh Việt Bắc bốn mùa, tác giả nhớ về cảnh ở mùa nào trước tiên?

A. Xuân.

B. Hạ.

C. Thu

D. Đông

Đáp án: D

Câu 27: Biểu hiện rõ nhất của bản chất ca dao trong bài thơ "Việt Bắc" là ở phương diện nào?

A. Thể thơ lục bát.

B. Hình ảnh thiên nhiên và con người đậm màu sắc dân tộc.

C. Hình thức đối đáp của mình và ta.

D. Các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, hoán dụ phong phú.

Đáp án: C

Câu 28: Cấu tứ của bài thơ là cuộc chia tay của "mình – ta". Dòng nào dưới đây hiểu đúng cuộc chia tay đó?

A. Là cuộc chia tay đầy lưu luyến của 2 người yêu nhau.

B. Là cuộc chia tay của những người bạn từng gắn bó sâu nặng dài lâu.

C. Cuộc chia tay giữa người kháng chiến và người dân Việt Bắc.

D. Mình, ta đều là chủ thể trữ tình - đều là một phần của đời sống thi sĩ đã trải qua bao năm ở Việt Bắc. Đó là phần đời này trò chuyện quyến luyến với phần đời kia.

Đáp án: D

Câu 29: Trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:

A. Nhớ người yêu.

B. Nhớ cha mẹ.

C. Nhớ bạn bè.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: A

Câu 30: "Mình về mình có nhớ ta/mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng"…Thời gian "Mười lăm năm ấy" trong câu thơ trên nên hiểu như thế nào?

A. Chỉ là một cách nói thời gian tượng trưng, không có tính xác định.

B. Là thời gian tính từ thời kháng Nhật đến kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

C. Là thời gian tính từ sau Cách Mạng tháng Tám đến khi miền Bắc bước vào xây dựng xã hội chủ nghĩa.

D. Là sự vận dụng sáng tạo từ câu thơ trong "Truyện Kiều".

Đáp án: B

Câu 31: Bài "Việt Bắc" mang đặc điểm nào sau đây?

A. Trữ tình - đạo đức

B. Sử thi - trữ tình

C. Sử thi - đạo đức

D. Sử thi - dân gian

Đáp án: B

Câu 32: Nội dung chính của bài thơ "Việt Bắc" là gi?

A. Ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.

B. Khúc hát ca ngợi tình cảm, ân tình, thuỷ chung của các chiến sĩ ta đối với nhân dân Việt Bắc.

C. Khúc hát ngợi ca tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến.

D. Khúc hát ngợi ca con người và cảnh sắc núi rừng Việt Bắc.

Đáp án: B

Câu 33: Dòng nào sau đây chưa đúng với bài thơ "Việt Bắc"?

A. Bài thơ sử dụng lối kết cấu quen thuộc của ca dao dân ca – theo lối đối đáp của mình – ta.

B. Hình thức là đối thoại, nhưng là sự phân thân của cái "tôi" trữ tình để bộc lộ tâm trạng đầy đủ sâu sắc.

C. Giọng thơ có nét gần với hát ru – ngọt ngào, nhịp nhàng, thấm đượm nghĩa tình.

D. Các hình ảnh thơ đầy tính sáng tạo, mới lạ và đậm chất triết lý.

Đáp án: D

Câu 34: Trong bài thơ “Việt Bắc” , hình ảnh người dân miền núi được thể hiện qua hình ảnh hoán dụ nào?

A. Hoa chuối đỏ tươi

B. Măng mai

C. Mận nở trắng rừng

D. Áo chàm

Đáp án: D

Câu 35: Thông tin nào sau đây đây là đúng về bài thơ "Việt Bắc"?

A. Là bài thơ mở đầu của tập thơ "Việt Bắc".

B. Là bài thơ nằm ở phần mở đầu của tập thơ "Việt Bắc".

C. Nằm ở phần giữa của tập thơ "Việt Bắc".

D. Nằm ở phần cuối của tập thơ "Việt Bắc".

Đáp án: D

Câu 36: Bài thơ “Việt Bắc” thể hiện sự nhớ nhung trong sự chia ly giữa

A. Cuộc chia tay hư cấu với dụng ý nghệ thuật của tác giả.

B. Giữa "mình" với "ta", hai con người trẻ tuổi đang có tình cảm mặn nồng với nhau.

C. Giữa người kháng chiến với người dân Việt Bắc.

D. Giữa hai người bạn đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến.

Đáp án: C

Câu 37: Bài thơ "Việt Bắc" Tố Hữu đã tái hiện bức tranh lịch sử trả dài bao nhiêu năm?

A. 9 năm

B. 10 năm

C. 15 năm

D. 20 năm

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Phát biểu theo chủ đề có đáp án

Trắc nghiệm Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) có đáp án

Trắc nghiệm Đất nước (Nguyễn Đình Thi) có đáp án

Trắc nghiệm Luật thơ (Tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Thực hành một số phép tu từ ngữ âm có đáp án

1 3,635 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: