TOP 40 câu Trắc nghiệm Đò lèn (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Đò lèn có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 2,027 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài: Đò lèn

A. Vài nét về Nguyễn Duy

Câu 1: Nội dung sau về tác giả Nguyễn Duy đúng hay sai?

“Năm 1976, Nguyễn Duy sống và công tác tại Hà Nội, là biên tập viên báo Văn nghệ giải phóng, rồi làm Trưởng đại diện của bán Văn nghệ ở phía Nam”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: - Năm 1976, Nguyễn Duy vào sống và công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, là biên tập viên báo Văn nghệ giải phóng, rồi làm Trưởng đại diện của bán Văn nghệ ở phía Nam.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Duy?

A. Có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc.

B. Trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm

C. Giàu chất sử thi, chất anh hùng và chất chính luận.

D. Hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị quanh ta và ở đó ta thấy được sự lắng kết những giá trị vĩnh hằng.

Đáp án: C

Câu 3: Tác phẩm nào dưới đây không phải thơ của Nguyễn Duy?

A. Cát trắng

B. Ánh trăng

C. Đãi cát tìm vàng

D. Mẹ và em

E. Hoa trên đá

Đáp án: E

Giải thích: Tập thơ Hoa trên đá là của tác giả Chế Lan Viên.

Câu 4: Tiểu thuyết nào dưới đây là của tác giả Nguyễn Duy?

A. Khoảng cách

B. Số đỏ

C. Trúng số độc đắc

D. Lấy nhau vì tình

Đáp án: A

Giải thích: Tiểu thuyết Khoảng cách (1986) – Nguyễn Duy

Câu 5: Phong cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn Duy:

A. Thơ có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo

B. Thơ có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc

C. Thơ giàu chất trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: B

Giải thích: Thơ của Nguyễn Duy có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc.

Câu 6: Nội dung sau về tác giả Nguyễn Duy đúng hay sai?

“Nguyễn Duy đã góp phần làm mới thể thơ lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: - Nguyễn Duy đã góp phần làm mới thể thơ lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại.

Câu 7: Nguyễn Duy từng đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ với chùm thơ nào sau đây?

A. Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam.

B. Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Ánh trăng.

C. Bầu trời vuông, Tre Việt Nam, Đãi cát tìm vàng.

D. Cát trắng, Ánh trăng, Mẹ và em.

Đáp án: A

Câu 8: Nguyễn Duy tên khai sinh là:

A. Nguyễn Duy Tấn

B. Nguyễn Duy Nhuệ

C. Nguyễn Duy Quan

D. Nguyễn Duy Khánh

Đáp án: B

Giải thích: Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ.

Câu 9: Quê hương của Nguyễn Duy ở:

A. Thanh Hóa

B. Nghệ An

C. Hà Tĩnh

D. Quảng Trị

Đáp án: A

Giải thích: Nguyễn Duy quê ở Thanh Hóa

Câu 10: Tuổi thơ của Nguyễn Duy gắn bó nhất với hình ảnh của ai?

A. Mẹ

B. Cha

C. Bà ngoại

D. Ông ngoại

Đáp án: C

Giải thích: Mẹ mất sớm, Nguyễn Duy ở với bà ngoại từ nhỏ. Trong tâm hồn nhà thơ, bà ngoại là hình ảnh gần gũi, thân thuộc nhất.

Câu 11: Nguyễn Duy nhập ngũ năm bao nhiêu?

A. 1964

B. 1965

C. 1966

D. 1967

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1966: Nguyễn Duy nhập ngũ

B. Tìm hiểu chung về bài thơ "Đò lèn"

Câu 1: Bài thơ Đò lèn gợi nhắc em nhớ đến tình cảm bà-cháu được thể hiện trong bài thơ nào của nhà thơ Bằng Việt?

A. Tiếng gà trưa

B. Ánh trăng

C. Bếp lửa

D. Mùa xuân nho nhỏ

Đáp án: C

Câu 2: Bài thơ có thể chia thành mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Câu 3: Thể thơ của bài thơ “Đò Lèn”:

A. Thơ 5 chữ

B. Thơ 6 chữ

C. Thơ 7 chữ

D. Thơ tự do

Đáp án: D

Câu 4: Giá trị nội dung của bài thơ “Đò Lèn”:

A. Gợi lên những kí ức đẹp đẽ về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần

B. Bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất

C. Sự ân hận của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm, sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Giá trị nội dung:

- Gợi lên những kí ức đẹp đẽ về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần

- Bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất

- Sự ân hận của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm, sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà.

Câu 5: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Đò lèn:

A. HÌnh ảnh giản dị và gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hóm hỉnh của dân gian

B. Vận dụng sáng tạo các thành ngữ và hình ảnh dân gian

C. Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi

D. Sự hòa quyện giữa tính dân gian và phong vị cổ điển

E. Thơ giàu chất suy tưởng

Giá trị nghệ thuật:

- Sự hòa quyện giữa tính dân gian và phong vị cổ điển

- Hình ảnh giản dị và gẫn gũi với cuộc sống đời thường, chất hóm hỉnh của dân gian.

Câu 6: Bài thơ “Đò lèn” được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1983

B. 1984

C. 1985

D. 1986

Đáp án: A

Giải thích: Đò lèn được sáng tác năm 1983.

Câu 7: Bài thơ “Đò lèn” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu

B. Khi nhà thơ đi công tác, ông nhớ về quê hương của mình, nhớ về những kỉ niệm buồn vui thời thơ ấu

C. Khi nhà thơ tham gia kháng chiến, nhớ về quê hương và người bà của mình

D. Khi nhà thơ sống và công tác ở thành phố Hồ Chí Minh, ông nhớ về quê hương và người bà của mình, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời ấu thơ.

Đáp án: A

Giải thích: Hoàn cảnh sáng tác: Trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.

Câu 8: Nội dung chính của đoạn thơ sau:

“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi

khi tôi biết thương bà thì đã muộn

bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”

A. Người cháu nhớ lại hình ảnh lam lũ, tảo tần của bà

B. Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung chính: Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu.

Câu 9: Nội dung chính của các đoạn thơ dưới đây:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

níu váy bà đi chợ Bình Lâm

thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”

A. Người cháu nhớ lại hình ảnh tảo tần, lam lũ của bà

B. Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung chính: Người cháu nhớ lại hình ảnh bà tảo tần, lam lũ

C. Phân tích bài thơ Đò lèn

Câu 1: Nội dung chính của bài thơ Đò Lèn là:

A. Gợi nhắc con người ta về ý thức trân trọng cội nguồn, những giá trị bền vững, phải biết nhận lại nhiều điều cho dù là muộn.

B. Diễn tả sự ân hận, xót xa của người cháu đối với người bà đã khuất.

C. Hồi ức về tuổi thơ của Nguyễn Duy.

D. Nỗi cơ cực, tần tảo, vất vả của người bà trong những năm đói kém.

Đáp án: B

Câu 2: Câu thơ “dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi” mang hàm nghĩa:

A. Mang ý vị triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô cùng của thời gian và vũ trụ

B. Mang hàm nghĩa về cuộc đời bể dâu, về sự thay đổi của quê hương, xứ sở

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: B

Giải thích: Câu thơ “dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi ” mang hàm nghĩa về cuộc đời bể dâu, về sự thay đổi của quê hương xứ sở.

Câu 3: Câu thơ cuối của bài thơ Đò Lèn thể hiện điều gì?

A. Mang ý vị triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô cùng của thời gian và vũ trụ

B. Mang hàm nghĩa về cuộc đời bể dâu, về sự thay đổi của quê hương, xứ sở

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: A

Giải thích: Câu thơ cuối bài thơ “bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi ” man mác buồn, mang ý vị triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô cùng của thời gian, vũ trụ. Đồng thời thể hiện nỗi ân hận của người cháu vì năm xưa đã vô tâm, không thể chăm sóc bà.

Câu 4: Tên một bài thơ em đã được học kể vể hình ảnh người bà trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1?

A. Bếp lửa

B. Ánh trăng

C. Làng

D. Chiếc lược ngà

Đáp án: A

Giải thích:

- Bài thơ Bếp lửa – Bằng Việt

- Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước

Câu 5: Ý nào chính xác nhất về cách thể hiện tình cảm của Nguyễn Duy với bà?

A. Tác giả kể lại những kỉ niệm thiêng liêng về tình cảm bà – cháu

B. Tác giả nhắc lại những ngày tháng bà và cháu cùng trải qua gian khổ.

C. Tác giả tự trách mình khi chưa đền đáp được công ơn nuôi dưỡng của bà. Đó là sự hối lỗi khi nhớ về một thời vô tâm, vụng dại đã qua.

D. Tác giả nhớ đến bà với những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm và tình thương vô hạn bà dành cho cháu.

Đáp án: C

Câu 6: Việc gợi nhớ những kỉ niệm tuổi thơ thể hiện tâm trạng, thái độ gì của tác giả Nguyễn Duy?

A. Thể hiện sự trân trọng thời thơ ấu, yêu quý quê hương nguồn cội, tiếc nhớ người bà kính yêu

B. Cái nhìn tự vấn, tự soi chiếu lại sự vô tâm của bản thân khi chưa biết quan tâm đến bà khi còn được ở bên bà

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Ý nghĩa:

- Thể hiện sự trân trọng thời thơ ấu, yêu quý quê hương nguồn cội, tiếc nhớ người bà kính yêu

- Cái nhìn tự vấn, tự soi chiếu lại sự vô tâm của bản thân khi chưa biết quan tâm đến bà khi còn được ở bên bà

Câu 7: Những câu thơ nào dưới đây tái hiện xúc động hình ảnh người bà yêu quý của tác giả Nguyễn Duy?

A. “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

B. “bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đếm hàn”

C. “thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

Bà tôi đi bán trứng ở gà Lèn”

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Hình ảnh người bà âm thầm vượt qua mọi khó khăn, cơ cực, buôn bán ngược xuôi, chịu mọi hiểm nguy để nuôi dạy cháu mồ côi, nghịch ngợm giữa cảnh chiến tranh khốc liệt: bà mò cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, thập thững những đêm hàn, bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.

⇒ Đó là những nét vẽ rất thực, rất đậm trong hình tượng về người bà của nhà thơ; và cũng là hình ảnh người bà rất gần gũi với mỗi gia đình Việt.

Câu 8: Nội dung dưới đây về bài thơ “Đò Lèn” đúng hay sai?

“Hình ảnh người bà hiền lành, đôn hậu. Sống trong tình yêu thương ấp ủ của bà, đứa cháu mới thấu hiểu được tấm lòng, tâm hồn của bà”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: - Bà là một phần của tuổi thơ cháu. Bà hiền lành, tâm hồn bà đôn hậu. Sống trong tình yêu thương ấp ủ của bà, đứa cháu mới thấu hiểu được tấm lòng, tâm hồn của bà. Bà là hiện thân của đức hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam, của những “cái cò” lặn lội trong cuộc đời.

Câu 9: Những địa danh trong kí ức tuổi thơ của tác giả được nhắc tới trong 3 khổ thơ đầu của bài thơ?

A. Đền Cây Thị, cống Na, , Bình Lâm, Ba Trại, Đồng Giao, Quán Cháo, chùa Trần

B. Chợ Bình Lâm, đền Cây Thị, đền Sòng, chùa Trần.

C. Đồng Quan, đền Cây Thị , Đồng Giao, Đồng Quan, chùa Trần, Quán Thơ

D. Đồng Quan, Chợ Bình Lâm, Đồng Giao, đền Sòng, Cây Thi, Đồng Giao

Đáp án: A

Câu 10: Hai khổ thơ đầu bài thơ “Đò Lèn”, Nguyễn Duy đã tái hiện lại:

A. Những kỉ niệm tuổi thơ của chú bé nhà nghèo, vô tư, ham chơi, tinh nghịch.

B. Tái hiện xúc động hình ảnh người bà yêu quý

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: A

Giải thích: Hai khổ thơ đầu tác giả nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ của một chú bé nhà nghèo, vô tư, ham chơi, tinh nghịch.

Câu 11: Những trò chơi tuổi thơ nào được tác giả nhắc đến trong bài thơ “Đò Lèn”?

A. Bắt chim

B. Trộm nhãn

C. Câu cá

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Niềm vui thích của tác giả với những trò chơi tuổi thơ: bắt chim, trộm nhãn, câu cá.

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Thực hành một số phép tu từ cú pháp có đáp án

Trắc nghiệm Sóng có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Đàn ghi ta của Lor-ca có đáp án

Trắc nghiệm Bác ơi! có đáp án

1 2,027 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: