TOP 40 câu Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ khoa học (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Phong cách ngôn ngữ khoa học có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 3870 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Phong cách ngôn ngữ khoa học

Câu 1: Khái niệm nào sau đây được phát biểu bằng ngôn ngữ khoa học:

A. Đoạn thẳng có nghĩa là không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.

B. Bề mặt của một vật nào đó bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề được gọi là mặt phẳng.

C. Mặt phẳng là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.

D. Điểm là một vấn đề, một phương diện nào đó được đề cập.

Đáp án: C

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học?

A. Tính khái quát trừu tượng.

C. Tính lí trí, lô gíc

B. Tính truyền cảm thuyết phục.

D. Tính khách quan, phi cá thể.

Đáp án: B

Câu 3: “ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

A. Phong cách ngôn ngữ chính luận

B. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

C. Phong cách ngôn ngữ khoa học.

D. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Đáp án: B

Giải thích:

- Dựa vào phần khái niệm của ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học.

- Dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

⇒ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Bởi nó mang tính thông tin thời sự ( thông tin nóng hổi, chính xác về thời gian, nhân vật, sự kiện). Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.

Câu 4: Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ về tính khái quát, trừu tượng của phong cách ngôn ngữ khoa học?

A. Thể hiện ở nội dung khoa học và thuật ngữ khoa học.

B. Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành khoa học

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C

Giải thích:

Tính khái quát và trừu tượng của phong cách ngôn ngữ khoa học:

+ Thể hiện ở nội dung khoa học và thuộc ngữ khoa học.

+ Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành khoa học

Câu 5: Văn bản nào sau đây không thuộc nhóm văn bản chuyên sâu:

A. Luận án

B. Báo cáo khoa học

C. Giáo trình đại học

D. Luận văn tốt nghiệp

Đáp án: C

Câu 6: Cho đoạn văn sau
Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều hạch đá, mạnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xương (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn.

Ý nào sau đây không phù hợp khi nói về tính lí trí,logic được thể hiện qua đoạn văn trên

A. Câu đầu nêu luận điểm khái quát, các câu sau nêu luận cứ đều là các tư liệu thực tế.

B. Mỗi câu văn là một đơn vị cung cấp thông tin, thông tin chính xác, có nguồn gốc dựa trên những chứng cứ khoa học

C. Các câu văn chuẩn về ngữ pháp.

D. Các thông tin đưa ra được lựa chọn nhằm kích thích trí tò mò của người đọc.

Đáp án: D

Câu 7: Luận văn, luận án, chuyên án, chuyên luận, tiểu luận, báo cáo khoa học…thuộc văn bản khoa học nào?

A. Không thuộc văn bản khoa học nào.

B. Văn bản khoa học phổ cập.

C. Văn bản khoa học chuyên sâu.

D. Văn bản khoa học giáo khoa.

Đáp án: C

Giải thích: Luận văn, luận án, chuyên án, tiểu luận, báo cáo khoa học,... thuộc văn bản khoa học chuyên sâu.

Câu 8: Phong cách ngôn ngữ khoa học có những đặc trưng nào?

A. Tính khái quát, trừu tượng.

B. Tính lí trí, logic.

C. Tính khách quan, phi cá thể.

D. Cả 3 đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

- Phong cách ngôn ngữ khoa học có 3 đặc trưng sau:

+ Tính khái quát và trừu tượng: thể hiện ở nội dung khoa học và thuật ngữ khoa học.

+ Tính lí trí, logic: ở nội dung khoa học, ở cả phương diện ngôn ngữ, văn bản khoa học phải đảm bảo tính lí trí, logic.

+ Tính khách quan, phi cá thể.

Câu 9: “ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

A. Phong cách ngôn ngữ chính luận

B. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

C. Phong cách ngôn ngữ khoa học.

D. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Đáp án: B

Giải thích:

- Dựa vào phần khái niệm của ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học.

- Dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

⇒ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Bởi nó mang tính thông tin thời sự ( thông tin nóng hổi, chính xác về thời gian, nhân vật, sự kiện). Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.

Câu 10: Văn bản khoa học gồm mấy loại chính?

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Đáp án: B

Giải thích: Văn bản khoa học gồm 3 loại chính: các văn bản chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo dục, văn bản khoa học phổ cập.

Câu 11: Loại văn bản nào không thuộc vào văn bản khoa học?

A. Văn bản chuyên sâu.

B. Văn bản khoa học phổ cập.

C. Văn bản văn học.

D. Văn bản khoa học giáo khoa.

Đáp án: C

Giải thích: Văn bản khoa học gồm 3 loại chính: các văn bản chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo dục, văn bản khoa học phổ cập.

Câu 12: Văn bản khoa học phổ cập nhằm mục đích gì?

A. Nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc.

B. Giao tiếp với người làm nghiên cứu cho các ngành khoa học.

C. Đưa các kiến thức khoa học đến gần với học sinh, sinh viên.

D. Trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ cao đến thấp, phù hợp với học sinh từng cấp.

Đáp án: A

Giải thích: Mục đích của văn bản khoa học phổ cập là nhằm phổ biến rộng rãi các kiến thức cơ bản cho đông đảo bạn đọc.

Câu 13: Một bài báo cáo khoa học thuộc loại văn bản khoa học nào?

A. Văn bản khoa học chuyên sâu.

B. Văn bản khoa học giáo khoa.

C. Văn bản khoa học phổ cập.

D. Văn bản văn học.

Đáp án: A

Giải thích: Một bài báo cáo thuộc loại văn bản khoa học chuyên sâu. Thường mang tính khoa học chuyên ngành cao và sâu, dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học.

Câu 14: Điền từ vào […] trong đoạn văn dưới đây sao cho phù hợp nhất?

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản […](kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"

A. Nghệ thuật.

B. Khoa học.

C. Văn học.

D. Chính luận.

Đáp án: B

Giải thích:

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"

Câu 15: Cho đoạn văn sau
Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều hạch đá, mạnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xương (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn.

Ý nào sau đây không phù hợp khi nói về tính lí trí,logic được thể hiện qua đoạn văn trên

A. Câu đầu nêu luận điểm khái quát, các câu sau nêu luận cứ đều là các tư liệu thực tế.

B. Mỗi câu văn là một đơn vị cung cấp thông tin, thông tin chính xác, có nguồn gốc dựa trên những chứng cứ khoa học

C. Các câu văn chuẩn về ngữ pháp.

D. Các thông tin đưa ra được lựa chọn nhằm kích thích trí tò mò của người đọc.

Đáp án: D

Câu 16: Nghĩa nào sau đây của từ sóng được dùng trong phong cách ngôn ngữ khoa học?

A. Sự chuyển động của nước trên bề mặt (sóng biển)

B. Chuyển động của âm thanh, ánh sáng (sóng âm, bước sóng)

Đáp án: B

Câu 17: Nghĩa nào sau đây của từ nước được dùng trong phong cách ngôn ngữ khoa học?

A. Chất lỏng ở ao, hồ, sông, suối,... dùng làm thức uống cho người hoặc động vật hoặc để tưới cho cây cối.

Đáp án: B

Câu 18: Loại văn bản nào sau đây không thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học?

A. Truyện ngắn và bài phê bình văn học

B. Luận văn

C. Bài đánh giá khoa học

D. Bài giới thiệu cây thuốc

Đáp án: A

Câu 19: Đặc điểm nào có trong thuật ngữ khoa học?

A. Tính khái quát

B. Tính nhiêu nghĩa

C. Tính cá thể hoá

D. Tính hình tượng

Đáp án: A

Câu 20: Kiểu câu nào sau đây thường dùng trong phong cách ngôn ngữ khoa học?

Đáp án: A

Câu 21: Thuật ngữ khoa học là:

Đáp án: B

Câu 22: Phong cách khoa học khác phong cách nghệ thuật ở chỗ:

Đáp án: A

Câu 23: Văn bản nào sau đây không được xếp vào loại văn bản giáo khoa

Đáp án: A

Câu 24: Đặc trưng nào sau đây không thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học?

Đáp án: D

Câu 25: Những phương tiện từ ngữ nào không được dùng trong văn bản khoa học?

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003 có đáp án

Trắc nghiệm Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ có đáp án

Trắc nghiệm Tây tiến có đáp án

Trắc nghiệm Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học có đáp án

Trắc nghiệm Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 1: Tác giả có đáp án

1 3870 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: