TOP 40 câu Trắc nghiệm Bắt sấu rừng U Minh Hạ (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 1,687 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài: Bắt sấu rừng U Minh Hạ

A. Vài nét về nhà văn Sơn Nam

Câu 1: Sáng tác của Sơn Nam đậm đà màu sắc:

A. Bắc Bộ

B. Nam Bộ

C. Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: B

Giải thích: Các tác phẩm của ông mang đậm màu sắc Nam Bộ; cách dựng truyện li kì; nhân vật giàu sức sống, giàu ân tình và cũng rất đỗi trí dũng, gan góc, kiên cường.

Câu 2: Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Sơn Nam?

A. Chuyện xưa tích cũ

B. Hương rừng Cà Mau

C. Nói về Miền Nam

D. O chuột

Đáp án: D

Giải thích: Sơn Nam sáng tác trên nhiều thể loại khác nhau và để lại nhiều tác phẩm độc đáo, tiêu biểu như: “Chuyện xưa tích cũ”; Hương rừng Cà Mau”; “Nói về Miền Nam”; “Người Sài Gòn”; “Hồi ký Sơn Nam”,...

Câu 3: Năm 1945, Sơn Nam công tác ở?

A. Tây Nguyên

B. Cần Thơ

C. Sài Gòn

D. Kiên Giang

Đáp án: C

Câu 4: Nội dung sau về tác giả Sơn Nam đúng hay sai?

“Năm 1960 – 1961, Sơn Nam bị Việt Nam Cộng Hòa bắt giam”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1960 – 1961, Sơn Nam bị Việt Nam Cộng Hòa bắt giam.

Câu 5: Tác giả Sơn Nam được mệnh danh là:

A. Ông già Nam Bộ

B. Nhà Nam Bộ học

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích: Ông là nhà văn, nhà khảo cứu tài hoa về miền đất Nam cực nước ta. Ông được mệnh danh là: “ông già Nam Bộ”, “nhà Nam Bộ học”.

Câu 6: Địa danh nào dưới đây là quê của Sơn Nam?

A. Kiên Giang

B. Tây Nguyên

C. Cà Mau

D. Thành phố Hồ Chí Minh

Đáp án: A

Câu 7: Sơn Nam mất tại:

A. Kiên Giang

B. Tây Nguyên

C. Cần Thơ

D. Thành phố Hồ Chí Minh

Đáp án: D

Giải thích: Sơn Nam mất năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 8: Nội dung sau đúng hay sai?“Từ nhỏ, Sơn Nam theo học tại Cần Thơ”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Thuở nhỏ ông học tại quê nhà rồi học trung học tại Cần Thơ

Câu 9: Sơn Nam tham gia cách mạng năm bao nhiêu?

A. 1944

B. 1945

C. 1946

D. 1947

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1945 ông gia nhập Thanh niên Tiền Phong, hội Văn hóa Cứu Quốc, rồi Phòng Chính trị Quân khu và Phòng văn nghệ ban tuyên huấn xứ ủy Nam Bộ.

B. Phân tích Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Câu 1: Nhân vật ông Năm Hên gắn liền với:

A. Tiếng hát

B. Tiếng hò

C. Tiếng chửi

Đáp án: A

Câu 2: Tiếng hát trong tác phẩm Bắt sấu ở rừng U Minh mang ý nghĩa như thế nào?

A. Tiếng hát là tấm lòng ân tình, bày tỏ sự tiếc nuối, cảm thông trước những hi sinh, mất mát của người dân lao động.

B. Tiếng hát là sự hóa giải cho những linh hồn bất hạnh, những con người bỏ mạng vì “miếng cơm manh áo” nơi rừng xanh nước đỏ.

C. Tiếng hát là sự giao tiếp của Năm Hên với mọi người

D. Đáp án A và B

Đáp án: D

Giải thích:

- Tiếng hát là tấm lòng ân tình, bày tỏ sự tiếc nuối, cảm thông trước những hi sinh, mất mát của người dân lao động.

- Tiếng hát là sự hóa giải cho những linh hồn bất hạnh, những con người bỏ mạng vì “miếng cơm manh áo” nơi rừng xanh nước đỏ.

Câu 3: Đáp án nào không đúng về tính cách của ông Năm Hên?

A. Phóng khoáng, giản dị, mộc mạc

B. Khiêm tốn

C. Tình cảm, nghĩa hiệp

D. Quả quyết, sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng

Đáp án: D

Giải thích:

- Tính cách ông Năm Hên:

+ Phóng khoáng, giản dị, mộc mạc: một con xuồng, một hũ rượu, lọn nhang trầm

+ Khiêm tốn: “Tôi không tài giỏi gì cả, chẳng qua là biết chút mưu mẹo”

+ Tình cảm, nghĩa hiệp: “nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt vì tôi không mang thứ phú quới đó” bắt cá sấu để trả thù cho anh và giúp người dân, chứ không vì tiền bạc, phú quý.

+ Gan góc, tài giỏi: bắt một lúc hàng chục con cá sấu

Câu 4: Chi tiết nào thể hiện tài nghệ bắt Sấu của ông Năm Hên?

A. Bắt sấu lên bờ bằng cách đốt đám sậy ở ao

B. Dồn sấu vào con đường đã đào sẵn, khóa miệng sấu bằng khúc mốp.

C. Cắt gân đuôi cho sấu không tấn công được, dùng dây cóc kèn trói thúc hai chân sau, để hai chân trước để sấu bơi theo xuồng về

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

- Tài nghệ ông Năm Hên:

+ Cách bắt thông minh, bản lĩnh: ép sấu lên bờ bằng kế đốt đám sậy ở ao, dồn sấu vào con đường đã đào sẵn, khóa miệng sấu bằng khúc mốp, cắt gân đuôi cho sấu không tấn công được, dùng dây cóc kèn trói thúc hai chân sau, để hai chân trước để sấu bơi theo xuồng về

+ Được người dân ghi nhận công lao và nể phục: “ Diệu kế! Diệu kế, Thực là bậc thánh xứ này rồi”.

Câu 5: Đáp án nào không đúng về vẻ đẹp phẩm chất của con người U Minh Hạ?

A. Con người có sức sống mãnh liệt

B. Tinh thần phản kháng mãnh liệt

C. Con người giàu tình cảm, ân tình, ân nghĩa

D. Trí dũng, gan góc, can trường

Đáp án: B

Giải thích:

Con người U Minh Hạ: Là những con người tài hoa và mang những phẩm chất tốt đẹp.

- Con người có sức sống mãnh liệt

- Con người giàu tình cảm, ân tình, ân nghĩa

- Trí dung, gan góc, can trường

Câu 6: Ông Năm Hên vì muốn trả thù cho anh trai mà theo nghề bắt cá sấu. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Anh mà theo nghề bắt cá sấu, những người dân biết ơn, cảm kích Năm Hên, nhớ đến những người quá cố.

Câu 7: Chi tiết “Tôi không tài giỏi gì cả, chẳng qua là biết chút mưu mẹo” thể hiện vẻ đẹp gì của ông Năm Hên?

A. Giản dị, mộc mạc

B. Khiêm tốn

C. Tài giỏi

D. Tình cảm, nghĩa hiệp

Đáp án: B

Giải thích: Thể hiện sự khiêm tốn của ông Năm Hên

Câu 8: Thiên nhiên U Minh Hạ mang vẻ đẹp:

A. Bao la, kì thú, hoang sơ

B. Hung bạo

C. Trữ tình

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích: Thiên nhiên U Minh Hạ : Bao la, kì thú nhưng cũng hoang sơ, bí ẩn và nhiều bất trắc, nguy hiểm.

Câu 9: Chi tiết nào thể hiện vẻ đẹp bao la, kì thú nhưng cũng hoang sơ, bí ẩn và nhiều bất trắc, nguy hiểm của U Minh Hạ?

A. Kênh rạch chằng chịt, sông nước mênh mông và đỏ ngòm, rừng tràm trải rộng, ...

B. Có nhiều thú dữ như heo rừng, cọp, cá sấu, ....

C. Cá sấu vô cùng nhiều và nguy hiểm : “Cá sấu lội từng đàn” và “nhiều như trái mù u chín rụng”

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Thiên nhiên U Minh Hạ : Bao la, kì thú nhưng cũng hoang sơ, bí ẩn và nhiều bất trắc, nguy hiểm

- Kênh rạch chằng chịt, sông nước mênh mông và đỏ ngòm, rừng tràm trải rộng, ...

- Có nhiều thú dữ như heo rừng, cọp, cá sấu, ....

- Cá sấu vô cùng nhiều và nguy hiểm : “Cá sấu lội từng đàn” và “nhiều như trái mù u chín rụng”

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Những đứa con trong gia đình có đáp án

Trắc nghiệm Chiếc thuyền ngoài xa có đáp án

Trắc nghiệm Thực hành về hàm ý có đáp án

Trắc nghiệm Mùa lá rụng trong vườn có đáp án

Trắc nghiệm Một người Hà Nội có đáp án

1 1,687 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: