TOP 40 câu Trắc nghiệm Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 2,720 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Câu 1: Những ý nào không cần giải thích trong bài văn?

Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương: "Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn."

A. Nhà văn Thạch Lam

B. Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực

C. Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác

D. Làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn

Đáp án: A

Câu 2: Đối tượng chính mà đề bài đề cập đến là?

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết "Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh" (Tuyển tập Hoài Thanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1982).

A. Nhà thơ Tố Hữu

B. Thơ của Tố Hữu

C. Nhà phê bình Hoài Thanh

Đáp án: B

Câu 3: Xác định nội dung chính của đề bài trên?

Nhận xét về truyện ngắn Vợ nhặt nhà giáo Trần Đồng Minh cho rằng: “Tác giả dùng vợ nhặt để làm cái đòn bẩy nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng trong đó loé lên những tia sáng ấm lòng”. Qua việc phân tích tác phẩm Vợ nhặt, Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

A. Tình yêu thương nhân ái của con người trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

B. Tình yêu nam nữ vượt qua khó khăn về vật chất.

C. Tình cảnh éo le của những người tận cùng của xã hội.

Đáp án: A

Câu 4: Bài viết cần làm rõ được nhận định gì?

Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: "Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước" (Dẫn theo Trần Văn Giàu tuyển tập, NXB Giáo dục, 2007).

A. Văn học yêu nước là chủ lưu trong sự đa dạng, phong phú của văn học Việt Nam.

B. Văn học Việt Nam rất đa dạng và phong phú.

C. Văn học yêu nước là lĩnh vực chủ đạo trong nền văn học Việt Nam

Đáp án: A

Câu 5: Đối tượng nào sau đây không phải là nghị luận về một ý kiến bàn về văn học?

A. Văn học sử

B. Lí luận văn học

C. Tác phẩm văn học

D. Hiện tượng mạng xã hội

Đáp án: D

Câu 6: Nội dung chính khi nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là gì?

A. Thường tập trung vào việc giải thích, nếu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

B. Bàn về một hiện tượng, một vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống, xã hội, cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng – mặt sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

C. Giới thiệu, giải thích một tư tưởng, đạo lí, cần phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận, nếu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.

Đáp án: A

Câu 7: Ở phần thân bài của một bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, những nội dung nào là phù hợp?

A. Giải thích, làm rõ vấn đề: Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài; làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận

B. Bàn bạc, khẳng định vấn đề.

C. Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 8: Trong phần thân bàì: Bàn bạc, khẳng định vấn đề có thể lập luận như thế nào?

A. Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai, mức độ đúng sai như thế nào?

B. Lí giải tại sao nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để khẳng định được như vậy?

C. Điều đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Bàn bạc, khẳng định vấn đề có thể lập luận theo cách sau:

- Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai, mức độ đúng sai như thế nào?

- Lí giải tại sao nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để khẳng định được như vậy?

- Điều đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?

Câu 9: Đề bài sau thuộc dạng bài nghị luận nào?

Có ý kiến cho rằng : “Bài thơ Thương vợ cho ta thấy cái tình của nhà thơ Tế Xương”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

A. Nghị luận về văn học sử

B. Nghị luận về lí luận văn học

C. Nghị luận về vấn đề trong tác phẩm văn học

D. Nghị luận về tư tưởng, đạo lí

Đáp án: C

Giải thích: Đề bài trên thuộc dạng bài nghị luận về vấn đề trong tác phẩm văn học.

Câu 10: Nghị luận về lí luận văn học là:

A. Là các ý kiến bàn bạc, nhận định, khái quát chung về văn học Việt Nam, về các giai đoạn văn học, về các tác giả văn học,...

B. Là các ý kiến đánh giá, nhận xét về một khía cạnh nào đó của tác phẩm như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật.

C. Là các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của văn học, các thể loại tiêu biểu như truyện, thơ, kịch,.. các vấn đề thuộc phạm vi lí luận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật,…

D. Là các ý kiến bàn bạc về một vấn đề tư tưởng, đạo lí nào đó trong đời sống.

Đáp án: C

Giải thích: Nghị luận về lí luận văn học thường là các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của văn học, các thể loại tiêu biểu như truyện, kịch, thơ,…các vấn đề thuộc pahjm vi lí luận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật…

Câu 11: Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học là:

A. Là các ý kiến bàn bạc về một vấn đề tư tưởng, đạo lí nào đó trong đời sống.

B. Là các ý kiến bàn bạc, nhận định, khái quát chung về văn học Việt Nam, về các giai đoạn văn học, về các tác giả văn học,…

C. Là các ý kiến đánh giá, nhận xét về một khía cạnh nào đó của tác phẩm như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật.

D. Là các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của văn học, các thể loại tiêu biểu như truyện, thơ, kịch,.. các vấn đề thuộc phạm vi lí luận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật,…

Đáp án: C

Giải thích: Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học thường là các ý kiến đánh giá, nhận xét về một khía cạnh nào đó của tác phẩm như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật,…

Câu 12: “Để lập ý, học sinh cần hiểu kĩ, hiểu sâu về tác phẩm, biết cách huy động kiến thức để làm sáng tỏ vấn đề. Cụ thể như: nêu xuất xứ của vấn đề (Xuất hiện ở phần nào của tác phẩm? Ai nói? Nói trong hoàn cảnh nào? …) phân tích những biểu hiện cụ thể của vấn đề (Được biểu hiện như thế nào? Những dẫn chứng cụ thể để chứng minh,…). Từ đó đánh giá ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm văn học”

Phương pháp trên là cách lập ý của:

A. Nghị luận về văn học sử

B. Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học

C. Nghị luận về lí luận văn học

D. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Đáp án: B

Giải thích: Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

Câu 13: Nghị luận về văn học sử là:

A. Là các ý kiến bàn bạc, nhận định, khái quát chung về văn học Việt Nam, về các giai đoạn văn học, về các tác giả văn học...

B. Là các ý kiến bàn về những đặc trưng cơ bản của văn học, các thể loại tiêu biểu như truyện, thơ, kịch,.. các vấn đề thuộc phạm vi lí luận văn học như tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật,..

C. Là các ý kiến đánh giá, nhận xét về một khía cạnh nào đó của tác phẩm như những giá trị nội dung, những đặc sắc nghệ thuật, những quy luật, khám phá, chiêm nghiệm về đời sống toát lên từ tác phẩm, những nhận xét về các nhân vật.

D. Là các ý kiến bàn bạc về một vấn đề tư tưởng, đạo lí nào đó trong đời sống.

Đáp án: A

Giải thích: Nghị luận về văn học sử thường là các ý kiến bàn bạc, nhận định, khái quát chung về văn học Việt Nam, về các giai đoạn văn học, về các tác giả văn học.

Câu 14: “Để lập ý, học sinh cần hiểu kĩ, hiểu sâu về tác phẩm, biết cách huy động kiến thức để làm sáng tỏ vấn đề. Cụ thể như: nêu xuất xứ của vấn đề (Xuất hiện ở phần nào của tác phẩm? Ai nói? Nói trong hoàn cảnh nào? …) phân tích những biểu hiện cụ thể của vấn đề (Được biểu hiện như thế nào? Những dẫn chứng cụ thể để chứng minh,…). Từ đó đánh giá ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm văn học”

Phương pháp trên là cách lập ý của:

A. Nghị luận về văn học sử

B. Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học

C. Nghị luận về lí luận văn học

D. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Đáp án: B

Giải thích:

Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

Câu 15: Tích vào những bước cần triển khai ở phần mở bài :

A. Dẫn dắt vấn đề

B. Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến

C. Giải thích, làm rõ vấn đề

D. Giới hạn phạm vi tư liệu

E. Bàn bạc, khẳng định vấn đề

Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến

- Giới hạn phạm vi tư liệu

Câu 16: Trong phần thân bàì: Bàn bạc, khẳng định vấn đề có thể lập luận như thế nào?

A. Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai, mức độ đúng sai như thế nào?

B. Lí giải tại sao nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để khẳng định được như vậy?

C. Điều đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Bàn bạc, khẳng định vấn đề có thể lập luận theo cách sau:

- Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai, mức độ đúng sai như thế nào?

- Lí giải tại sao nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để khẳng định được như vậy?

- Điều đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?

Câu 17: Đề bài sau thuộc dạng bài nghị luận nào?

Có ý kiến cho rằng : “Bài thơ Thương vợ cho ta thấy cái tình của nhà thơ Tế Xương”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

A. Nghị luận về văn học sử

B. Nghị luận về lí luận văn học

C. Nghị luận về vấn đề trong tác phẩm văn học

D. Nghị luận về tư tưởng, đạo lí

Đáp án: C

Giải thích: Đề bài trên thuộc dạng bài nghị luận về vấn đề trong tác phẩm văn học.

Câu 18: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:

A. Mở bài

B. Thân bài

C. Kết bài

1. Giải thích, làm rõ vấn đề. Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học

2. Khẳng định tính chất đúng đắn của vấn đề. Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề đó

3. Dẫn dắt vấn đề

Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề

Thân bài:

- Giải thích, làm rõ vấn đề

- Bàn bạc, khẳng định vấn đề

- Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học

Kết bài:

- Khẳng định tính chất đúng đắn của vấn đề

- Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề đó

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 1: Tác giả có đáp án

Trắc nghiệm Luật thơ có đáp án

Trắc nghiệm Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 2: Tác phẩm có đáp án

Trắc nghiệm Phát biểu theo chủ đề có đáp án

Trắc nghiệm Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) có đáp án

1 2,720 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: