TOP 40 câu Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ hành chính (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Phong cách ngôn ngữ hành chính có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 2,071 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính

Câu 1: Văn bản sau thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ hành chính có đáp án – Ngữ văn 12 (ảnh 2)

A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận

C. Phong cách ngôn ngữ khoa học

D. Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án: D

Giải thích: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính

Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ của bản dưới đây:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bãn nước và lũ cướp nước

(Tinh thần yêu nước của dân tộc ta – Hồ Chí Minh)

A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận

C. Phong cách ngôn ngữ khoa học

D. Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án: B

Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Gửi con gái của ba!

Hôm nay là tròn một tháng mà ba làm nhiệm vụ chống dịch Covid-19. Chỉ còn vài ngày nữa là con gái yêu quý của ba chào đời, ba mong mỏi từng ngày để được nhìn mặt con gái yêu của ba. Con gái ba thông cảm cho ba, cho ba gửi lời xin lỗi tới hai mẹ con. Con gái ba chuẩn bị chào đời mà ba không về được, không thể cùng gia đình nhỏ chào đón con được.

Con gái yêu quý của ba. Ba là người lính biên phòng, mang trên vai nhiệm vụ bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Trong mùa dịch này, ba còn phải làm nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 nữa, ba không về được để cùng gia đình nhỏ chào đón con gái yêu. Ở nơi biên cương của Tổ quốc, ba ước trong những ngày tới, ngày mà con gái của ba sẽ chào đời để cùng gia đình nhỏ xây dựng hạnh phúc, niềm vui. Mong con gái yêu chào đời luôn mạnh khỏe, mau ăn chóng lớn, mong cho hai mẹ con luôn khỏe mỗi ngày.

Con gái yêu à.! Ba luôn yêu thương và nhớ về hai mẹ con. Hết dịch nài ba về với hai mẹ con sau nhé!

Ba yêu con!

(Thư một người lính gửi con khi đang làm nhiệm vụ chống dịch ở biên giới)

A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận

C. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

D. Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án: C

Câu 4: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lý hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng), nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích bề mặt của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.

(Nguồn: Wikipedea)

A. Phong cách ngôn ngữ khoa học

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận

C. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

D. Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án: A

Câu 5: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

“Dịch đang gia tăng ca nhiễm ở Đà Nẵng, đã xuất hiện ở một số địa điểm, nhất là Hà Nội. Ca ở Hà Nội vừa báo cáo sáng nay cùng đi một đoàn vào Đà Nẵng với 32 người. Đấy là chưa nói 32 người này còn đi nhiều nơi, rồi cả khu vực họ cư trú nữa”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.

Cùng vấn đề trên, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các cấp ngành địa phương cần bình tĩnh tập trung ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài vào, xử lý triệt để bên trong cho đến khi trở lại trạng thái “bình thường mới”. Phó Thủ tướng cảnh báo, nếu chúng ta không làm quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực có thể sẽ vỡ trận giống như nhiều nước.

(Theo Dân trí)

A. Phong cách ngôn ngữ khoa học

B. Phong cách ngôn ngữ báo chí

C. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

D. Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án: B

Câu 6: Phần đầu của một văn bản hành chính không thể thiếu nội dung nào:

A. Quốc hiệu và tiêu ngữ

B. Nội dung chính của văn bản

C. Chức vụ, chữ kí và họ tên của người kí văn bản

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Câu 7: Văn bản hành chính là văn bản được viết ra chủ yếu để thực thi, do vậy cần phải rất minh xác. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 8: Chọn đáp án sai:

A. Mỗi từ trong văn bản hành chính chỉ có một nghĩa

B. Mỗi câu trong văn bản hành chính chỉ có một ý

C. Văn bản hành chính có thể dùng các phép tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý

D. Ngôn từ trong văn bản hành chính mang tính pháp lí

Đáp án: C

Giải thích: Mỗi từ trong văn bản hành chính chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Văn bản hành chính không dùng các phép tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý. Ngôn từ trong văn bản hành chính là chứng tích pháp lí, không thể tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa.

Câu 9: Tính công vụ trong văn bản hành chính biểu hiện ở:

A. Hạn chế các từ ngữ biểu cảm ở mức tối đa

B. Người kí văn bản không bằng tư cách cá nhân mà với cương vị và trách nhiệm của người đại diện cho cả cơ quan và tổ chức

C. Không sử dụng khẩu ngữ, phương ngữ địa phương

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

* Tính công vụ:

- Hạn chế các từ ngữ biểu cảm ở mức tối đa

- Người kí văn bản không bằng tư cách cá nhân mà với cương vị và trách nhiệm của người đại diện cho cả cơ quan và tổ chức

- Không sử dụng khẩu ngữ, phương ngữ địa phương

Câu 10: Văn bản sau thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

Bao cô thôn nữ hát trên đồi;

- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…”

(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận

C. Phong cách ngôn ngữ khoa học

D. Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án: A

Câu 11: Loại văn bản nào dưới đây không thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính?

A. Các nghị định

B. Giấy chứng nhận

C. Đơn từ

D. Luận văn

Đáp án: D

Câu 12: Về cách trình bày, các văn bản hành chính đều được soạn theo một kiểu kết cấu thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 13: Ngôn ngữ hành chính dùng giao tiếp trong phạm vi:

A. Giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,…(gọi chung là cơ quan), hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lí

B. Giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học

C. Giao tiếp trong phạm vi các cơ quan có thẩm quyền với nhau

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích: Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, …(gọi chung là cơ quan), hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lí.

Câu 14: Đặc trưng nào dưới đây không phải đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính?

A. Tính khuôn mẫu

B. Tính thuyết phục

C. Tính minh xác

D. Tính công vụ

Đáp án: B

Giải thích: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 3 đặc trưng: tính khuôn mẫu, tính minh xác và tính công vụ.

Câu 15: Một số đặc điểm tiêu biểu về ngôn ngữ của các loại văn bản hành chính là:

A. Cách trình bày: các văn bản đều được soạn thảo theo một kết cấu thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định

B. Về từ ngữ: có một lớp từ ngữ cần được dùng với tầng suất cao

C. Về kiểu câu: Có những văn bản tùy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 16: Ngôn ngữ hành chính là gì?

A. Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế (gọi chung là cơ quan), hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lý.

B. Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp của lĩnh vực khoa học.

C. Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức.

Đáp án: A

Câu 17: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản hành chính?

A. Nghị định của Chính phủ. Gần với nghị định là có các văn bản khác của cơ quan nhà nước như pháp lệnh, nghị quyết, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định,..

B. Giấy chứng nhận, gần với giấy chứng nhận có văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh,...

C. Gần với đơn có bản khai báo, báo cáo, biên bản,..

D. Bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học dân gian

Đáp án: D

Câu 18: Một số đặc điểm tiêu biểu về ngôn ngữ của các loại văn bản hành chính là:

A. Cách trình bày: các văn bản đều được soạn thảo theo một kết cấu thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định

B. Về từ ngữ: có một lớp từ ngữ cần được dùng với tầng suất cao

C. Về kiểu câu: Có những văn bản tùy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 19: Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính

A. Tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ

B. Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể

C. Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cả thể

Đáp án: A

Câu 20: Tính khuôn mẫu của phong cách ngôn ngữ hành chính thể hiện như thế nào?

A. Kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm ba phần: phần đầu, phần chính và phần cuối

B. Kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm ba phần: phần mở, phần thân và phần kết

C. Kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm ba phần: phần đề, phần thực và phần kết luận

Đáp án: A

Câu 21: Những nội dung sau đây thuộc phần nào trong kết cấu của văn bản hành chính

- Quốc hiệu và tiêu ngữ

- Tên cơ quan ban hành văn bản, bên dưới là số hiệu văn bản

- Địa điểm, thời gian ban hành văn bản

A. Phần mở

B. Phần chính

C. Phần cuối

Đáp án: A

Câu 22: Văn bản hành chính có rất nhiều loại nên cách trình bày cũng có thể có những điểm khác biệt nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung các văn bản hành chính đều mang tính khuôn mẫu thống nhất. Biểu hiện rõ nhất của tính khuôn mẫu là nhiều loại văn bản có mẫu chung, được in sẵn; khi dùng, người ta chỉ cần điền nội dung cụ thể, ví dụ: giấy khai sinh, hợp đồng,...Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 23: Tính minh xác của phong cách ngôn ngữ hành chính được thể hiện như thế nào?

A. Văn bản hành chính viết ra chủ yếu để thực thi, do vậy cần phải thực sự minh xác. Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Văn bản hành chính không dùng các phép tu từ hoặc lối diễn đạt hàm ý.

B. Văn bản hành chính là chứng tích pháp lý nên không thể tùy tiện xóa bỏ thay đổi, sửa chữa. Đòi hỏi sự chính xác tưgf dấu chấm, phẩy,..đối với một số văn bản cần phải đúng từng chữ ký, cả về thời gian có hiệu lực. Nội dung phải soạn theo những căn cứ pháp lý rõ ràng, nghiêm túc.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 24: Mô tả sau đây đúng với đặc trưng nào của phong cách ngôn ngữ hành chính: Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng để dùng trong giao tiếp công vụ. Tính công vụ là tính chất công việc của cả tập thể hay cộng đồng. Tính công vụ không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn cả ở ngôn ngữ. Trong văn bản hành chính những từ biểu đạt tình cảm, cảm xúc cảu cán nhân hạn chế ở mức tối đa.

A. Tính khuôn mẫu

B. Tính minh xác

C. Tính công vụ

D. Tính cá thể

Đáp án: C

Câu 25: Văn bản nào dưới đây là văn bản hành chính?

A. Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam

B. Tuyên ngôn độc lập

C. Hồn Trương Ba, da hàng thịt

D. Vợ chồng A Phủ

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Văn bản tổng kết có đáp án

Trắc nghiệm Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn có đáp án

Trắc nghiệm Giá trị văn học và tiếp nhận văn học có đáp án

Trắc nghiệm Tổng kết phần Tiếng Việt: lịch sử, đặc điểm loại hình và phong cách ngôn ngữ có đáp án

1 2,071 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: