TOP 40 câu Trắc nghiệm Phát biểu theo chủ đề (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Phát biểu theo chủ đề có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 619 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Phát biểu theo chủ đề

Câu 1: Phần giới thiệu nào phù hợp với đề tài sau?

Cho đề tài sau: Có nhiều ý kiến cho rằng: “Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên hiện nay". Ý kiến của anh/chị thế nào? Hãy phát biểu quan niệm của mình.

A. Lập thân như thế nào là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của thanh niên. Mỗi người có một định hướng và lựa chọn riêng của mình. Ai cũng muốn mình thành đạt, trước hết vào được một trường đại học. Vì vậy, có ý kiến đã cho rằng vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên hiện nay. Tuy nhiên điều đó chưa hẳn đã đúng.

B. Khởi nghiệp là khái niệm không còn mấy xa lạ với giới trẻ hiện nay. Vậy khởi nghiệp thế nào cho hiệu quả và đạt được thành công như mong muốn? Ngay sau đây sẽ là phần chia sẻ của Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch tập đoàn VinGroup.

C. Đại học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. Đây là một khẳng định khá chính xác trong thời buổi hiện nay.

Đáp án: A

Câu 2: Ví dụ thực tế nào phù hợp với đề tài sau?

Cho đề tài sau: Có nhiều ý kiến cho rằng: “Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên hiện nay". Ý kiến của anh/chị thế nào? Hãy phát biểu quan niệm của mình.

A. Steve Jobs người sáng lập tập đoàn Apple

B. Bill Gates người sáng lập tập đoàn Microsoft

C. Giáo sư Ngô Bảo Châu

D. Michael Dell, nhà sáng lập và CEO của tập đoàn Dell, Inc

Đáp án: C

Câu 3: Những ý nào sau đây phù hợp với nội dung bài phát biểu về ý kiến: "Những lợi ích của rừng đối với đời sống con người"

A. Cảnh quan hùng vĩ, nguồn đề tài văn học bất tận.

B. Là lá phổi xanh của toàn nhân loại

C. Cung cấp tất cả những gì con người cần thiết như thức ăn, gỗ, thuốc,...

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 4: Giả sử, chọn nội dung "Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông" thì lời phát biểu có những ý chính nào?

A. Thực trạng đi ẩu hiện nay của thanh niên và học sinh khi tham gia giao thông. (1)

B. Tình trạng đi ẩu của sinh viên, học sinh khi đi bộ, đi xe đạp, đi xe máy. (2)

C. Trách nhiệm của cá nhân và nhà trường trong việc kiểm soát tình trạng đi ẩu. (3)

D. Hậu quả của việc đi ẩu. (4)

E. Tất cả các ý trên

Đáp án: E

Câu 5: Tại cuộc thảo luận với chủ đề “Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay", ý kiến nào sau đây không phù hợp với chủ đề thảo luận?

A. Muốn có hạnh phúc thì phải kiếm được nhiều tiền, vì có tiền là có tất cả.

B. Hạnh phúc là được làm theo ý thích của mình, là được tự do tuyệt đối, không phụ thuộc vào ai, vào bất cứ cái gì.

C. Ai biết tạo ra sự hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc tập thể, người đó mới có được hạnh phúc thực sự.

D. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Đáp án: D

Câu 6: Nếu chọn nội dung: Ai biết tạo ra sự hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc tập thể, người đó mới có được hạnh phúc thực sự thì nội dung nào sau đây là phù hợp để đưa vào bài phát biểu?

A. Hạnh phúc là sự cho đi mà không mong được nhận lại.

B. Tiền có sức mạnh vô cùng lớn, chi phối hoàn toàn cuộc sống của mỗi người.

C. Việc học là sự nghiệp cả đời của mỗi người.

D. Lòng vị tha đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống.

Đáp án: A

Câu 7: Phần giới thiệu nào sau đây phù hợp với nội dung: Ai biết tạo ra sự hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc tập thể, người đó mới có được hạnh phúc thực sự.

A. Hạnh phúc có nhiều cách hiểu khác nhau của mỗi người. Nhưng có một quan điểm tôi tin là ai cũng đồng ý, rằng ai biết tạo ra sự hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc tập thể, người đó mới có được hạnh phúc thực sự.

B. Hạnh phúc được quyết định bằng nhiều yếu tố khác nhau. Trong cuộc sống hiện đại, hạnh phúc được định nghĩa bằng tài sản có trong tay mỗi người.

C. Hạnh phúc là một điều vi diệu không thể định nghĩa được. Hạnh phúc không chỉ tốt về mặt cảm xúc mà còn tốt về mặt sinh lý theo nghiên cứu của khoa học.

Đáp án: A

Câu 8: Thế nào là phát biểu theo chủ đề?

A. Là trình bày bằng miệng có nội dung đã chuẩn bị, được báo trước hướng vào một đề tài (phạm vi) hoặc một chủ đề nào đó.

B. Là trình bày bằng văn bản những nội dung đã chuẩn bị, được báo trước hướng vào một đề tài (phạm vi) hoặc một chủ đề nào đó.

C. Là trình bày bằng các công cụ trình chiếu những nội dung đã chuẩn bị, được báo trước hướng vào một đề tài (phạm vi) hoặc một chủ đề nào đó.

Đáp án: A

Câu 9: Trước khi phát biểu, cần chuẩn bị những gì?

A. Xác định nội dung cần phát biểu

B. Dự kiến đề cương phát biểu

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 10: Sắp xếp các bước sau đây thành các bước phát biểu ý kiến hoàn chỉnh

1. Nói lời kết thúc và cảm ơn

2. Giới thiệu khái quát nội dung sẽ phát biểu

3. Trình bày nội dung theo đề cương dự kiến

A. 2-3-1

B. 1-2-3

C. 1-3-2

D. 2-1-3

Đáp án: A

Câu 11: Những lưu ý nào khi phát biểu ý kiến theo chủ đề có hiệu quả?

A. Có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; điều chỉnh giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc.

B. Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung và tình hình thảo luận.

C. Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp nhanh thành đề cương phát biểu.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 12: Với chủ đề "sinh viên, học sinh cần làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông" thì nội dung nào sau đây không phù hợp để phát biểu ý kiến?

A. Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông.

B. Khắc phục tình trạng điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

C. Khắc phục tình trạng thiếu hiểu biết khi tham gia giao thông.

D. Khắc phục tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán kinh doanh.

Đáp án: D

Câu 13: Nếu không đồng ý với ý kiến của người khác trong buổi thảo luận, trong bài phát biểu của mình, người viết sẽ sử dụng thao tác lập luận nào là chính?

A. Bác bỏ

B. Chứng minh

C. Phân tích

D. Giải thích

Đáp án: A

Câu 14: Nhất thiết không nên phát biểu khi nào?

A. Khi không đủ tự tin để phát biểu trước động người.

B. Khi không hiểu biết gì về đề tài sẽ phát biểu.

C. Khi không có thời gian chuẩn bị thật kĩ lưỡng cho bài phát biểu.

D. Khi không nhận được sự đồng tình của một số người về nội dung phát biểu.

Đáp án: B

Câu 15: Khi phát biểu theo chủ đề, không cần phải làm gì?

A. Xác định nội dung phát biểu một cách cụ thể, phù hợp với biểu biết và sở trường của bản thân.

B. Có phản xạ nhanh, linh hoạt trước các tình huống giao tiếp.

C. Có đề cương phát biểu, không viết thành văn.

D. Phát biểu bằng cách trình bày miệng, không đọc bài viết sẵn.

Đáp án: B

Câu 16: Dù phát biểu theo chủ đề hay phát biểu tự do, người phát biểu cũng cần phải chú ý đến những yếu tố nào?

A. Động cơ, mục đích của việc phát biểu

B. Đối tượng phát biểu

C. Nội dung phát biểu và cách phát biểu

D. Tất cả các yếu tố trên

Đáp án: D

Câu 17: Để phát biểu ý kiến theo chủ để hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì?

A. Lựa chọn nội dung phát biểu.

B. Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp, dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp thành đề cương phát biểu, có thái độ cử chỉ đúng mực.

C. Có thái độ cử chỉ đúng mực, phù hợp.

D. Dự kiến nội dung phát biểu.

Đáp án: B

Câu 18: Mục đích cơ bản của việc phát biểu theo chủ đề là gì?

A. Trình bày được những ưu điểm của vấn đề cần thảo luận, đang gây nhiều tranh cãi.

B. Phát biểu ý kiến của mình về vấn đề cần thảo luận trước tập thể.

C. Trình bày được nội dung của vấn đề cần thảo luận.

D. Luyện tập khả năng diễn thuyết và trình bày trước tập thể.

Đáp án: B

Câu 19: Dòng nào sau đây không nêu đúng về đặc điểm của nội dung phát biểu trong quá trình phát biểu theo chủ đề?

A. Đúng trọng tâm.

B. Nhiều thông tin.

C. Không trùng lặp với người khác.

D. Sử dụng nhiều dẫn chứng thuyết phục.

Đáp án: D

Câu 20: Đáp án nào sau đây không phải là nét khác biệt giữa một bài phát biểu ý kiến và một bài viết thông thường?

A. Trước khi phát biểu phải có lời mở đầu.

B. Trong quá trình phát biểu phải nói từ cái cụ thể đến cái trừu tượng.

C. Trong quá trình phát biểu phải chú ý điều chỉnh giọng nói cho có sức thuyết phục.

D. Kết thúc phát biểu phải có lời cảm ơn.

Đáp án: B

Câu 21: Ý nào không cần thiết khi phát biểu về vấn đề: "Vào Đại học là con đường lập thân duy nhất của thanh niên hiện nay?”

A. Nêu quan điểm trái ngược với ý kiến trên.

B. Liên hệ thực tế.

C. Nêu một vài dẫn chứng để chứng minh.

D. Nêu quan điểm tương đồng với ý kiến trên.

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) có đáp án

Trắc nghiệm Đất nước (Nguyễn Đình Thi) có đáp án

Trắc nghiệm Luật thơ (Tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Thực hành một số phép tu từ ngữ âm có đáp án

Trắc nghiệm Dọn về làng có đáp án

1 619 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: