TOP 40 câu Trắc nghiệm Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 1: Tác giả (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 1: Tác giả có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 6,539 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 1: Tác giả

Bài giảng Ngữ văn 12 Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 1: Tác giả

Câu 1: Ý nào không đúng khi nói vè quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh

A. Người xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng

B. Người chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn học

C. Người coi văn học là một hình thức giải trí, hướng tới sự lãng mạn, bay bổng

D. Nhà văn cũng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Đáp án: C

Câu 2: Thể loại nào không có trong di sản văn học của Hồ Chí Minh :

A. Văn chính luận

B. Thơ

C. Tiểu thuyết chương hồi

D. Kí

Đáp án: C

Câu 3: Khi sáng tác báo chí và văn chương, Hồ Chí Minh luôn đặt ra những câu hỏi nào?

A. Viết cho ai?

B. Viết để làm gì?

C. Cách viết thế nào?

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Câu 4: Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

A. Kí và các tiểu phẩm.

B. Các truyện ngắn.

C. Thơ ca.

D. Văn chính luận.

Đáp án: C

Câu 5: Tác phẩm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc thể loại nào?

A. Truyện

B. Văn chính luận

C. Kí

D. Thơ

Đáp án: B

Giải thích: Tác phẩm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc thể loại văn chính luận.

Câu 6: Tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ra đời năm nào?

A. 1945

B. 1930

C. 1946

D. 1932

Đáp án: C

Câu 7: Dòng nào dưới đây không phù hợp với phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Ngôn ngữ trau chuốt, bỏng bẩy.

B. Kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc.

C. Giàu tính luận chiến.

D. Giọng điệu uyển chuyển.

Đáp án: A

Giải thích: Phong cách nghệ thuật của văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

Câu 8: Đáp án nào dưới đây phù hợp với phong cách nghệ thuật của chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Thống nhất

B. Đa dạng

C. Cả A và B đều đúng.

D. Không có đáp án đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

- Phong cách nghệ thuật:

+ Tính thống nhất: Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác. Về cách viết ngắn gọn.

+ Tính đa dạng: Về các thể loại từ văn chính luận, kí, truyện ngắn, thơ.

Câu 9: Tại sao nói phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đa dạng?

A. Đa dạng mục đích sáng tác.

B. Đa dạng trong quan điểm sáng tác.

C. Đa dạng các thể loại.

D. Đa dạng nguyên tắc sáng tác.

Đáp án: C

Giải thích: Tính đa dạng được thể hiện rõ ràng trong các thể loại từ văn chính luận, kí, truyện ngắn, thơ.

Câu 10: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước năm nào?

A. 1930

B. 1923

C. 1911

D. 1912

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Câu 11: Tác phẩm nào là tác phẩm văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. “Vi hành”

B. “Pari”

C. “Con người biết mùi hun khói”

D. “Bản án chế độ thực dân Pháp”

Đáp án: D

Giải thích: Tác phẩm " Bản án chế độ thực dân Pháp" là tác phẩm thuộc văn bản chính luận.

Câu 12: Đáp án nào dưới đây không phải là quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Luôn chú trọng đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

B. Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc

C. Quan điểm nghệ thuật “vị nghệ thuật"

D. Coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp Cách Mạng.

Đáp án: C

Giải thích:

- Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

+ Người xem văn nghệ là vũ khí, nghệ sĩ là chiến sĩ vì văn chương phải phục vụ cách mạng, phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại cái ác, cái bất công ngang trái.

+ Người quan niệm văn chương phải có nội dung chân thật, phản ánh hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, nêu gương tốt, phê phán cái xấu. Văn chương phải có tính dân tộc, phát huy cốt cách dân tộc. Người cũng quan niệm văn chương cần có hình thức giản dị, trong sáng, ngôn từ chọn lọc, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ .

+ Hồ Chí Minh coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ và thưởng thức của văn chương. Người nêu kinh nghiệm trước khi cầm bút viết, nhà văn cần trả lời được các câu hỏi: viết cho ai? ( xác định đối tượng), viết để làm gì? (xác định mục đích) rồi mới xác định viết cái gì? (xác định nội dung) và cách viết thế nào? (xác định hình thức nghệ thuật).

Câu 13: Tuyên ngôn độc lập thuộc thể loại văn học nào?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Văn chính luận

D. Văn nhật dụng

Đáp án: C

Câu 14: Dựa vào nội dung bản Tuyên ngôn độc lập có thể chia thành mấy phần

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Đáp án: B

Câu 15: Thông tin nào sau đây nói chính xác về hoàn cảnh sáng tác bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh

A. Ngày 19-8-1945, khi chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, Hồ Chí Minh viết “Tuyên ngôn Độc lập”.

B. “Tuyên ngôn Độc lập” được Hồ Chí Minh viết ngày 2-9-1945.

C. Ngày 26-8-1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn cứ số 18 phố Hàng Ngang Người soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.

D. 23/8/1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị, Hồ Chí Minh soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.

Đáp án: C

Câu 16: Câu văn nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập?

A. Toàn dân Việt Nam trên dưới một lòng chống lại âm mưu xâm lược của bọn thực dân.

B. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

C. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.

D. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành nước tự do và độc lập.

Đáp án: D

Câu 17: Tuyên bố: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" là nhằm để:

A. Khẳng định nhân quyền.

B. Khẳng định quyền của một nhóm người trong cộng đồng.

C. Khẳng định quyền tự chủ của mỗi dân tộc.

D. Khẳng định nhân quyền và dân quyền.

Đáp án: C

Câu 18: Phong cách nghệ thuật chính luận của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập được thể hiện qua các yếu tố

A. Dẫn chứng xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính

B. Giọng điệu nghị luận rất đanh thép, cứng rắn và giàu tính luận chiến.

C. Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 19: Bản Tuyên ngôn Độc lập được viết cho ai?

A. Đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.

B. Bọn đế quốc, thực dân đã và đang âm mưu xâm lược nước ta.

C. Các nước đồng minh đang ủng hộ ta.

D. a và b đúng.

Đáp án: D

Câu 20: Thông tin nào sau đây về hoàn cảnh sáng tác bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh là đúng?

A. Ngày 19-8-1945, khi chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, Hồ Chí Minh viết “Tuyên ngôn Độc lập”.

B. Ngày 26-8-1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn cứ số 18 phố Hàng Ngang Người soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.

C. “Tuyên ngôn Độc lập” được Hồ Chí Minh viết ngày 2-9-1945.

D. Cả ba thông tin đều không chính xác.

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có đáp án

Trắc nghiệm Dàn ý chung bài văn nghị luận xã hội có đáp án

Trắc nghiệm Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm có đáp án

Trắc nghiệm Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc có đáp án

1 6,539 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: