TOP 40 câu Trắc nghiệm Dàn ý chung bài văn nghị luận xã hội (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Dàn ý chung bài văn nghị luận xã hội có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 598 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Dàn ý chung bài văn nghị luận xã hội

Câu 1: Xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập đến thuộc thao tác lập luận nào?

A. Giải thích

B. Phân tích

C. Chứng minh

D. Bình luận

Đáp án: A

Giải thích: Thuộc thao tác giải thích: Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập đến.

Câu 2: Ý kiến sau đúng hay sai?“Khi kết bài, cần giải thích vấn đề một lần nữa, sau đó nêu thông điệp chung tới mọi người”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Ý kiến sai

Kết bài:

+ Khẳng định chung về tư tưởng đạo lí đã bàn luận ở thân bài

+ Thông điệp chung tới mọi người

Câu 3: Phân tích và chứng minh các khía cạnh của vấn đề là:

A. Nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ; dùng các luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề

B. Đề xuất giải pháp

C. Rút ra bài học kinh nghiệm

D. Thông điệp chung gửi tới mọi người

Đáp án: A

Giải thích: Phân tích và chứng minh các khía cạnh của vấn đề: nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ; dùng các luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ bản chất vấn đề.

Câu 4: Đáp án nào không đúng về thao tác bình luận, đánh giá?

A. Nêu ý nghĩa vấn đề, mức độ đúng – sai, ưu – nhược của vấn đề

B. Xác định nội dung, ý nghĩa vấn đề mà câu nói đề cập

C. Rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…

D. Đề xuất giải pháp

Đáp án: B

Giải thích:

Bình luân, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…) vấn đề:

- Nêu ý nghĩa vấn đề, mức độ đúng – sai, ưu – nhược của vấn đề

- Rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…

- Đề xuất giải pháp

Câu 5: Đáp án nào không đúng về phần mở bài của bài văn nghị luận xã hội?

A. Dẫn dắt về đề

B. Nêu vấn đề

C. Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có)

D. Giải thích vấn đề

Đáp án: D

Giải thích: Thao tác giải thích vấn đề thuộc phần thân bài

Câu 6: Đáp án nào không đúng về thao tác lập luận giải thích?

A. Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nêu nội dung vấn đề

B. Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề

C. Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xã định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập đến

D. Giải thích dẫn chứng

Đáp án: D

Giải thích:

Giải thích vấn đề:

- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nêu nội dung vấn đề

- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề

- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xã định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập đến

Câu 7: Lập dàn ý là gì?

A. Triển khai các ý trước khi viết.

B. Chọn ra các ý cần viết.

C. Lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản.

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án: C

Câu 8: Việc lập dàn ý bài văn nghị luận giúp cho người viết bao quát được điều gì?

A. Nội dung chủ yếu

B. Những luận điểm, luận cứ cần triển khai

C. Phạm vi và mức độ nghị luận

D. Cả A, B và C đều đúng

Đáp án: D

Câu 9: Ngoài ra, việc lập dàn ý bài văn nghị luận còn giúp cho người viết như thế nào?

A. Tránh tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý

B. Tránh được việc bỏ sót hoặc triển khai ý không cân xứng

C. Phân phối thời gian làm bài hợp lí

D. Cả A, B và C đều đúng

Đáp án: D

Câu 10: Khi tìm ý cho bài văn nghị luận, ta cần làm gì?

A. Xác định luận đề

B. Xác định các luận điểm

C. Tìm luận cứ cho các luận điểm

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 11: Trong phần thân bài, người viết không cần chú ý điều gì?

A. Giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp.

B. Sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lí.

C. Sắp xếp các luận cứ cho từng luận điểm ra sao?

D. Cần triển khai luận điểm và luận cứ nào nhiều nhất.

Đáp án: A

Câu 12: Trong phần kết bài, người viết cần chú ý điều gì?

A. Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở?

B. Khẳng định những nội dung nào?

C. Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ?

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 13: Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 14: Cho một đề bài sau đây: Trong lớp anh (chị) có mội sô bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ ”Cái khó bó cái khôn ” để tự biện hộ, theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?

Với đề bài này, phần thân bài nên làm rõ những ý chính gì?

A. Giải thích câu tục ngữ:" Cái khó bó cái khôn"

B. Khẳng định lại tính đúng sai của vấn đề

C. Đưa ra kết luận, nêu ra những ví dụ điển hình chứng minh cho câu tục ngữ

D. Đưa ra bài học cho bản thân và mọi người

E. Tất cả các ý trên

Đáp án: E

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm có đáp án

Trắc nghiệm Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc có đáp án

Trắc nghiệm Mấy ý nghĩ về thơ có đáp án

Trắc nghiệm Đô-xtôi-ép-xki có đáp án

1 598 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: