TOP 40 câu Trắc nghiệm Tổng kết phần Tiếng Việt: lịch sử, đặc điểm loại hình và phong cách ngôn ngữ (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Tổng kết phần Tiếng Việt: lịch sử, đặc điểm loại hình và phong cách ngôn ngữ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 855 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: lịch sử, đặc điểm loại hình và phong cách ngôn ngữ

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nào sau đây có tính hình tượng?

A. Phong cách báo chí.

B. Phong cách chính luận.

C. Phong cách nghệ thuật.

D. Phong cách sinh hoạt.

Đáp án: C

Câu 2: Văn bản chính luận thường:

A. Không sử dụng các biện pháp tu từ.

B. Chỉ sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng.

C. Chỉ sử dụng các biện pháp tu từ ngữ pháp.

D. Có thể sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức thuyết phục.

Đáp án: D

Câu 3: Trật tự từ phù hợp với tiếng Việt thường là:

A. Tính từ đứng trước danh từ.

B. Tính từ đứng sau danh từ.

C. Tính từ có thể đứng trước hoặc sau danh từ.

D. Tính từ không đi với danh từ.

Đáp án: A

Câu 4: Phỏng vấn là:

A. Giao tiếp bằng phương thức hỏi giữa người nói và người nghe.

B. Giao tiếp bằng phương thức đáp giữa người nói và người nghe.

C. Giao tiếp bằng phương thức hỏi - đáp giữa người nói và người nghe.

D. Giao tiếp bằng phương thức thuyết trình giữa người nói và người nghe.

Đáp án: C

Câu 5: Đặc điểm nào đúng với tiếng Việt?

A. Hình thức ngữ âm của từ không biến đổi khi ý nghĩa từ vựng của từ thay đổi.

B. Hình thức ngữ âm của từ không biến đổi khi ý nghĩa ngữ pháp của từ thay đổi.

C. Hình thức ngữ âm của từ không biến đổi khi trật tự từ trong câu thay đổi.

D. Tất cả các trường hợp trên.

Đáp án: D

Câu 6: Tiếng Việt có quan hệ họ hàng với nhóm ngôn ngữ nào sau đây?

A. Tày - Thái

B. Hán - Tạng

C. Mã Lai - Đa Đảo

D. Môn – Khmer

Đáp án: D

Câu 7: Sự kiện quan trọng nhất đối với lịch sử phát triển tiếng Việt thời kì đầu độc lập tự chủ là gì?

A. Sáng tạo thơ văn bằng chữ Hán.

B. Xuất hiện bản dịch Chinh phụ ngâm.

C. Sáng tạo ra chữ Nôm.

D. Truyện Kiều ra đời.

Đáp án: C

Câu 8: Văn bản nào dưới đây là sản phẩm của ngôn ngữ chính luận?

A. Truyện ngắn

B. Xã luận

C. Trường ca

D. Phóng sự

Đáp án: B

Câu 9: Bản tin vắn là?

A. Kiểu văn bản nhằm đưa tin nhanh, ngắn ngọn nhưng đầy đủ về sự kiện mới xảy ra.

B. Kiểu văn bản nhằm đưa tin chi tiết, cụ thể về sự kiện mới xảy ra.

C. Kiểu văn bản nhằm giải thích nguyên nhân, đánh giá kết quả của sự kiện mới xảy ra.

D. Kiểu văn bản nhằm đưa tin một chi tiết hấp dẫn nhất trong sự kiện mới xảy ra.

Đáp án: B

Câu 10: Trong câu sau: "Hễ đứa nào láo, cứ đánh sặc tiết chúng nó ra, tội vạ ông chịu" (Nguyễn Công Hoan), các từ, cụm từ nào thể hiện đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

A. Đứa nào láo

B. Chúng nó

C. Đánh sặc tiết

D. Tội vạ

Đáp án: C

Câu 11: Câu văn sau mang đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nào? "Cuộc tọa đàm diễn ra trong bầu không khí thân mật, thắm tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Lào".

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

C. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

D. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Đáp án: C

Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học?

A. Tính hạn chế về biểu cảm.

B. Tính chính xác, trí tuệ.

C. Tính khuôn mẫu.

D. Tính sinh động, hấp dẫn.

Đáp án: B

Câu 13: Ý nào dưới đây phản ánh đúng nhất vị thế của tiếng Việt hiện nay?

A. Là tiếng nói của dân tộc Việt (còn gọi là dân tộc Kinh).

B. Là một ngôn ngữ thống nhất thể hiện trong tiến trình hướng tới một chuẩn mực ngôn ngữ chung.

C. Là tiếng nói của dân tộc Việt, có vai trò là công cụ giao tiếp chung cho mọi dân tộc cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Sử dụng trong các văn bản nghệ thuật được gọi là tiếng Việt văn hóa.

Đáp án: C

Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

A. Tính cảm xúc.

B. Tính sinh động, hấp dẫn.

C. Tính cá thể.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 15: Sau cách mạng tháng Tám 1945, ngôn ngữ và chữ viết nào được sử dụng để dạy và học trong nhà trường?

A. Tiếng Hán, chữ Hán.

B. Tiếng Pháp, chữ Pháp.

C. Tiếng Việt, chữ Quốc ngữ.

D. Tiếng Việt, chữ Nôm.

Đáp án: C

Câu 16: Nguồn gốc của tiếng Việt là gì?

A. Có nguồn gốc bản địa, nguồn gốc và tiến trình phát triển gắn liền với dân tộc Việt

B. Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á

C. Có quan hê với dòng Môn - Khmer và tiếng Mường

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Câu 17: Sắp xếp các thời kì lịch sử phát triển của tiếng Việt theo đúng trình từ thời gian từ quá khứ đến nay?

(1) - Tiếng Việt trong thời kì dựng nước

(2) - Tiếng Việt thời kì Pháp thuộc

(3) - Tiếng Việt dưới thời độc lập tự chủ

(4) - Tiếng Việt trong thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc

(5) - Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay

A. (1) – (2) – (3) – (4) – (5)

B. (1) – (4) – (2) – (3) – (5)

C. (1) – (3) – (2) – (4) – (5)

D. (1) – (4) – (3) – (2) – (5)

Đáp án: D

Câu 18: Tiếng Việt được chia theo bao nhiêu phong cách ngôn ngữ (trong chương trình THPT)?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án: C

Giải thích: (PCNN sinh hoạt, PCNN nghệ thuật, PCNN báo chí, PCNN chính luận, PCNN hành chính, PCNN khoa học)

Câu 19: Đâu không phải là thể loại tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ chính luận?

A. Nghị định, thông tư

B. Cương lĩnh

C. Tuyên ngôn

D. Các báo cáo trong các hội thảo

Đáp án: A

Câu 20: Đâu là thể loại tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ hành chính?

A. Thơ ca

B. Tiểu phẩm

C. SGK

D. Nghị định, thông tư

Đáp án: D

Câu 21: Đâu không phải là đặc trưng tiêu biểu cho phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

A. Tính cá thể hóa

B. Tính cảm xúc

C. Tính logic

D. Tính cụ thể

Đáp án: C

Câu 22: Đâu không phải là đặc trưng tiêu biểu cho phong cách ngôn ngữ báo chí?

A. Tính ngắn gọn

B. Tính thuyết phục, truyền cảm

C. Tính thông tin thời sự

D. Tính sinh động, hấp dẫn

Đáp án: B

Câu 23: Loại văn bản nào sau đây không thuộc văn bản hành chính?

A. Tường trình

B. Biên nhận

C. Hợp đồng

D. Luận văn

Đáp án: D

Câu 24: Đoạn trích dưới thuộc loại phong cách ngôn ngữ nào?

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...

Non xa khởi sự nhạt sương mờ...

Đã nghe rét mướt luồn trong gió...

Đã vắng người sang những chuyến đò...

A. Nghệ thuật

B. Sinh hoạt

C. Báo chí

D. Khoa học

Đáp án: A

Câu 25: Đoạn trích dưới thuộc loại phong cách ngôn ngữ nào?

20.7.68

Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thương ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phải phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng sức lực của mình để cống hiến cho cách mạng. Đôi mắt người thương binh hôm nào đau nhức tưởng như bò hôm nay cũng đã sáng lại một phần. Cánh tay anh bộ đội sưng phù đe dọa chảy máu bây giờ cũng đã lành lăn. Những cánh tay xương gãy rời cũng đã liền lại… Đó chính là nhờ sức lực của mình và những người y tá đêm ngày lăn lộn trong công tác bên giường bệnh.

A. Nghệ thuật

B. Sinh hoạt

C. Báo chí

D. Khoa học

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn có đáp án

Trắc nghiệm Giá trị văn học và tiếp nhận văn học có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần Văn học có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối năm có đáp án

1 855 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: