TOP 40 câu Trắc nghiệm Tự do (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Tự do có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 1,050 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài: Tự do

A. Tìm hiểu chung về bài thơ Tự do

Câu 1: Chủ đề của bài thơ Tự do là:

A. Hòa bình

B. Bình đẳng

C. Tự do

D. Tình yêu

Đáp án: C

Giải thích:

Thể thơ: Tự do

Chủ đề của bài thơ nằm ngay ở nhan đề: Tự do. Chủ đề này xuyên suốt bài thơ và xuất hiện liên tục trong cách viết tên tự do lên khắp nơi, khắp chốn (11 khổ đầu) và suốt đời gắn bó với tự do (khổ cuối).

Câu 2: Nội dung dưới đây đúng hay sai?

“Thể hiện tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc. Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để dành lấy tự do cho tất cả mọi người”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: - Tự do thể hiện tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc. Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để dành lấy tự do cho tất cả mọi người.

Câu 3: Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Tự do?

A. Kết hợp hài hòa hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ; sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mới mẻ về ngôn từ

B. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: trùng điệp, thủ pháp liệt kê hình ảnh, nhân hóa…qua các khổ thơ

C. Mạch cảm xúc hướng tuông trào, triền miên, mạnh mẽ. Hình thức thể hiện đặc biệt với tầng lớp hình ảnh lặp lại, chồng lên nhau, nối tiếp nhau.

D. Hình thức nhân hóa TỰ DO thành một nhân vật có linh hồn thực sự, giàu biểu cảm “em”, tạo cách nói gần gũi nhưng cũng thiêng liêng, xâu xa

Đáp án: A

Giải thích:

Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: trùng điệp, thủ pháp liệt kê hình ảnh, nhân hóa…qua các khổ thơ

- Mạch cảm xúc hướng tuông trào, triền miên, mạnh mẽ. Hình thức thể hiện đặc biệt với tầng lớp hình ảnh lặp lại, chồng lên nhau, nối tiếp nhau.

- Hình thức nhân hóa TỰ DO thành một nhân vật có linh hồn thực sự, giàu biểu cảm “em”, tạo cách nói gần gũi nhưng cũng thiêng liêng, xâu xa

Câu 4: Bài thơ Tự do được in trong tập thơ nào dưới đây?

A. Thơ ca và chân lí, 1942

B. Chân lí và tình yêu, 1942

C. Thơ ca và tình yêu, 1942

D. Tự do, 1942

Đáp án: A

Giải thích: In trong tập Thơ ca và chân lí , 1942 và được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp

Câu 5:

Trên những trang vở học sinh

Trên bàn học trên cây xanh

Trên hi vọng chẳng vấn vương

Tôi viết tên em

Nội dung chính của những câu thơ trên là:

A. Hình thái của tự do

B. Khát vọng cháy bỏng tự do

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: A

Giải thích:

“Trên những trang vở học sinh

Trên bàn học trên cây xanh

Trên hi vọng chẳng vấn vương

Tôi viết tên em”

Nội dung chính: Hình thái của tự do

Câu 6:

“Và bằng phép màu một tiếng

Tôi bắt đầu lại cuộc đời

Tôi sinh ra để biết em

Để gọi tên em

TỰ DO”

Nội dung chính của đoạn thơ trên là:

A. Hình thái của tự do

B. Khát vọng cháy bỏng tự do

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: B

Giải thích:

“Và bằng phép màu một tiếng

Tôi bắt đầu lại cuộc đời

Tôi sinh ra để biết em

Để gọi tên em

TỰ DO”

Nội dung chính: khát vọng cháy bỏng tự do

Câu 7: Thể thơ của bài thơ Tự do là:

A. Thơ bốn chữ

B. Thơ năm chữ

C. Thơ sáu chữ

D. Tự do

Đáp án: D

Câu 8: Tác giả của bài thơ Tự do là:

A. Pôn Ê – luy – a

B. Đô – xtôi – ép – xki

C. Xtê – phan Xvai – gơ

D. Đích – ken

Đáp án: A

Câu 9: Tác giả Pôn Ê – luy – a là nhà thơ nước nào?

A. Anh

B. Pháp

C. Ba Lan

D. Bỉ

Đáp án: B

Câu 10: Bài thơ Tự do được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1941, trong thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít Đức xâm chiếm

B. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1941, trong thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít Nhật xâm chiếm

C. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1942, trong thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít Đức xâm chiếm

D. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1942, trong thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít Nhật xâm chiếm

Đáp án: A

Giải thích: Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1941, trong thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít Đức xâm chiếm.

B. Phân tích bài thơ Tự do

Câu 1: Cách hiểu nào không đúng về nhân vật trữ tình trong bài thơ?

A. Đồng nhất với tác giả Ê-luy-a

B. Ứng với nhiều chủ thể khác nhau

C. Là bất cứ ai

D. Không là ai cả

Đáp án: D

Câu 2: Từ “trên” trong bài thơ có lúc được dùng như nghĩa của từ nào?

A. Buổi

B. Ban

C. Khi

D. Hôm

Đáp án: C

Câu 3: Việc xuất hiện khối lượng lớn các sự vật, hiện tượng trong bài thơ nói lên điều gì?

A. Niềm tha thiết đối với tự do

B. Sự phong phú, phức tạp của đời sống

C. Các mối quan hệ phức tạp của tác giả

D. Tình yêu cuộc sống của tác giả

Đáp án: A

Câu 4: Trong bài thơ, từ “viết” được lặp lại ở tất cả các khổ thơ, trừ khổ thơ cuối cùng. Cách hiểu nào đúng nhất về nghĩa của từ này?

A. Là hành động cụ thể của nhà thơ Ê-luy-a

B. Là những hành động tương ứng đối với mỗi chủ thể

C. Là hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật

D. Cả A và B

Đáp án: D

Câu 5: Hai từ “Tự do” kết thúc bài thơ đưa người đọc trở về với nhan đề tác phẩm. Cách kết cấu có tác dụng gì?

A. Khiến cho bài thơ như dài ra vô tận

B. Cho thấy tình yêu tự do tuôn chảy không ngừng

C. Nói rõ chủ đề của bài thơ

D. Cả A và B

Đáp án: D

Câu 6: Theo anh(chị) “tôi” ở đây chỉ ai?

A. Tác giả

B. Những độc giả của bài thơ

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích: Tôi có thể là tác giả, hoặc những độc giả của bài thơ, những con người có chung tình yêu tự do.

Câu 7: Ở khổ thơ cuối, tại sao tác giả lại viết hoa chữ tự do?

A. Thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về tự do

B. Bất tử hóa tình yêu tự do

C. Tình yêu tự do lên đến đỉnh điểm, mãnh liệt, cao trào nhất

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích: Tự do là danh từ chung nhưng lại được tác giả viết hoa. Qua đó thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành kính, thiêng liêng khi cảm nhận về tự do.

Câu 8: Gọi tên em ” thể hiện:

A. Dòng cảm xúc dạt dào, thiết tha, tình yêu dành cho tự do, tình yêu tự do hiện diện trong mọi không gian cụ thể.

B. Cảm xúc đã bật lên thành tiếng, đã thốt nên lời, tình yêu tự do đã đẩy lên đỉnh điểm

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: B

Giải thích: “Gọi tên em”: cảm xúc dạt dào đã bật thành tiếng, đã thốt nên lời, tình yêu tự do đã đẩy lên đến đỉnh điểm. Tự do là sức mạnh nhiệm màu tái sinh những cuộc đời. Tình yêu tự do cũng là kêu gọi hi sinh vì tự do.

Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

bài tình ca

bài anh hùng ca

bài thánh ca

Tự do là điều không có điểm dừng, bất diệt. Đặt vào hoàn cảnh nước Pháp bấy giờ đang mất tự do, nhiều vùng bị phát xít Đức chiếm đóng, bài thơ trở thành_______nêu cao tinh thần đấu tranh tự do.

A. bài ca

B. thánh ca

C. câu ca

D. Cả 3 đáp án đều sai

Đáp án: B

Giải thích: Tự do là điểu không có điểm dừng, bất diệt. Đặt vào hoàn cảnh nước Pháp bấy giờ đang mất tự do, nhiều vùng bị phát xít Đức chiếm đóng, bài thơ trở thành bài thánh ca, nêu cao tinh thần đấu tranh tự do.

Câu 10: Tác giả viết tên “em” lên những trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan. Đây là những sự vật:

A. Những sự vật cụ thể

B. Những sự vật trừu tượng

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: A

Giải thích: “Tôi viết tên em lên” : những trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan => những sự vật cụ thể.

Câu 11: Nội dung sau đúng hay sai?

“Tác giả viết tên “em” lên trên những sự vật trừu tượng: những thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: - “Tôi viết tên em lên”: viết trên những thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh…=> những sự vật trừu tượng

Câu 12: Nội dung sau đúng hay sai?

“Tình yêu tự do luôn thường trực, hiện diện trong mọi không gian cụ thể, trong giấc mơ, trí tưởng tượng, hồi ức và cả những gì không thể cảm nhận bằng trực giác thông thường”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: - Tự do hiện diện trong mọi không gian, thời gian cụ thể, trong giấc mơ, trí tưởng tưởng, hồi ức và cả những gì không thể cảm nhận bằng trực giác thông thường. Trường phái siêu thực không phân biệt rõ rệt ranh giới giữa không gian, thời gian. Dù ở đâu, theo nghĩa nào thì “tôi” đều biểu hiện tự do cháy bỏng, mãnh liệt… “EM” – TỰ DO đã chiếm trọn không gian của “tôi”, chiếm hết thời gian của “tôi” và suy nghĩ hành động của “tôi” luôn hướng về em.

Câu 13: Câu thơ “Tôi viết tên em” được lặp lại ở mỗi khổ thơ có tác dụng gì?

A. Thể hiện cảm xúc dạt dào, thiết tha và tình yêu mãnh liệt dành cho tự do

B. Tạo tính nhạc, điệp khúc ấn tượng cho bài thơ

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích: Câu “Tôi viết tên em” lặp lại ở cuối các khổ thơ cho thấy dòng cảm xúc dào dạt, thiết tha và tình yêu mãnh liệt dành cho tự do. Cách lặp ấy cũng tạo tính nhạc, điệp khúc ấn tượng cho bài thơ.

Câu 14:

Trên những trang vở học sinh

Trên bàn học trên cây xanh

Trên đất cát và trên tuyết

Tôi viết tên em

Những câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Điệp từ

B. So sánh

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

Đáp án: A

Giải thích: Cách điệp từ “trên … trên” theo kiểu xoáy tròn tại sự lan tỏa triền miên và rộng khắp cho tự do và tạo tính nhạc bay bổng cho bài thơ.

Câu 15: Dùng “em” để gọi cho “TỰ DO” là biện pháp nghệ thuật:

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Nhân hóa

Đáp án: D

Giải thích: Cách sử dụng đại từ “em” để gọi TỰ DO là cách nhà thơ nhân hóa khái niệm trừu tượng này. Cách gọi này giúp nhà thơ diễn tả mối quan hệ thân mật, gắn bó và tình yêu thiết tha dành cho tự do.

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận có đáp án

Trắc nghiệm Quá trình văn học và phong cách văn học có đáp án

Trắc nghiệm Người lái đò sông đà có đáp án

Trắc nghiệm Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Ai đã đặt tên cho dòng sông có đáp án

1 1,050 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: