TOP 40 câu Trắc nghiệm Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 2397 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm

Bài giảng Ngữ văn 12 Bài: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm

Câu 1: Tuyên bố: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" là nhằm để:

A. Khẳng định nhân quyền.

B. Khẳng định quyền của một nhóm người trong cộng đồng.

C. Khẳng định quyền tự chủ của mỗi dân tộc.

D. Khẳng định nhân quyền và dân quyền.

Đáp án: C

Câu 2: Phong cách nghệ thuật chính luận của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập được thể hiện qua các yếu tố

A. Dẫn chứng xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính

B. Giọng điệu nghị luận rất đanh thép, cứng rắn và giàu tính luận chiến.

C. Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 3: Tuyên ngôn độc lập thuộc thể loại văn học nào?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Văn chính luận

D. Văn nhật dụng

Đáp án: C

Câu 4: Dựa vào nội dung bản Tuyên ngôn độc lập có thể chia thành mấy phần

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Đáp án: B

Câu 5: Thông tin nào sau đây nói chính xác về hoàn cảnh sáng tác bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh

A. Ngày 19-8-1945, khi chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, Hồ Chí Minh viết “Tuyên ngôn Độc lập”.

B. “Tuyên ngôn Độc lập” được Hồ Chí Minh viết ngày 2-9-1945.

C. Ngày 26-8-1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn cứ số 18 phố Hàng Ngang Người soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.

D. 23/8/1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị, Hồ Chí Minh soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.

Đáp án: C

Câu 6: Câu văn nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập?

A. Toàn dân Việt Nam trên dưới một lòng chống lại âm mưu xâm lược của bọn thực dân.

B. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

C. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.

D. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành nước tự do và độc lập.

Đáp án: D

Câu 7: Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

A. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.

B. Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

C. Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.

D. Khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Đáp án: C

Giải thích: Nội dung lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là: Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.

Câu 8: Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?

A. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.

B. Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.

C. Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

D. Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.

Đáp án: B

Giải thích: Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.

Câu 9: Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...] :

"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

A. "nhân đạo và chính nghĩa".

B. "dân chủ và tiến bộ xã hội".

C. “luật pháp và công lí”

D. "lẽ phải và công lí".

Đáp án: A

Giải thích: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa"

Câu 10: Giá trị nội dung của Tuyên ngôn Độc lập là:

A. Đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

B. Là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C

Giải thích:

- “Tuyên ngôn độc lập” để lại giá trị to lớn cả về nội dung và nghệ thuật.

+ Là văn kiên lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta.

+ Đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

Câu 11: Dòng nào dưới đây không thể hiện đúng giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập?

A. Là một áng văn chính luận mẫu mực

B. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép

C. Ngôn ngữ hùng hồn, dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể

D. Sử dụng chất liệu văn học dân gian

Đáp án: D

Giải thích:

Giá trị nghệ thuật:

- Là một áng văn chính luận mẫu mực

- Lập luận chặt chẽ

- Lý lẽ đanh thép

- Ngôn ngữ hùng hồn

- Dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể

Câu 12: Đáp án nào không đúng về hoàn cảnh trong nước khi tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập ra đời?

A. 26/8/1945: Hồ Chí Minh về tới Hà Nội.

B. 28/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội.

C. 30/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội.

D. 2/9/1945: Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.

Đáp án: C

Giải thích:

Hoàn cảnh trong nước: Cả nước giành chính quyền thắng lợi:

- 26/8/1945: Hồ Chí Minh về tới Hà Nội

- 28/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội

- 2/9/1945: Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa

Câu 13: Đánh giá sau đây về Tuyên ngôn độc lập đúng hay sai? “Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn. Khẳng định và đề cao tinh thần xả thân cứu nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình".

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Nội dung đúng

- Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Khẳng định và đề cao tinh thần xả thân cứu nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình.

Câu 14: Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập là:

A. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)

B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Độc lập của Pháp (1791)

C. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ ( 1776)

D. Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp (1791)

Đáp án: A

Giải thích: Trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)

Câu 15: Đáp án nào không thể hiện ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp?

A. Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và người Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại

B. Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng

C. Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 dân tộc, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau.

D. Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước đế quốc khác.

Đáp án: D

Giải thích:

Ý nghĩa:

- Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và người Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại

- Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng

- Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 dân tộc, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau.

Câu 16: Trong Tuyên ngôn độc lập, tác giả đã tố cáo tội ác của:

A. Pháp

B. Mỹ

C. Nhật

D. Đáp án A và C

Đáp án: D

Giải thích: Tuyên ngôn độc lập tố cáo tội ác của Pháp và Nhật

Câu 17: Chi tiết: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu” tố cáo tội ác của Pháp ở lĩnh vực nào?

A. Kinh tế

B. Chính trị

C. Văn hóa

D. Xã hội

Đáp án: B

Giải thích: Về chính trị: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”.

Câu 18: Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ đế quốc nào?

A. Nhật

B. Pháp

C. Mĩ

D. Các nước Đồng Minh

Đáp án: A

Giải thích: Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.

Câu 19: Mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập là:

A. Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta

B. Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm

C. Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập là :

- Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do độc lập và quyền được hưởng tự do độc lập của nước ta

- Tuyên bố chấm dứt và xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tố cáo tội ác thực dân Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm

- Quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam

Câu 20: Chi tiết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” thể hiện điều gì

A. Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân, phong kiến, phát xít

B. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền từ tay Pháp, Nhật

C. Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm

D. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ.

Đáp án: A

Giải thích: Chi tiết “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” thể hiện dân tộc ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân, phong kiến, phát xít.

Câu 21: Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật nào sau đây?

A. Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

B. Nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

C. Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh.

D. Đáp án A và C

Đáp án: D

Giải thích:

Trong Tuyên ngôn độc lập , Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật:

- Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Câu 22: Đối tượng mà Tuyên ngôn độc lập hướng tới là:

A. Đồng bào cả nước

B. Nhân dân thế giới

C. Các nước đế quốc thực dân đang âm mưa xâm lược nước ta

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Đối tượng mà Tuyên ngôn độc lập hướng tới là: đồng bào cả nước và nhân dân thế giới. Đồng thời, Hồ Chí Minh muốn ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế.

Câu 23: Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản “Tuyên ngôn Độc lập” là

A. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ

B. Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam

C. Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập..

D. Khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do

Đáp án: C

Câu 24: Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh?

A. ‘Tuyên ngôn Độc lập” là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta

B. “Tuyên ngôn Độc lập” thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta

C. “Tuyên ngôn Độc lập” đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta

D. “Tuyên ngôn Độc lập” tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ

Đáp án: B

Câu 25: “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?

A. Văn nhật dụng

B. Văn chính luận

C. Kí

D. Truyện

Đáp án: B

Câu 26: Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:

"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

A. "nhân đạo và chính nghĩa"

B. "dân chủ và tiến bộ xã hội"

C. “luật pháp và công lí”

D. "lẽ phải và công lí"

Đáp án: A

Câu 27: Giá trị nội dung của “Tuyên ngôn Độc lập” là

A. Đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới

B. Là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 28: Dòng nào dưới đây không thể hiện đúng giá trị nghệ thuật của “Tuyên ngôn độc lập”?

A. Là một áng văn chính luận mẫu mực

B. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép

C. Ngôn ngữ hùng hồn, dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể

D. Sử dụng chất liệu văn học dân gian

Đáp án: D

Câu 29: Bản “Tuyên ngôn Độc lập” chia thành mấy phần?

A. Tác phẩm được chia thành bốn phần

B. Tác phẩm được chia thành năm phần

C. Tác phẩm được chia thành ba phần

D. Tác phẩm được chia thành hai phần

Đáp án: C

Câu 30: “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời trong hoàn cảnh thế giới như thế nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Nhật đầu hàng Đồng Minh

B. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh

C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt. Nhật Bản xâm chiếm các nước Đông Nam Á

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc

Đáp án: A

Câu 31: Đáp án nào không đúng về hoàn cảnh trong nước khi tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời?

A. 26/8/1945: Hồ Chí Minh về tới Hà Nội

B. 28/8/1945: Bác soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội

C. 30/8/1945: Bác soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập” tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội

D. 2/9/1945: Đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc có đáp án

Trắc nghiệm Mấy ý nghĩ về thơ có đáp án

Trắc nghiệm Đô-xtôi-ép-xki có đáp án

Trắc nghiệm Nghị luận về một hiện tượng đời sống có đáp án

1 2397 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: