TOP 40 câu Trắc nghiệm Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (có đáp án 2024) – Ngữ văn 12

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 bài Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 12.

1 994 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Bài: Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Câu 1: Nhân vật giao tiếp là những người:

A. Có mặt trong qua trình giao tiếp.

B. Được nói tới trong cuộc giao tiếp.

C. Tham gia vào xây dựng nội dung cuộc giao tiếp.

D. Là người nói trong cuộc giao tiếp.

Đáp án: C

Câu 2: Hoàn cảnh giao tiếp hẹp là:

A. Tình huống giao tiếp cụ thể: trong quán nước, giờ giải lao.

B. Thời đại mà cuộc giao tiếp diễn ra: thời phong kiến, thời kỳ chiến tranh,…

C. Không gian giao tiếp rộng: ở Mĩ, ở châu Âu, ở Việt Nam,…

D. Vấn đề được đề cập đến trong cuộc giao tiếp.

Đáp án: A

Câu 3: Ngôn ngữ chung là:

A. Hệ thống ngôn ngữ được một cộng đồng xã hội thống nhất sử dụng.

B. Hệ thống ngôn ngữ được mọi người dân trên đất nước sử dụng.

C. Hệ thống ngôn ngữ được phần lớn cư dân trong một cộng đồng thống nhất sử dụng.

D. Cả 3 ý trên.

Đáp án: A

Câu 4: Đề tài giao tiếp là:

A. Toàn bộ nội dung của cuộc giao tiếp.

B. Hiện thực được nói tới trong cuộc giao tiếp.

C. Vấn đề được thống nhất trong cuộc giao tiếp.

D. Các lượt lời của nhân vật giao tiếp.

Đáp án: B

Câu 5: Ngôn ngữ của cá nhân là:

A. Sự vận dụng ngôn ngữ chung vào lời nói cụ thể của từng cá nhân.

B. Sự sáng tạo những cách dùng từ, cách diễn đạt mới trên cơ sở ngôn ngữ chung.

C. Sự sáng tạo những cách dùng từ, cách diễn đạt mới trên cơ sở ngôn ngữ chung.

D. Tất cả các ý kiến trên.

Đáp án: D

Câu 6: Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ nội dung của khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

A. Là thông tin trao đổi giữa mọi người trong xã hội.

B. Là hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội bằng phương tiên ngôn ngữ.

C. Là hoạt động trao đổi thông tin bằng nhịp điệu âm thanh.

D. Là hoạt động trao đổi thông tin bằng hình khối.

Đáp án: B

Câu 7: Ý nào dưới đây trả lời đúng nhất câu hỏi: Ngữ cảnh là gì?

A. Là quan hệ giữa các vai trong giao tiếp.

B. Là hoàn cảnh giao tiếp.

C. Là môi trường, bối cảnh cụ thể để tạo lậpvà tiếp nhận một văn bản.

D. Là từ đứng trước hoặc sau từ đang nói tới.

Đáp án: C

Câu 8: Văn cảnh là gì?

A. Bối cảnh giao tiếp rộng.

B. Bối cảnh giữa các đơn vị ngôn ngữ.

C. Bối cảnh giao tiếp hẹp.

D. Hiện thực được nói tới.

Đáp án: B

Câu 9: Hình thức giao tiếp nào dưới đây được xem là hình thức giao tiếp quan trọng nhất?

A. Bằng hình khối.

B. Bằng âm thanh, chữ viết.

C. Bằng nhịp điệu.

D. Bằng hình ảnh.

Đáp án: B

Câu 10: Vai trò của ngữ cảnh là gì?

A. Là cơ sở tạo lập văn bản.

B. Là cơ sở tiếp nhận văn bản.

C. Xác định quan hệ các vai giao tiếp.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 11: Dòng nào dưới đây nói rõ nội dung chính của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

A. Có tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với tiếng nói và chữ viết của dân tộc.

B. Có ý thức và thói quen sử dụng đúng và hay tiếng Việt.

C. Tiếp nhận những yếu tố hay của tiếng nước ngoài nhưng không lạm dụng.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 12: Loại từ nào không biểu thị nghĩa tình thái trong câu?

A. Từ chỉ quan hệ

B. Từ tình thái

C. Từ hô đáp

D. Từ cảm thán

Đáp án: A

Câu 13: Tại sao mỗi người đều phải biết sử dụng ngôn ngữ chung?

A. Để giao tiếp với những thành viên khác trong cộng đồng.

B. Để thể hiện những nội dung mà mình muốn diễn đạt.

C. Để giao tiếp và hiểu những điều người khác muốn nói cũng như thể hiện những nội dung mình muốn diễn đạt.

D. Để hiểu những điều mà người khác muốn nói, viết.

Đáp án: C

Câu 14: Lạm dụng từ ngữ nước ngoài là:

A. Sử dụng từ ngữ nước ngoài khi tiếng Việt không có từ đồng nghĩa để thay thế.

B. Sử dụng từ ngữ nước ngoài khi tiếng Việt có từ tương đương về ý nghĩa và sắc thái biểu cảm để thay thế.

C. Sử dụng từ ngữ nước ngoài khi tiếng Việt không có từ tương đương về ý nghĩa nhưng không tương đồng về sắc thái biểu cảm.

D. Sử dụng từ ngữ nước ngoài khi trình bày các thuật ngữ khoa học.

Đáp án: C

Câu 15: Nghĩa tình thái là thành phần nghĩa biểu thị:

A. Thái độ, sự đánh giá của người nói với nội dung sự việc được nói tới trong câu và với người nghe.

B. Sự việc được nói tới trong câu.

C. Mục đích của hành động nói.

D. Mối quan hệ giữa người nói và người nghe.

Đáp án: A

Câu 16: Ngữ cảnh là gì?

A. Tất cả những gì liên quan đến hoàn cảnh rộng và hẹp của văn bản

B. Những từ ngữ đi trước hoặc đi sau một đơn vị ngôn ngữ

C. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp

D. Bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói.

Đáp án: A

Câu 17: Yếu tố nào sau đây không thuộc ngữ cảnh?

A. Nhân vật giao tiếp

B. Bối cảnh

C. Văn cảnh

D. Nghệ thuật biểu đạt

Đáp án: D

Câu 18: Quan hệ vị thế là gì?

A. Quan hệ xét theo công việc

B. Quan hệ xét theo giới tính

C. Quan hệ xét theo địa vị xã hội hay tuổi tác

D. Quan hệ xét theo mức độ thân mật hay xa cách.

Đáp án: C

Câu 19: Thành ngữ nào sau đây nói về một quy tắc trong giao tiếp?

A. Xưng khiêm hô tôn

B. Môn đăng hậu đối

C. Tiền hậu bất nhất

D. Xưng hùng xưng bá

Đáp án: A

Câu 20: Nhân vật giao tiếp là người:

A. Tham gia vào cuộc giao tiếp trong vai người nói và người nghe

B. Tham gia vào cuộc giao tiếp trong vai người nói

C. Tham gia vào cuộc giao tiếp trong vai người nghe

D. Tham gia vào cuộc giao tiếp trong vai người được nói đến trong cuộc giao tiếp.

Đáp án: A

Câu 21: Câu thơ trong Truyện Kiều thể hiện thái độ gì của Thuý Kiều với Thuý Vân?

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

A. Sự nhờ vả, gửi gắm, tin tưởng của kẻ dưới với người trên.

B. Sự khuyên bảo, nhắn nhủ để người nghe phải chấp nhận.

C. Sự mong muốn thiết tha được người nghe chấp nhận.

D. Sự bắt buộc, giao trách nhiệm của người chị cho đứa em

Đáp án: A

Câu 22: Luân phiên lượt lời là:

A. Sự đổi vai liên tục giữa người nói và người nghe

B. Sự chuyển đổi vai từ người nói sang người nghe

C. Sự chuyển đổi vai từ người nghe sang người nói

D. Sự thể hiện vai trò chính cùa người nói.

Đáp án: A

Câu 23: Trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, câu nói của Dế Mèn với Dế Choắt "Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta chịu sao được. Thôi, im cái điệu mưa dầm sùi sụt ấy đi." thể hiện thái độ gì của Dế Mèn?

A. Thân mật

B. Suồng sã

C. Lạnh nhạt

D. Cao ngạo

Đáp án: D

Câu 24: Những yếu tố chi phối nội dung và hình thức ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếp là:

A. Vị thế và mức độ thân thiết giữa ngưòi nói và người nghe

B. Tuổi tác và nghể nghiêp của các nhân vât giao tiếp

C. Giới tính và văn hoá của các nhân vật giao tiếp

D. Tất cả các yếu tố trên.

Đáp án: D

Câu 25: Vị thế xã hội là yếu tố:

A. Có thể thay đổi theo tình huống giao tiếp

B. Có thể thay đổi theo người đối thoại

C. Có thể thay đổi theo nội dung giao tiếp

D. Có thể thay đổi để tài giao tiếp

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn có đáp án

Trắc nghiệm Giá trị văn học và tiếp nhận văn học có đáp án

Trắc nghiệm Tổng kết phần Tiếng Việt: lịch sử, đặc điểm loại hình và phong cách ngôn ngữ có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần Văn học có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối năm có đáp án

1 994 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: