TOP 40 câu Trắc nghiệm Điện từ trường (có đáp án 2024) – Vật lí 12

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 21: Điện từ trường có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 21.

1 6265 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 21: Điện từ trường
Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 21: Điện từ trường

Câu 1: Chọn phát biểu đúng khi nói về từ trường xoáy?

A. Có các đường sức là đường cong không kín.

B. Có các đường sức là đường thẳng vuông góc với điện trường.

C. Nơi nào có điện trường biến thiên nơi đó xuất hiện từ trường xoáy.

D. Nơi nào có điện trường không thay đổi, nơi đó xuất hiện từ trường xoáy.

Đáp án: C

Giải thích:

Tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường xoáy. Đường sức của từ trường luôn khép kín.

Câu 2: Khi một điện trường biến thiên theo thời gian sẽ sinh ra

A. điện trường xoáy.

B. từ trường xoáy.

C. một dòng điện.

D. từ trường và điện trường biến thiên.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có, điện trường biến thiên sinh ra từ trường xoáy.

Câu 3: Tìm phát biểu sai về điện từ trường?

A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.

B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy ở các điểm lân cận.

C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cũng có các đường sức là những đường cong khép kín.

D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức của từ trường biến thiên.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D - đúng

C - sai vì: đường sức của điện trường đều (không đổi theo thời gian) là đường không khép kín.

Câu 4: Chọn câu sai.

A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy trong không gian xung quanh nó.

B. Điện trường xoáy là điện trường mà đường sức là những đường cong.

C. Từ trường xoáy là từ trường mà đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức của điện trường.

D. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D đúng.

- Từ trường xoáy có đường sức là những đường cong kín.

- Điện trường xoáy có đường sức cũng là những đường cong kín.

Do đó phát biểu sai là điện trường xoáy là điện trường mà đường sức là những đường cong.

Câu 5: Trong trường hợp nào sau đây xuất hiện điện từ trường?

A. Êlectron chuyển động trong dây dẫn thẳng.

B. Êlectron chuyển động trong ống dây điện.

C. Êlectron trong đèn hình vô tuyến đến và va chạm vào màn hình.

D. Êlectron chuyển động trong dây dẫn tròn.

Đáp án: C

Giải thích:

- Điều kiện để xuất hiện điện từ trường là khi
+ điện tích chuyển động xung quanh một dòng điện.
+ khi điện tích đứng yên và dòng điện biến thiên.
- Trong các trường hợp đưa ra thì trường hợp "êlectron trong đèn hình vô tuyến đến và va chạm vào màn hình" làm xuất hiện điện từ trường vì để êlectron va chạm vào màn hình thì lúc này vô tuyến phải có điện (khi đó êlectron mới tăng tốc trong ống phóng điện tử để có gia tốc va chạm vào màn hình).

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Có thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dịch.

B. Có thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dẫn.

C. Dòng điện dịch là do điện trường biến thiên sinh ra.

D. Dòng điện dẫn là dòng chuyển động có hướng của các điện tích.

Đáp án: A

Giải thích:

Không thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dịch, mà phải đo gián tiếp thông qua dòng điện dẫn.

Câu 7: Mối liên hệ giữa điện trường và từ trường thể hiện:

A. tần số của từ trường phụ thuộc vào tốc độ biến thiên của điện trường.

B. tần số của điện trường phụ thuộc vào tốc độ biến thiên của từ trường.

C. khi từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường biến thiên và ngược lại điện trường biến thiên làm xuất hiện từ trường biến thiên.

D. các vectơ B,E,v lập thành 1 tam diện thuận.

Đáp án: D

Giải thích:

- Sự biến thiên của điện trường sinh ra từ trường xoáy.
- Sự biến thiên của từ trường sinh ra điện trường xoáy.
Do vậy mối liên hệ giữa điện trường và từ trường thể hiện khi từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường biến thiên và ngược lại điện trường biến thiên làm xuất hiện từ trường biến thiên.

Câu 8: Hãy chọn câu đúng?

A. Tần số của sóng điện từ chỉ bằng nửa tần số dao động của điện tích.

B. Vận tốc của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều vận tốc ánh sáng trong chân không.

C. Điện từ trường do một tích điểm dao động sẽ lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.

D. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi một điện tích dao động sẽ tạo ra xung quanh nó một điện trường biến thiên tuần hoàn, do đó điện từ trường do một tích điểm dao động sẽ lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.

Câu 9: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ có điện dung C và cuộn cảm có độ tự cảm L. Nối 2 cực của nguồn điện một chiều có suất điện động E, điện trở trong r vào 2 đầu cuộn cảm. Sau khi dòng điện trong mạch ổn định, ngắt nguồn thì trong mạch LC có dao động điện từ với điện áp cực đại giữa hai bản tụ là U0. Biết L = 25r2 C. Tỉ số giữa U0 và E là

A. 10.

B. 100.

C. 5.

D. 25.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: I0=Er

Năng lượng của mạch:

W=12CU02=12LI02U0=I0LC

U0=I025r2CCU0=Er.5r=5EU0E=5

Câu 10: Một mạch dao động điện từ gồm tụ C = 5 μF và cuộn thuần cảm L = 50 mH. Hiệu điện thế cực đại hai đầu tụ điện là 12 V. Tại thời điểm hiệu điện thế hai đầu cuộn dây là 8 V thì năng lượng từ trường trong mạch là

A. 1,6.10-4 J.

B. 2.10-4 J.

C. 1,1.10-4 J.

D. 3.10-4 J.

Đáp án: B

Giải thích:

Năng lượng điện từ của mạch là: W = Wt + Wđ

Tại thời điểm u = 8V thì:

W = Wđ max - Wđ

=12C(U02u2)=12.5.106.(12282)=2.104J

Câu 11: Mạch dao động LC dao động điều hoà, năng lượng tổng cộng được chuyển từ điện năng trong tụ điện thành từ năng trong cuộn cảm mất 1,50 μs. Chu kỳ dao động của mạch là

A. 1,5 μs.

B. 3,0 μs.

C. 0,75 μs.

D. 6,0 μs.

Đáp án: D

Giải thích:

Năng lượng điện trường cực đại chuyển toàn bộ thành năng lượng từ trường trong thời gian q giảm từ Q0 xuống 0 tức: t=T4=1,5μsT=6μs.

Câu 12: Một mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm 0,2 H và tụ điện có điện dung 10 μF thực hiện dao động điện từ tự do. Biết cường độ dòng điện cực đại trong mạch dao động là 0,012 A. Khi cường độ dòng điện tức thời trong mạch là 0,01 A thì điện áp tức thời giữa hai bản tụ có độ lớn là

A. 5,4 V.

B. 1,7 V.

C. 1,2 V.

D. 0,94 V.

Đáp án: D

Giải thích:

U0=I0LC=1,22Vi=0,01=I01,2

WC=12Cu2=WWL=W11,44W=0,441,44W=0,441,44CU02

u=0,441,44.U0=0,94V

Câu 13: Trong một mạch dao động lí tưởng, lúc cường độ dòng điện trong mạch bằng 0 thì hiệu điện thế trên tụ điện bằng 10 V. Khi năng lượng từ trường trong cuộn dây gấp 3 lần năng lượng điện trường trong tụ thì hiệu điện thế trên tụ bằng

A. 5 V.

B. 8,66 V.

C. 7,07 V.

D. 8 V.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có W = Wt + Wđ khi I = 0 thì Wt = 0 Wđ max U0 = 10V

Khi: Wt = 3Wđ W = 4Wđ

12CU02=4.12Cu2u=U02=5V

Câu 14: Điện trường xoáy là điện trường

A. có các đường sức là đường cong kín.

B. có các đường sức không khép kín.

C. giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi.

D. của các điện tích đứng yên.

Đáp án: A

Giải thích:

Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là đường cong kín.

Câu 15: Điện trường xoáy là điện trường

A. xuất hiện tại nơi có từ trường biến thiên.

B. giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi.

C. của các điện tích đứng yên.

D. có các đường sức không khép kín.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là đường cong kín.

Câu 16: Ở đâu xuất hiện điện từ trường?

A. Xung quanh một điện tích đứng yên.

B. Xung quanh một dòng điện không đổi.

C. Xung quanh một ống dây điện.

D. Xung quanh chỗ có tia lửa điện.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: điện từ trường là một trường thống nhất gồm hai thành phần: điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

Từ các phương án, ta nhận thấy:

A - điện trường không đổi

B - từ trường không đổi

C - từ trường không đổi

D - Tia lửa điện là một dòng điện biến thiên có từ trường biến thiên sinh ra điện trường biến thiên

Xuất hiện điện từ trường.

Câu 17: Chỉ ra câu phát biểu sai?

A. Điện từ trường gắn liền với điện tích và dòng điện.

B. Điện trường gắn liền với điện tích.

C. Từ trường gắn liền với dòng điện.

D. Điện từ trường xuất hiện ở chỗ có điện trường hoặc từ trường biến thiên.

Đáp án: A

Giải thích:

Vì điện từ trường xuất hiện ở chỗ có điện trường hoặc từ trường biến thiên nên chỉ cần một trong các yếu tố điện tích (gắn với điện trường) hoặc dòng điện (gắn với từ trường) cũng sinh ra điện từ trường do đó phát biểu sai là “ Điện từ trường gắn liền với điện tích và dòng điện”.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điện từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian, lan truyền trong không gian với vận tốc ánh sáng.

B. Một điện trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.

C. Một từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.

D. Một từ trường biến thiên tăng dần đều theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy biến thiên.

Đáp án: D

Giải thích:

Một từ trường biến thiên đều theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy không đổi. Một từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy biến đổi.

Do đó phát biểu sai: một từ trường biến thiên tăng dần đều theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy biến thiên.

Câu 19: Thuyết điện từ Mắc-xoen đề cấp đến vấn đề gì?

A. Tương tác của điện từ trường với các điện tích.

B. Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường.

C. Tương tác của từ trường với dòng điện.

D. Tương tác của điện trường với điện tích.

Đáp án: B

Giải thích:

Thuyết điện từ Mắc-xoen đề cấp đến mối quan hệ giữa điện trường và từ trường.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về điện từ trường?

A. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là những đường cong không khép kín.

B. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.

C. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.

D. Điện từ trường có các đường sức từ bao quanh các đường sức điện.

Đáp án: A

Giải thích:

A sai vì điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là những đường cong kín.

­Câu 21: Mạch dao động lí tưởng LC gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây có độ tự cảm L = 0,125 H. Mạch được cung cấp một năng lượng 25 μJ bằng cách mắc tụ vào nguồn điện một chiều có suất điện động E. Khi mạch dao động thì dòng điện tức thời trong mạch là i = I0cos4000t (A). Suất điện động E của nguồn có giá trị là

A. 12 V.

B. 13 V.

C. 10 V.

D. 11 V.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có ω = 4000 rad/s

C=1ω2L=140003.0,125=5.107F

Năng lượng của mạch:

W=12CU02U0=2WC=2.25.1065.107=10V

Suất điện động của nguồn:

E=U0=10V

Câu 22: Cho mạch LC dao động với chu kì T = 40 ms. Năng lượng từ trường tức thời trong cuộn dây thuần cảm L biến thiên điều hoà với chu kì T’ có giá trị bằng:

A. 80 ms.

B. 20 ms.

C. 40 ms.

D. 10 ms.

Đáp án: B

Giải thích:

Năng lượng từ trường tức thời trong cuộn dây thuần cảm L biến thiên điều hoà với chu kì T’ có giá trị bằng 12 chu kì của mạch LC.

T'=T2=402=20ms.

Câu 23: Một mạch dao động LC khi hoạt động thì cường độ dòng điện có giá trị cực đại là 50 mA. Tính cường độ dòng điện khi năng lượng điện trường bằng 75% năng lượng điện từ của mạch.

A. 25 mA.

B. 43,3 mA.

C. 12 mA.

D. 3 mA.

Đáp án: A

Giải thích:

Wd=34WWt=14W

12Li2=14.12LI02i=I02=25mA

Câu 24: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Thời gian ngắn nhất để năng lượng điện trường giảm từ giá trị cực đại xuống còn một nửa giá trị cực đại là 1,5.10-4 s. Thời gian ngắn nhất để điện tích trên tụ giảm từ giá trị cực đại xuống còn một nửa giá trị đó là

A. 2.10-4 s.

B. 6.10-4 s.

C. 12.10-4 s.

D. 3.10-4 s.

Đáp án: A

Giải thích:

WC=12.q2C=12W=12.12.Q02Cq=2Q02

Thời gian ngắn nhất để năng lượng điện trường giảm từ giá trị cực đại xuống còn một nửa (độ lớn điện tích trên tụ giảm từ giá trị cực đại xuống còn 22 giá trị cực đại) là Δt=T8T=8Δt=12.104s

Thời gian ngắn nhất để điện tích trên tụ giảm từ giá trị cực đại xuống còn một nửa giá trị cực đại là T6=2.104s

Câu 25: Một mạch dao động lí tưởng đang thực hiện dao động tự do. Lúc năng lượng điện trường bằng 2.10-6 J thì năng lượng từ trường bằng 8.10-6 J. Hiệu điện thế cực đại hai đầu cuộn cảm bằng 10 V, dòng điện cực đại trong mạch bằng 62,8 mA. Tần số dao động của mạch là

A. 2500 Hz.

B. 10000 Hz.

C. 1000 Hz.

D. 5000 Hz.

Đáp án: D

Giải thích:

W=Wd+Wt=12CU02=12LI02=105J

L=2WI02=2.105(62,8.103)2=5,07.103H

C=2WU02=2.105102=2.107F

f=12πLC=12π5,07.103.2.107=5000Hz

Câu 26: Khi điện áp giữa hai bản tụ biến thiên theo thời gian thì:

A. trong tụ điện không phát sinh ra từ trường vì không có dòng điện chay qua lớp điện môi giữa hai bản tụ điện.

B. trong tụ điện chỉ xuất hiện điện trường biến thiên mà không có từ trường vì không có dòng điện.

C. trong tụ điện xuất hiện điện từ trường và từ trường biến thiên với cùng một tần số.

D. trong tụ điện không xuất hiện cả điện trường và từ trường vì môi trường trong lòng tụ điện không dẫn điện.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi điện áp giữa hai bản tụ biến thiên theo thời gian thì trong tụ điện xuất hiện điện từ trường và từ trường biến thiên với cùng một tần số.

Câu 27: Đặt một hộp kín bằng sắt trong điện từ trường. Trong hộp kín sẽ:

A. có điện trường.

B. có từ trường.

C. có điện từ trường.

D. không có các trường nói trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong hộp kín bằng kim loại sẽ không có cả điện trường và từ trường.

Câu 28: Điểm nào dưới đây không thuộc về nội dung của thuyết điện từ Mac – xoen?

A. Tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường.

B. Mối quan hệ giữa điện tích và sự tồn tại của điện trường và từ tường.

C. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của từ trường và điện trường xoáy.

D. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của điện trường và từ trường.

Đáp án: A

Giải thích:

Tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường không thuộc về nội dung của thuyết điện từ Mac – xoen.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?

A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.

B. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong không kín.

C. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.

D. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín.

Đáp án: B

Giải thích:

- Nếu tại một nới có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là đường cong kín.

- Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường xoáy. Đường sức của từ trường xoáy là đường cong kín.

Câu 30: Tìm phát biểu sai về điện từ trường.

A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.

B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận.

C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường cong khép kín.

D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên.

Đáp án: C

Giải thích:

Điện trường không đổi theo thời gian có các đường sức là những đường cong không khép kín, đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

Câu 31: Trong điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn:

A. có phương vuông góc với nhau

B. cùng phương, ngược chiều

C. cùng phương, cùng chiều

D. có phương lệch nhau 45º

Đáp án: A

Câu 32: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?

A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.

B. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong không kín.

C. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.

D. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín.

Đáp án: B

Câu 33: Khi điện áp giữa hai bản tụ biến thiên theo thời gian thì:

A. trong tụ điện không phát sinh ra từ trường vì không có dòng điện chay qua lớp điện môi giữa hai bản tụ điện.

B. trong tụ điện chỉ xuất hiện điện trường biến thiên mà không có từ trường vì không có dòng điện.

C. trong tụ điện xuất hiện điện từ trường và từ trường biến thiên với cùng một tần số.

D. trong tụ điện không xuất hiện cả điện trường và từ trường vì môi trường trong lòng tụ điện không dẫn điện.

Đáp án: C

Câu 34: Tìm phát biểu sai về điện từ trường.

A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.

B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận.

C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường cong khép kín.

D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên.

Đáp án: C

Câu 35: Ở đâu xuất hiện điện từ trường?

A. Xung quanh một điện tích đứng yên.

B. Xung quanh một dòng điện không đổi.

C. Xung quanh một ống dây điện

D. Xung quanh chỗ có tia lửa điện.

Đáp án: D

Câu 36: Đặt một hộp kín bằng sắt trong điện từ trường. Trong hộp kín sẽ:

A. có điện trường

B. có từ trường

C. có điện từ trường

D. không có các trường nói trên.

Đáp án: D

Câu 37: Điểm nào dưới đây không thuộc về nội dung của thuyết điện từ Mac – xoen?

A. Tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường.

B. Mối quan hệ giữa điện tích và sự tồn tại của điện trường và từ tường.

C. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của từ trường và điện trường xoáy.

D. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của điện trường và từ trường.

Đáp án: A

Câu 38: Điện trường xoáy là điện trường

A. có các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ

B. có các đường sức không khép kín

C. của các điện tích đứng yên

D. Giữa hai bản tụ có điện tích không đổi

Đáp án: A

Câu 39: Trong một mạch dao động LC (không có điện trở thuần), có dao động điện từ tự do (dao động riêng). Cường độ dòng điện cực đại qua mạch là I0. Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị I03√2 thì năng lượng

A. điện trường bằng nửa năng lượng từ trường

B. điện trường gấp ba lần năng lượng từ trường

C. từ trường bằng năng lượng điện trường

D. từ trường gấp ba lần năng lượng điện trường

Đáp án: D

Câu 40: Trong điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn

A. có phương vuông góc với nhau

B. cùng phương, ngược chiều

C. cùng phương, cùng chiều

D. có phương lệch nhau 45º

Đáp án: A

1 6265 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: