TOP 40 câu Trắc nghiệm Cấu tạo Vũ trụ (có đáp án 2024) – Vật lí 12

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 41: Cấu tạo Vũ trụ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 41.

1 7,567 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 41: Cấu tạo Vũ trụ

Câu 1. Chọn phát biểu sai về hệ Mặt Trời?

A. Mặt Trời là thiên thể tự phát sáng.

B. Có 8 hành tinh lớn chuyển động quanh Mặt Trời.

C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều, trừ Kim tinh chuyển động theo chiều ngược lại.

D. Hải vương tinh là hành tinh nằm xa Mặt Trời nhất.

Đáp án: C

Giải thích:

A – đúng

B – đúng

C – sai vì các hành tinh đều chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều, chúng chỉ khác nhau về chiều tự quay quanh trục. Đó là Kim tinh có chiều tự quay quanh trục ngược lại so với các hành tinh khác.

D – đúng

Câu 2. Trái Đất có khí hậu 4 mùa là do

A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo êlip.

B. Trái Đất có lúc ở xa, có lúc ở gần Mặt Trời.

C. trục của Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời.

D. cực từ của Trái Đất không trùng với cực địa lí của nó.

Đáp án: C

Giải thích:

Các đặc tính nêu trong các phương án A, C, D không có ảnh hưởng quyết định tới khí hậu của Trái Đất. Chọn C vì trục Trái Đất nghiêng làm các miền của Trái Đất nhận được nhiệt từ Mặt Trời ở các mức nhiều, ít khác nhau và tuần hoàn trong năm.

Câu 3. Đơn vị thiên văn

A. là bán kính của hệ Mặt Trời.

B. là khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

C. là quãng đường ánh sáng đi được trong 1 năm.

D. bằng 1,5.108 m.

Đáp án: B

Giải thích:

Đơn vị thiên văn là khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời và bằng 150000000 km.

Câu 4. Trong hệ Mặt Trời

A. các hành tinh đều chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

B. các hành tinh đều tự quay quanh mình nó theo cùng một chiều.

C. Thổ tinh là hành tinh có khối lượng lớn nhất.

D. Hải vương tinh là hành tinh ở xa Mặt Trời nhất.

Đáp án: B

Giải thích:

A – đúng

B – sai vì Kim tinh có chiều tự quay quanh trục của nó khác chiều so với các hành tinh còn lại.

C – đúng

D – đúng

Câu 5. Việc các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời theo cùng một chiều được giải thích là hệ quả của định luật

A. bảo toàn năng lượng.

B. bảo toàn khối lượng.

C. bảo toàn momen động lượng.

D. bảo toàn động lượng.

Đáp án: C

Giải thích:

Việc các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời theo cùng một chiều được giải thích là hệ quả của định luật bảo toàn momen động lượng.

Câu 6. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời không có tính chất chung nào nêu dưới đây?

A. Đều có các quỹ đạo không giao nhau.

B. Đều có các vệ tinh quay xung quanh.

C. Đều quay quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

D. Đều không tự phát sáng.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D đúng

B - sai vì Thủy tinh và Kim tinh không có vệ tinh quay xung quanh

Câu 7. Chọn phát biểu sai về Trái Đất.

A. Trái Đất có bán kính vào khoảng 6400 km.

B. Chu kì tự quay của Trái Đất quanh trục của nó là 24 giờ.

C. Trái Đất có khối lượng riêng khoảng 5,5 g/cm3.

D. Trái Đất có khối lượng lớn thứ ba trong số các hành tinh của hệ Mặt Trời.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C đúng

D – sai vì Trái Đất có khối lượng lớn thứ 5 trong số các hành tinh của hệ Mặt Trời.

Câu 8. Trục quay của Trái Đất quanh mình nó

A. vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của chuyển động quanh Mặt Trời.

B. vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng.

C. nghiêng góc 66°33' so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời.

D. nghiêng góc 66°33' so với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Đáp án: C

Giải thích:

Trục quay của Trái Đất quanh mình nó nghiêng góc 66°33' so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Câu 9. Mặt Trăng

A. có một lớp khí quyển mỏng.

B. có chu kì tự quay quanh trục bằng chu kì quay quanh Trái Đất.

C. chỉ có một nửa bề mặt tự phát sáng.

D. là một hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Đáp án: B

Giải thích:

A – sai

B – đúng vì Mặt Trăng có chu kì tự quay quanh trục bằng chu kì quay quanh Trái Đất nên đứng từ Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một nửa duy nhất của Mặt Trăng.

C – sai vì Mặt Trăng không tự phát sáng.

D – sai vì Mặt Trăng không phải hành tinh mà là vệ tinh tự nhiên.

Câu 10. Chọn phát biểu sai.

Hành tinh có khối lượng lớn nhất trong hệ Mặt Trời

A. có nhiều vệ tinh chuyển động xung quanh.

B. có tên là Mộc tinh.

C. có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời là 11,86 năm.

D. ở cách Mặt Trời 2,5 đơn vị thiên văn.

Đáp án: D

Giải thích:

Dựa vào bảng dưới

+ Hành tinh có khối lượng lớn nhất trong hệ Mặt Trời là Mộc tinh.

+ Chu kì chuyển động quanh Mặt Trời là 11,86 năm.

+ Cách Mặt Trời 5,2 đvtv.

+ Có 63 vệ tinh quay xung quanh.

Câu 11. Chọn phát biểu sai.

A. Sao chổi thường chuyển động quanh Mặt Trời theo các quỹ đạo tròn.

B. Thiên thạch là những khối đá chuyển động quanh Mặt Trời.

C. Mặt Trời cũng có khí quyển.

D. Tổng khối lượng của các hành tinh trong hệ Mặt Trời nhỏ hơn khối lượng Mặt Trời.

Đáp án: A

Giải thích:

A – sai vì sao chổi là những khối khí đóng băng lẫn với đá, có đường kính vài kilomet, chuyển động xung quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elip rất dẹt mà Mặt Trời là một tiêu điểm.

B, C, D đúng

Câu 12. Chọn phát biểu sai về sao chổi.

A. Sao chổi thường chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo rất dẹt.

B. Sao chổi thường có kích thước và khối lượng nhỏ, được cấu tạo bởi các chất dễ bốc hơi.

C. Sao chổi là thiên thể tự phát sáng.

D. Sao chổi có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời từ vài năm đến trên 150 năm.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – đúng

C – sai vì sao chổi không tự phát phát, mà trong quá trình chuyển động, nhiệt độ của sao lên rất cao, vật chất trong sao bị nóng sáng và bay hơi. Đám khí và bụi bao quanh sao bị áp suất do ánh sáng Mặt Trời gây ra đẩy dạt về phía đối diện với Mặt Trời, tạo thành cái đuôi có dạng như cái chổi. Bụi và khí trong đuôi phản xạ và tán sắc ánh sáng Mặt Trời nên ở trên Trái Đất sẽ thấy cả đầu và đuôi sao chổi.

Câu 13. Các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời thường tập trung nhiều giữa

A. quỹ đạo của Thổ tinh và Mộc tinh.

B. quỹ đạo của Hỏa tinh và Mộc tinh.

C. quỹ đạo của Thổ tinh và Thiên vương tinh.

D. quỹ đạo của Hỏa tinh và Trái Đất.

Đáp án: B

Giải thích:

Rất nhiều các tiểu hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời trên các quỹ đạo có bán kính từ 2,2 đvtv đến 3,6 đvtv.

Câu 14. Mặt Trời ở cách trung tâm Thiên Hà khoảng 30000 năm ánh sáng và quay quanh tâm thiên hà với tốc độ vào khoảng 250 km/s. Tính chu kì chuyển động của Mặt Trời quanh tâm Thiên hà.

A. 2,3.107 năm.

B. 3.107 năm.

C. 4,3.107 năm.

D. 3,3.107 năm.

Đáp án: A

Giải thích:

Khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm Thiên Hà là:

r = 3.104.24.3600.365.3.108 » 2,84.1020

Chu kì chuyển động của Mặt Trời là:

T=2πrv2.3,14.2,84.10202,5.1057,1.1015s=6,9.101524.3600.3652,3.107 năm

Câu 15. Phát biểu nào dưới đây về punxa không đúng?

A. Punxa được cấu tạo bởi các nơtron.

B. Punxa có trường hấp dẫn rất lớn.

C. Punxa bức xạ liên tục sóng điện từ có bước sóng ngắn.

D. Punxa có khối lượng riêng rất lớn.

Đáp án: C

Giải thích:

C sai vì punxa bức xạ sóng điện từ không liên tục mà dưới dạng những xung điện từ rất mạnh theo một chu kì xác định.

Câu 16. Thiên hà

A. có khối lượng lớn bằng vài nghìn lần khối lượng Mặt Trời.

B. có thể không có hình dạng xác định.

C. thường gồm hàng nghìn ngôi sao hợp thành.

D. không va chạm với các thiên hà khác vì các thiên hà ở rất xa nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

A và C sai vì thiên hà thường gồm hàng trăm tỉ ngôi sao và có khối lượng lớn hơn khối lượng Mặt Trời hàng trăm tỉ lần.

D sai vì các thiên hà trong quá trình chuyển động vẫn có khả năng va chạm với nhau.

B đúng vì có loại thiên hà vô định hình.

Câu 17. Lực nào đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, phát triển và chuyển động của hệ Mặt Trời?

A. Lực hấp dẫn.

B. Lực Culong.

C. Lực lorenxo.

D. Lực ma sát.

Đáp án: A

Giải thích:

A – đúng vì lực hấp dẫn của Mặt Trời đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, phát triển và chuyển động của hệ.

B – sai vì lực Culong liên quan đến các điện tích.

C – sai vì lực lorenxo liên quan đến điện tích chuyển động.

D – sai

Câu 18. Các sao trong Thiên hà của của chúng ta

A. đều chuyển động ra xa Trái Đất do vũ trụ dãn nở.

B. đều chuyển động lại gần Trái Đất.

C. đều chuyển động xung quanh Trái Đất.

D. có thể chuyển động ra xa hoặc lại gần Trái Đất.

Đáp án: D

Giải thích:

Các sao trong Thiên hà của của chúng ta có thể chuyển động ra xa hoặc lại gần Trái Đất.

Câu 19. Các sao có khối lượng lớn hơn khối lượng Mặt Trời từ 5 lần trở lên chỉ "sống" khoảng 100 triệu năm, sau đó biến thành

A. sao kềnh đỏ.

B. sao chắt trắng.

C. sao biến quang.

D. sao nơtron hoặc lỗ đen.

Đáp án: D

Giải thích:

Các sao có khối lượng lớn hơn khối lượng Mặt Trời từ 5 lần trở lên chỉ "sống" khoảng 100 triệu năm, sau đó biến thành sao nơtron hoặc lỗ đen.

Câu 20. Trong thiên hà không có

A. quaza.

B. sao nơtron.

C. lỗ đen.

D. tinh vân.

Đáp án: A

Giải thích:

Vào đầu những năm 1960 người ta phát hiện ra một cấu trúc mới, nằm ngoài thiên hà, phát xạ mạnh bất thường các sóng vô tuyến và tia X, đặt tên là quaza.

Câu 21. Lỗ đen không có đặc tính nào nêu dưới đây?

A. Được cấu tạo bởi các nơtron.

B. Có trường hấp dẫn rất lớn.

C. Phát xạ sóng điện từ theo chu kì xác định.

D. Phát ra tia X khi hút một thiên thể ở gần.

Đáp án: C

Giải thích:

A – đúng

B – đúng

C – sai vì lỗ đen không bức xạ bất kì một loại sóng điện từ nào, người ta chỉ phát hiện ra lỗ đen khi nó hút một thiên thể gần đó và phát ra tia X.

D - đúng

Câu 22. Các sao mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt trên bầu trời

A. chỉ có các sao nằm trong dải ngân hà mới thuộc Thiên hà của chúng ta.

B. đều thuộc Thiên hà của chúng ta.

C. đều chuyển động ra xa Mặt Trời.

D. có cả sao nơtron.

Đáp án: B

Giải thích:

Các sao mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt trên bầu trời đều thuộc Thiên hà của chúng ta.

Câu 23. Thiên hà của chúng ta

A. là thiên hà elip.

B. là thiên hà không có hình dạng xác định.

C. có đường kính khoảng 100 nghìn năm ánh sáng.

D. gồm khoảng 2 tỉ ngôi sao.

Đáp án: C

Giải thích:

A – sai vì thiên hà của chúng ta có dạng hình xoắn ốc.

B – sai vì thiên hà của chúng ta có dạng xác định.

C – đúng vì thiên hà của chúng ta có đường kính khoảng 100 nghìn năm ánh sáng.

D – sai vì tổng số sao trong một thiên hà có thể lên đến vài trăm tỉ.

Câu 24. Hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời quay quanh mình nó không theo chiều thuận là hành tinh nào?

A. Mộc tinh.

B. Kim tinh.

C. Thủy tinh.

D. Hải Vương tinh.

Đáp án: B

Giải thích:

Kim tinh là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời quay quanh mình nó không theo chiều thuận.

Câu 25. Đường kính của hệ Mặt Trời vào khoảng?

A. 40 đơn vị thiên văn.

B. 100 đơn vị thiên văn.

C. 80 đơn vị thiên văn.

D. 60 đơn vị thiên văn.

Đáp án: D

Giải thích:

Đường kính của hệ Mặt Trời vào khoảng 60 đơn vị thiên văn.

Câu 26. Các hành tinh thuộc nhóm Trái Đất

A. Thổ tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.

B. Thủy tinh, Mộc tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.

C. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh.

D. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.

Đáp án: D

Giải thích:

Người ta dựa vào đặc điểm khối lượng để phân các hành tinh trong hệ Mặt Trời làm hai nhóm.

Nhóm Trái Đất: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.

Nhóm Mộc tinh: Thổ tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.

Câu 27. Các hành tinh thuộc nhóm Mộc tinh?

A. Thổ tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.

B. Kim tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.

C. Thổ tinh, Kim tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.

D. Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Thiên Vương tinh.

Đáp án: A

Giải thích:

Người ta dựa vào đặc điểm khối lượng để phân các hành tinh trong hệ Mặt Trời làm hai nhóm.

Nhóm Trái Đất: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.

Nhóm Mộc tinh: Thổ tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.

Câu 28. Trong hệ Mặt Trời, từ Mặt Trời trở ra ngoài, Trái Đất nằm ở vị trí thứ?

A. nhất.

B. nhì.

C. ba.

D. tư

Đáp án: C

Giải thích:

Thứ tự các hành tinh tính từ Mặt Trời ra ngoài: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

Câu 29. Người ta dựa vào đặc điểm nào dưới đây để chia các hành tinh trong hệ Mặt Trời làm hai nhóm?

A. Khoảng cách đến Mặt Trời.

B. Nhiệt độ bề mặt hành tinh.

C. Số vệ tinh nhiều hay ít.

D. Khối lượng.

Đáp án: D

Giải thích:

Người ta dựa vào đặc điểm khối lượng để chia các hành tinh trong hệ Mặt Trời làm hai nhóm.

Nhóm Trái Đất: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.

Nhóm Mộc tinh: Thổ tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.

Câu 30. Hãy chỉ ra cấu trúc không là thành viên của một thiên hà.

A. Sao siêu mới.

B. Punxa.

C. Lỗ đen.

D. Quaza.

Đáp án: D

Giải thích:

Vào đầu những năm 1960 người ta phát hiện ra một cấu trúc mới, nằm ngoài thiên hà, phát xạ mạnh bất thường các sóng vô tuyến và tia X, đặt tên là quaza.

Câu 31.

Tiểu hành tinh chuyển động trên các quỹ đạo giữa:

A. Hỏa tinh và Trái Đất

B. Hỏa tinh và Mộc tinh

C. Hỏa tinh và Kim tinh

D. Trái Đất và Mộc tinh

Đáp án: B

Câu 32.

Sự tương tự về cấu trúc giữa hệ Mặt Trời và nguyên tử neon là:

A. Một hạt có khối lượng rất nhỏ nằm tại tâm và các thành viên quay xung quanh.

B. Chuyển động của các thành viên bị chi phối bởi một lực hút xuyên tâm có cường độ tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

C. Một hạt có khối lượng rất lớn nằm tại tâm và các thành viên đứng yên xung quanh.

D. Cấu trúc hệ Mặt Trời và cấu trúc nguyên tử nêon luôn tồn tại lực hấp dẫn bên trong

Đáp án: B

Câu 33.

Sao băng là gì?

A. Khi thiên thạch bay vào khí quyển của Trái Đất, nó nóng sáng và bốc chảy gọi là sao băng.

B. Sao băng là thành viên của hệ Mặt Trời

C. Sao băng là những thiên thể có kích thước rất nhỏ, nó chuyển động trên các quỹ đạo giữa quỹ đạo của Hỏa tinh và Mộc tinh

D. Sao băng là những thiên thể có kích thước rất nhỏ, nó chuyển động trên các quỹ đạo giữa quỹ đạo của Mặt trăng và Trái Đất

Đáp án: A

Câu 34.

Các hành tinh thuộc nhóm Trái Đất gồm:

A. Thổ tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.

B. Thủy tinh, Mộc tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.

C. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh.

D. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.

Đáp án: D

Câu 35.

Hệ số Mặt Trời (H) được tính bằng:

A. lượng năng lượng bức xạ của mặt trời truyền đi theo một phương nào đó trong một đơn vị thời gian

B. lượng năng lượng bức xạ của mặt trời phát ra trong một đơn vị thời gian

C. lượng năng lượng bức xạ của mặt trời truyền theo phương vuông góc tời một đơn vị diện tích cách nó một đơn vị thiên văn trong một đơn vị thời gian

D. lượng năng lượng bức xạ của mặt trời mà Trái đất nhận được trong một đơn vị thời gian

Đáp án: C

Câu 36.

Hệ Mặt Trời quay như thế nào?

A. Quay quanh Mặt Trời, cùng chiều tự quay của Mặt Trời, như một vật rắn.

B. Quay quanh mặt trời, ngược chiều tự quay của mặt trời, không như một vật rắn.

C. Quay quanh Mặt Trời, cùng chiều tự quay của Mặt Trời, không như một vật rắn.

D. Quay quanh mặt trời, ngược chiều tự quay của mặt trời, như một vật rắn.

Đáp án: C

Câu 37.

Thông tin nào là sai khi nói về năng lượng mặt trời:

A. Nguồn gốc của năng lượng mặt trời là do trong lòng Mặt trời luôn diễn ra các phản ứng nhiệt hạch

B. Công suất bức xạ năng lượng Mặt trời là khoảng 3,9.1013W

C. Tại các Trạm vũ trụ ngoài khí quyển của Trái đất, hằng số Mặt trời đo được khoảng 1360W/m2

D. Hằng số mặt trời hầu như không thay đổi theo thời gian

Đáp án: B

Câu 38.

Người ta dựa vào những đặc điểm nào dưới đây để phân các hành tinh trong hệ Mặt Trời làm hai nhóm?

A. Khoảng cách đến Mặt Trời.

B. Khối lượng.

C. Số vệ tinh nhiều hay ít.

D. Nhiệt độ bề mặt hành tinh.

Đáp án: B

Câu 39.

Chọn câu đúng : Trục quay của Trái đất quanh mình nó nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời một góc bằng

A. 21027'

B. 22027'

C. 23027'

D. 24027'

Đáp án: C

Câu 40.

Đường kính của hệ mặt trời vào khoảng

A. 40 đơn vị thiên văn

B. 100 đơn vị thiên văn.

C. 80 đơn vị thiên văn.

D. 60 đơn vị thiên văn.

Đáp án: B

1 7,567 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: