TOP 40 câu Trắc nghiệm Đặc trưng sinh lí của âm (có đáp án 2024) – Vật Lí 12

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 11.

1 5,052 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm

Bài giảng Trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm

Câu 1. Độ cao của âm

A. là một đặc trưng sinh lí của âm.

B. là một đặc trưng vật lí của âm.

C. là mức cường độ âm.

D. là tần số âm.

Đáp án: A

Giải thích:

Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm.

Câu 2. Độ to của âm là

A. tần số âm.

B. biên độ dao động của âm.

C. một đặc trưng vật lí của âm.

D. một đặc trưng sinh lí của âm.

Đáp án: D

Giải thích:

Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí của âm.

Câu 3. Âm sắc là

A. một đặc trưng sinh lí của âm.

B. một đặc trưng vật lí của âm.

C. một tính chất giúp ta nhận biết nguồn âm.

D. màu sắc của âm.

Đáp án: A

Giải thích:

Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm.

Câu 4. Chọn câu đúng. Độ to của âm gắn liền với

A. tần số âm.

B. biên độ dao động âm.

C. cường độ âm.

D. mức cường độ âm.

Đáp án: D

Giải thích:

Độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm.

Câu 5. Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn khác nhau về

A. âm sắc.

B. độ to.

C. độ to và độ cao.

D. cả độ to, độ cao và âm sắc.

Đáp án: A

Giải thích:

Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn khác nhau về âm sắc.

Câu 6. Chọn phát biểu đúng

A. Âm MÌ cao hơn và có tần số bằng một nửa tần số của âm MÍ.

B. Âm MÌ cao hơn và có tần số gấp 3 lần tần số của âm MÍ.

C. Âm MÌ trầm hơn và có tần số gấp đôi tần số của âm MÍ.

D. Âm MÌ trầm hơn và có tần số bằng một nửa tần số của âm MÍ.

Đáp án: B

Giải thích:

Âm trầm (bổng) hay độ cao của âm gắn với tần số của âm. Âm càng cao (bổng) khi tần số càng lớn.

Câu 7. Âm sắc của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm?

A. Đồ thị dao động âm.

B. Tần số âm.

C. Cường độ âm.

D. Mức cường độ âm.

Đáp án: A

Giải thích:

Âm sắc của âm là đặc trưng sinh lí gắn liền với đồ thị dao động âm.

Câu 8. Trong bài hát “Tiếng đàn bầu” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc có câu “cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha”. “Thanh” và “trầm” là nói đến đặc trưng nào của âm?

A. Độ to của âm.

B. Độ cao của âm.

C. Âm sắc của âm.

D. Cường độ âm.

Đáp án: B

Giải thích:

“Thanh” và “trầm” ở đây nói đến độ cao của âm.

Câu 9. Chọn câu trả lời không đúng. Một âm LA của đàn dương cầm (pianô) và một âm LA của đàn vĩ cầm (violon) có thể có cùng

A. độ cao.

B. độ to.

C. âm sắc.

D. cường độ âm.

Đáp án: C

Giải thích:

Một âm LA của đàn dương cầm (pianô) và một âm LA của đàn vĩ cầm (violon) có thể có cùng độ cao, độ to, cường độ âm.

Câu 10. Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng

A. làm tăng độ cao của âm.

B. làm tăng độ to của âm.

C. giữ cho âm phát ra có tần số ổn định.

D. vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng do đàn phát ra.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng do đàn phát ra.

Câu 11. Hai âm có cùng độ cao thì chúng có cùng

A. biên độ.

B. tần số.

C. cường độ.

D. bước sóng.

Đáp án: B

Giải thích:

Hai âm có cùng độ cao thì chúng có cùng tần số.

Câu 12. Âm của một cái đàn ghi ta và của một cái kèn phát ra mà tai người phân biệt được khác nhau không thể có cùng

A. cường độ âm.

B. mức cường độ âm.

C. đồ thị dao động âm.

D. tần số âm.

Đáp án: C

Giải thích:

Âm của một cái đàn ghi ta và của một cái kèn phát ra mà tai người phân biệt được khác nhau không thể có cùng đồ thị dao động âm.

Câu 13. Tai ta cảm nhận được âm thanh khác biệt của các nốt nhạc Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si khi chúng phát ra từ một nhạc cụ nhất định là do các âm thanh này có

A. cường độ âm khác nhau.

B. cường độ âm khác nhau.

C. tần số âm cơ bản khác nhau.

D. biên độ âm khác nhau.

Đáp án: C

Giải thích:

Tai ta cảm nhận được âm thanh khác biệt của các nốt nhạc Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si khi chúng phát ra từ một nhạc cụ nhất định là do các âm thanh này có tần số âm cơ bản khác nhau.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc trưng sinh lí của âm?

A. Âm sắc là đặc trưng của âm giúp ta phân biệt các các âm phát ra từ các nguồn khác nhau (âm sắc liên quan đến đồ thị dao động âm).

B. Độ cao của âm là đặc trưng liên quan đến mức cường độ âm.

C. Độ to của âm là đặc trưng liên quan đến tần số của âm.

D. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số của âm và biên độ âm.

Đáp án: A

Giải thích:

A – Đúng

B – Sai, vì độ cao của âm là đặc trưng liên quan đến tần số của âm.

C – Sai, vì độ to của âm là đặc trưng liên quan đến mức cường độ âm.

D – Sai, vì độ cao của âm là đặc trưng liên quan đến tần số của âm.

Câu 15. Tiếng la hét 80 dB có cường độ lớn gấp bao nhiêu lần tiếng nói thầm 20 dB?

A. 105 lần.

B. 106 lần.

C. 108 lần.

D. 1010 lần.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: L1=80(dB)=10logI1I0I1=108I0

L1=20(dB)=10logI2I0I2=102I0

I1I2=106

Vậy tiếng hét có cường độ lớn hơn tiếng nói thầm 106 lần.

Câu 16. Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau 20 dB tỉ số cường độ âm của chúng là

A. 50.

B. 100.

C. 200.

D. 500.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: L=10logII0L1=10logI1I0;L2=10logI2I0

L2L1=10logI2I010logI1I0=10logI2I1=20(dB)

logI2I1=2I2I1=102=100

Câu 17. Cường độ âm tăng gấp bao nhiêu lần nếu mức cường độ âm tương ứng tăng thêm 3B?

A. 20 lần.

B. 30 lần.

C. 300 lần.

D. 1000 lần.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:

L2L1=10logI2I010logI1I0=10logI2I1=3(B)=30(dB)

logI2I1=3I2I1=103=1000

Câu 18. Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s2. Độ sâu ước lượng của giếng là

A. 40 m.

B. 41 m.

C. 50 m.

D. 112 m.

Đáp án: B

Giải thích:

Thời gian tiếng động của hòn đá truyền từ đáy giếng lên tới miệng giếng (đây là quá trình chuyển động thẳng đều của âm thanh với tốc độ truyền âm v = 330 m/s):

t2 = hv

Từ đó ta có:

t=t1+t2=2hg+hv=3h=41(m)

Câu 19. Hai họa âm liên tiếp do một dây đàn phát ra có tần số hơn kém nhau là 56 Hz. Họa âm thứ ba có tần số là

A. 112 Hz.

B. 138 Hz.

C. 168 Hz.

D. 175 Hz.

Đáp án: C

Giải thích:

Hai họa âm liên tiếp nhau là: kf0; (k+1)f0

(k+1)f0kf0=56f0=56(Hz)

Họa âm thứ 3 có tần số: f3=3f0=3.56=168(Hz)

Câu 20. Một cái còi phát sóng âm có tần số 1000 Hz chuyển động đi ra xa một người đứng bên đường về phía vách đá với tốc độ 10 m/s. Lấy tốc độ âm trong không khí là 330 m/s. Tần số của âm người đó nghe trực tiếp từ cái còi là

A. 970,6 Hz.

B. 598,1 Hz.

C. 785,9 Hz.

D. 992,1 Hz.

Đáp án: A

Giải thích:

Tần số của âm người đó nghe trực tiếp từ cái còi là:

f1=vv+vs.f=330330+10.1000=970,6(Hz)

Câu 21. Một cái còi phát sóng âm có tần số 1000 Hz chuyển động đi ra xa một người đứng bên đường về phía vách đá với tốc độ 10 m/s. Lấy tốc độ âm trong không khí là 330 m/s. Tần số của âm người đó nghe được sau khi phản xạ trên vách đá là

A. 1000 Hz.

B. 1031,3 Hz.

C. 1140,6 Hz.

D. 1008,2 Hz.

Đáp án: B

Giải thích:

Âm nghe được sau khi phản xạ trên vách đá là

f1=vvvs.f=33033010.1000=1031,3(Hz)

Câu 22. Một âm sóng âm có chu kì 100 ms. Sóng âm này

A. là siêu âm.

B. là hạ âm.

C. là âm nghe được.

D. truyền được trong chân không.

Đáp án: B

Giải thích:

f=1T=1100.103=10(Hz)<16Hz

Vậy sóng là hạ âm.

Câu 23. Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Âm sắc, độ cao, độ to là những đặc trưng sinh lí của âm.

B. Sóng âm là các sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

C. Âm nghe được có cùng bản chất với siêu âm và hạ âm.

D. Tốc độ truyền âm trong môi trường tỉ lệ với tần số âm.

Đáp án: D

Giải thích:

A – Đúng

B – Đúng

C – Đúng

D – Sai, vì tốc độ truyền âm trong môi trường phụ thuộc vào bản chất của môi trường đó.

Câu 24. Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, độ cao của âm và bước sóng; đại lượng nào không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là

A. tần số sóng.

B. độ cao của âm.

C. bước sóng.

D. biên độ sóng.

Đáp án: D

Giải thích:

Biên độ sóng không phụ thuộc vào tần số, độ cao và bước sóng.

Câu 25. Sóng siêu âm

A. truyền được trong chân không.

B. truyền trong không khí nhanh hơn trong nước.

C. truyền trong nước nhanh hơn trong sắt.

D. không truyền được trong chân không.

Đáp án: D

Giải thích:

Sóng siêu âm không truyền được trong chân không.

Câu 26. Một âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1,v2,v3. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. v1>v2>v3.

B. v2>v1>v3.

C. v3>v1>v2.

D. v1>v3>v2.

Đáp án: A

Giải thích:

Sóng âm truyền nhanh nhất trong chất rắn, chất lỏng, chất khí nên: v1>v2>v3

Câu 27. Cho các chất sau: không khí ở 00C, không khí ở 250C, nước và sắt. Sóng âm truyền nhanh nhất trong

A. không khí ở 00C.

B. không khí ở 250C.

C. nước.

D. sắt.

Đáp án: D

Giải thích:

Sóng âm truyền nhanh nhất trong chất rắn.

Câu 28. Một sóng âm có tần số 200 Hz lan truyền trong môi trường nước với vận tốc 1500 m/s. Bước sóng của sóng này trong môi trường nước là

A. 75 m.

B. 7,5 m.

C. 0,75 m.

D. 0,075 m.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: λ=vf=1500200=7,5(m)

Câu 29. Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng này là

A. 100 Hz.

B. 1000 Hz.

C. 200 Hz.

D. 2000 Hz.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: λ=vff=vλ=3400,34=1000(Hz)

Câu 30. Một lá thép mỏng, một đầu giữ cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì bằng 0,05s. Âm do lá thép phát ra là

A. âm nghe được.

B. hạ âm.

C. siêu âm.

D. truyền được trong chân không.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: f=1T=10,05=20(Hz) là âm nghe được.

Câu 31. Cảm giác về sự trầm, bổng của âm được mô tả bằng khái niệm:

A. độ to của âm

B. độ cao của âm

C. âm sắc của âm

D. mức cường độ âm

Đáp án: B

Giải thích:

- Cảm giác về sự trầm, bổng của âm được mô tả bằng khái niệm độ cao của âm.

Câu 32. Âm sắc là một đặc tính sinh lý của âm có thể giúp ta phân biệt được hai âm loại nào trong các loại dưới đây?

A. Có cùng tần số phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.

B. Có cùng tần số phát ra trước hay sau bởi cùng một nhạc cụ.

C. Có cùng biên độ phát ra trước hay sau bởi cùng một nhạc cụ.

D. Có cùng biên độ phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.

Đáp án: A

Giải thích:

- Âm sắc giúp ta phân biệt được âm cùng tần số phát ra từ hai nhạc cụ khác nhau.

Câu 33. Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Độ đàn hồi của âm.

B. Biên độ dao động của nguồn âm.

C. Tần số của nguồn âm.

D. Đồ thị dao động của nguồn âm.

Đáp án: C

Giải thích:

- Độ cao của âm phụ thuộc và yếu tố: tần số dao động, tần số là số dao động trong một giây.

Câu 34. Một sóng âm có chu kì 80 ms. Sóng âm này:

A. là âm nghe được.

B. là siêu âm.

C. truyền được trong chân không.

D. là hạ âm.

Đáp án: D

Giải thích:

T = 80 ms → f = 12,5 Hz < 16 Hz → sóng hạ âm.

Câu 35. Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn khác nhau về:

A. âm sắc.

B. độ to.

C. độ cao.

D. cả độ cao, độ to lẫn âm sắc.

Đáp án: A

Giải thích:

- Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn khác nhau về âm sắc

Câu 36. Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với:

A. độ cao.

B. cả độ cao và độ to.

C. đồ thị dao động âm.

D. độ to.

Đáp án: C

Giải thích:

- Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đồ thị dao động âm

Câu 37. Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng :

A. cường độ âm.

B. mức cường độ âm.

C. biên độ.

D. tần số.

Đáp án: D

Giải thích:

- Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng tần số.

Câu 38. Độ to là một đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc vào:

A. mức cường độ âm.

B. biên độ âm.

C. tần số và biên độ âm.

D. tần số âm.

Đáp án: A

Giải thích:

- Độ to là một đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc vào mức cường độ âm

Câu 39. Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí của âm là:

A. cường độ âm.

B. tần số.

C. mức cường độ âm.

D. đồ thị dao động.

Đáp án: B

Giải thích:

- Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí của âm là tần số.

Câu 40. Âm sắc là:

A. đặc trưng sinh lí của âm.

B. màu sắc của âm.

C. đặc trưng vật lí của âm.

D. tính chất của âm giúp ta cảm giác về sự trầm, bổng của các âm.

Đáp án: A

Giải thích:

- Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm.

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Đại cương về dòng điện xoay chiều có đáp án

Trắc nghiệm Các mạch điện xoay chiều có đáp án

Trắc nghiệm Mạch RLC mắc nối tiếp có đáp án

Trắc nghiệm Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất có đáp án

Trắc nghiệm Truyền tải điện năng. Máy biến áp có đáp án

1 5,052 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: