TOP 40 câu Trắc nghiệm Các hạt sơ cấp (có đáp án 2024) – Vật lí 12

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 40: Các hạt sơ cấp có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 40.

1 2,103 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 40: Các hạt sơ cấp

Câu 1. Chọn phát biểu đúng về các hạt sơ cấp.

A. Tốc độ của các hạt sơ cấp đều nhỏ hơn tốc độ ánh sáng.

B. Mọi hạt sơ cấp đều tự quay quanh mình nó.

C. Đa số các hạt sơ cấp có thời gian sống rất ngắn.

D. Một số ít hạt sơ cấp không có phản hạt tương ứng.

Đáp án: C

Giải thích:

A - sai vì phôtôn chuyển động với tốc độ của ánh sáng cũng là hạt sơ cấp.

B - sai vì nhiều hạt có spin bằng 0.

D - sai vì các hạt đều có phản hạt tương ứng.

C - đúng vì đa số các hạt là không bền và có thời gian sống rất ngắn, từ 10-24 s đến 10- 6 s.

Câu 2. Chọn phát biểu sai về hạt sơ cấp.

A. Hạt sơ cấp có khối lượng và kích thước nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử.

B. Hạt sơ cấp có thể có điện tích hoặc không.

C. Các hạt sơ cấp nếu là hạt bền thì đều có khối lượng bằng 0.

D. Mọi hạt sơ cấp đều có phản hạt tương ứng với nó.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D đúng.

C sai vì trong số các hạt bền có electron và phôtôn là các hạt có khối lượng khác 0.

Câu 3. Phát biểu nào về tương tác điện từ nêu dưới đây không đúng?

Tương tác điện từ

A. có bán kính tác dụng lớn vô hạn.

B. có cường độ rất lớn so với tương tác hấp dẫn.

C. là tương tác giữa các hạt mạng điện.

D. là sự hấp thụ phôtôn của các hạt mang điện.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C - đúng

C – sai vì tương tác điện từ không chỉ là sự hấp thụ mà là sự trao đổi phôtôn giữa các hạt mang điện.

Câu 4. Đại lượng nào sau đây không phải là đặc trưng của hạt sơ cấp?

A. Năng lượng nghỉ.

B. Tốc độ.

C. Điện tích.

D. Thời gian sống trung bình.

Đáp án: B

Giải thích:

Các đặc trưng của hạt sơ cấp:

a) Khối lượng nghỉ m0, thay cho m0 người ta còn dùng năng lượng nghỉ E0 = m0c2.

b) Điện tích Q tính theo đơn vị đo là điện tích nguyên tố e. Các hạt sơ cấp có Q = ±1 hoặc Q = 0.

c) Spin: mỗi hạt sơ cấp có momen động lượng riêng và momen từ riêng, đặc trưng cho chuyển động nội tại và bản chất của hạt. Momen này được đặc trưng bằng số lượng tử spin, kí hiệu S. Momen động lượng riêng của hạt bằng sh2π với h là hằng số Plăng.

d) Thời gian sống trung bình: có 4 hạt không phân rã gọi là các hạt bền (prôtôn, electron phôtôn, nơtrino), còn tất cả các hạt khác không bền và phân rã thành hạt khác; riêng nơtron thời gian sống dài, khoảng 932s, còn lại thời gian sống ngắn cỡ 10-24 đến 10 - 6s.

Câu 5. Chọn phát biểu sai về các hạt sơ cấp.

A. Các hạt sơ cấp có thể có điện tích hoặc không.

B. Có loại hạt sơ cấp chỉ tồn tại khi chuyển động.

C. Điện tích của hạt và phản hạt có cùng độ lớn nhưng ngược hướng.

D. Momen từ của hạt và phản hạt có cùng độ lớn và cùng hướng.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C - đúng

D – sai vì momen từ của hạt và phản hạt có trị số bằng nhau về độ lớn và trái dấu. Tức là khác hướng.

Câu 6. Chọn phát biểu sai.

A. Đối với các hạt sơ cấp chỉ có 4 loại tương tác cơ bản.

B. Tương tác mạnh là tương tác có cường độ lớn nhất.

C. Tương tác yếu có cường độ nhỏ hơn tương tác hấp dẫn.

D. Tương tác điện từ có cường độ lớn hơn tương tác yếu 1012 lần.

Đáp án: C

Giải thích:

Có 4 loại tương tác cơ bản đối với các hạt sơ cấp:

a) Tương tác hấp dẫn: đó là tương tác giữa các hạt vật chất có khối lượng. Tương tác hấp dẫn có cường độ rất nhỏ so với các tương tác khác nhưng có bán kính tác dụng lớn vô cùng.

b) Tương tác điện từ: đó là tương tác giữa các hạt mang điện, giữa các vật tiếp xúc gây nên ma sát... Tương tác điện từ mạnh hơn tương tác hấp dẫn 1037 lần và có bán kính tác dụng lớn vô hạn.

c) Tương tác yếu: đó là tương tác giữa các hạt trong phân rã b. Tương tác yếu có bán kính tác dụng cỡ 10-18 m, có cường độ nhỏ hơn tương tác điện từ khoảng 1012 lần nhưng lớn hơn lực tương tác hấp dẫn.

d) Tương tác mạnh: đó là tương tác giữa các hađrôn. Một trường hợp riêng của tương tác mạnh là lực hạt nhân.

Câu 7. Trong bốn loại tương tác cơ bản của các hạt sơ cấp trong vũ trụ, lực tương tác giữa các hạt trong phân rã b thuộc loại

A. tương tác yếu.

B. tương tác mạnh.

C. tương tác điện từ.

D. tương tác hấp dẫn.

Đáp án: A

Giải thích:

Tương tác yếu: đó là tương tác giữa các hạt trong phân rã b. Tương tác yếu có bán kính tác dụng cỡ 10-18 m, có cường độ nhỏ hơn tương tác điện từ khoảng 1012 lần nhưng lớn hơn lực tương tác hấp dẫn.

Câu 8. Giữa hai quả cầu mang điện chuyển động đối với nhau không có

A. tương tác hấp dẫn.

B. tương tác yếu.

C. tương tác điện.

D. tương tác từ.

Đáp án: B

Giải thích:

Giữa hai quả cầu mang điện chuyển động đối với nhau không có tương tác yếu.

Câu 9. Mêzôn và barion khác nhau ở điểm cơ bản nào?

A. Điện tích.

B. Khối lượng.

C. Thời gian sống.

D. Spin.

Đáp án: B

Giải thích:

- Mêzôn: gồm các hạt có khối lượng trung bình, lớn hơn 200me nhưng nhỏ hơn khối lượng của nuclôn. Mêzôn gồm hai nhóm: mêzôn p và mêzôn K.

- Nuclôn.

- Hipêron gồm các hạt có khối lượng lớn hơn các nuclôn.

Nuclôn và hipêron có tên chung là barion.

Tóm lại mêzôn và barion khác nhau ở điểm cơ bản đó là: khối lượng.

Câu 10. Đại lượng đặc trưng cho chuyển động nội tại của hạt sơ cấp là

A. khối lượng nghỉ.

B. thời gian sống trung bình.

C. năng lượng.

D. spin.

Đáp án: D

Giải thích:

Spin: mỗi hạt sơ cấp có momen động lượng riêng và momen từ riêng, đặc trưng cho chuyển động nội tại và bản chất của hạt.

Câu 11. Hạt nào nêu dưới đây là hạt sơ cấp có điện tích dương?

A. Electron.

B. Pôzitrôn.

C. Nơtrinô.

D. Phôtôn.

Đáp án: B

Giải thích:

Hạt electron mang điện tích âm.

Nơtrinô và phôtôn không mang điện.

Pôzitrôn mang điện tích dương.

Câu 12. Trong các hạt sơ cấp, một hạt được gọi là bền nếu hạt đó

A. không tương tác với các hạt khác.

B. có thời gian sống có giá trị hàng trăm giây trở lên.

C. không bị phân rã thành các hạt khác.

D. có spin là số bán nguyên.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong các hạt sơ cấp, một hạt được gọi là bền nếu hạt đó không bị phân rã thành các hạt khác.

Có 4 hạt không phân rã gọi là các hạt bền (prôtôn, electron phôtôn, nơtrino), còn tất cả các hạt khác không bền và phân rã thành hạt khác; riêng nơtron thời gian sống dài, khoảng 932s, còn lại thời gian sống ngắn cỡ 10-24 đến 10 - 6s.

Câu 13. Hađrôn là tên gọi của các hạt sơ cấp

A. mêzôn và barion.

B. leptôn và mêzôn.

C. phôtôn và hiperôn.

D. nuclôn và leptôn.

Đáp án: A

Giải thích:

Hađrôn là tên gọi của các hạt sơ cấp mêzôn và barion

Câu 14. Barion gồm

A. các hạt truyền tương tác.

B. các hạt nhẹ như êlectron, muyon.

C. các hạt có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của prôtôn.

D. các hạt có bằng hoặc lớn hơn khối lượng của prôtôn.

Đáp án: D

Giải thích:

- Nuclôn (gồm prôtôn và nơtron).

- Hipêron gồm các hạt có khối lượng lớn hơn các nuclôn.

- Nuclôn và hipêron có tên chung là barion. Barion gồm các hạt có khối lượng bằng hoặc lớn hơn khối lượng của prôtôn.

Câu 15. Gravitôn là hạt truyền

A. tương tác điện từ.

B. tương tác hấp dẫn.

C. tương tác mạnh.

D. tương tác yếu.

Đáp án: B

Giải thích:

Gravitôn là hạt truyền tương tác hấp dẫn.

Câu 16. Chọn phát biểu sai về hạt và phản hạt.

A. Hạt và phản hạt có điện tích và spin ngược dấu nhau.

B. Hạt và phản hạt có khối lượng nghỉ bằng nhau.

C. Khi hạt và phản hạt gặp nhau thì xảy ra hiện tượng hủy cặp.

D. Hạt và phản hạt có điện tích cùng dấu.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C đúng, D sai. Vì hạt và phản hạt có:

- cùng khối lượng, điện tích trái dấu và cùng giá trị tuyệt đối.

- momen từ (hay spin) ngược hướng nên khi chúng gặp nhau xảy ra hiện tượng hủy cặp.

Câu 17. Tương tác giữa các vật tiếp xúc gây nên ma sát thuộc loại

A. tương tác hấp dẫn.

B. tương tác yếu.

C. tương tác điện từ.

D. có bán kính tác dụng cỡ 10-15m.

Đáp án: C

Giải thích:

Về bản chất vật lý, lực ma sát xuất hiện giữa các vật thể trong cuộc sống là lực điện từ, một trong các lực cơ bản của tự nhiên, giữa các phân tử, nguyên tử.

Câu 18. Hạt nào nêu dưới đây có thể biến đổi thành nơtron trong phân rã b?

A. Phôtôn.

B. Electron.

C. Prôtôn.

D. Nơtrinô.

Đáp án: C

Giải thích:

Quá trình biến đổi đó là: p n + e+ + v.

Câu 19. Phản hạt của hạt e- là:

A. p.

B. n.

C. e+.

D. e-.

Đáp án: C

Giải thích:

Phản hạt của hạt e- là: e+.

Câu 20. Phản hạt của hạt n là:

A. p.

B. n~.

C. e+.

D. n-

Đáp án: B

Giải thích:

Phản hạt của hạt n là: n~

Câu 21. Phản hạt của hạt π+ là:

A. p.

B. n.

C. π-.

D. e-.

Đáp án: C

Giải thích:

Phản hạt của hạt π+ là: π-.

Câu 22. Tương tác giữa các lepton là

A. tương tác yếu.

B. tương tác mạnh.

C. tương tác điện từ.

D. tương tác hấp dẫn.

Đáp án: A

Giải thích:

Tương tác giữa các lepton là tương tác yếu.

Câu 23. Prôtôn

A. ở trạng thái tự do có thể biến đổi thành nơtron theo phương trình p ® n + e+ + v.

B. thuộc loại hạt có tên gọi là mêzon.

C. có phản hạt có điện tích bằng 1.

D. là loại hạt bền.

Đáp án: D

Giải thích:

A – sai vì proton là hạt sơ cấp bền.

B – sai vì proton thuộc hạt có tên là barion.

C – sai vì phản hạt có điện tích bằng -1.

D - đúng

Câu 24. Hạt nào thuộc hạt lepton?

A. Electron.

B. Mêzôn.

C. Barion.

D. Hipêron.

Đáp án: A

Giải thích:

Leptôn: gồm các hạt nhẹ, có khối lượng từ 0 đến 200me như: electron, pôzitrôn, nơtrinô, muyôn (μ+,μ), các hạt (t+, t -),...

Câu 25. Trong quá trình phân rã có sự biến đổi theo phương trình nào nêu dưới đây?

A. p n + e- + v.

B. p n + e+v~.

C. n p + e- + v.

D. n p + e- + v~.

Đáp án: D

Giải thích:

Quá trình phân rã n:

pn+e++v

np+e+v~

Câu 26. Tương tác mạnh là tương tác giữa các

A. hađrôn.

B. phôtôn.

C. leptôn.

D. electron.

Đáp án: A

Giải thích:

Tương tác mạnh là tương tác giữa các hađrôn.

Câu 27. Hạt sơ cấp là

A. phôtôn, leptôn, mêzon, hađrôn.

B. phôtôn, leptôn, mêzon và barion.

C. phôtôn, leptôn, barion và hađrôn.

D. phôtôn, leptôn, nuclôn và hipêrôn.

Đáp án: B

Giải thích:

Hạt sơ cấp là phôtôn, leptôn, mêzon và barion.

Câu 28. Phát biểu nào dưới đây khi nói về hạt sơ cấp là không đúng?

A. Hạt sơ cấp nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử, có khối lượng nghỉ xác định.

B. Hạt sơ cấp có thể có điện tích, điện tích tính theo đơn vị e, e là điện tích nguyên tố.

C. Hạt sơ cấp đều có momen động lượng và momen từ riêng.

D. Mỗi hạt sơ cấp có thời gian sống như nhau.

Đáp án: D

Giải thích:

A – đúng

B – đúng

C – đúng

D – sai vì mỗi hạt sơ cấp có thời gian sống nhất định, có thể thời gian đó rất dài hoặc rất ngắn.

Câu 29. Các hạt sơ cấp tương tác với nhau theo các cách sau?

A. Tương tác hấp dẫn.

B. Tương tác điện từ.

C. Tương tác mạnh hay yếu.

D. Tất cả các tương tác trên

Đáp án: D

Giải thích:

Các hạt sơ cấp có thể tương tác với nhau theo 4 cách trên.

Câu 30. Hạt sơ cấp có các loại sau:

A. photon.

B. lepton.

C. hadron.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích:

Hạt sơ cấp có các loại: phôtôn; leptôn; mêzôn và barion. Mêzôn và barioon có tên chung là hađrôn

Câu 31. Lực nào không chịu tác dụng của tương tác điện từ

A. Lực ma sát

B. Trọng lực

C. Lực Lo-ren

D. Lực hạt nhân

Đáp án: D

Câu 32. Chọn phát biểu đúng:

A. Các leptôn (các hạt nhẹ) có khối lượng từ 400me đến 500me

B. Các leptôn (các hạt nhẹ) có khối lượng từ 300me đến 400me

C. Các leptôn (các hạt nhẹ) có khối lượng từ 200me đến 300me

D. Các leptôn (các hạt nhẹ) có khối lượng từ 0 đến 200me

Đáp án: D

Câu 33. Hipêron có khối lượng:

A. nhỏ hơn khối lượng Mêzôn

B. Nhỏ hơn khối lượng nuclôn.

C. lớn hơn khối lượng nuclôn.

D. nhỏ hơn khối lượng lepton

Đáp án: C

Câu 34. Phản hạt của một hạt sơ cấp có:

A. Cùng khối lượng nhưng điện tích trái dấu và cùng giá trị tuyệt đối.

B. cùng khối lượng nhưng điện tích cùng dấu và cùng giá trị tuyệt đối.

C. khác khối lượng nhưng điện tích cùng dấu và cùng giá trị tuyệt đối.

D. khác khối lượng nhưng điện tích trái dấu và cùng giá trị tuyệt đối.

Đáp án: A

Câu 35. Tương tác của các hạt sơ cấp có bao nhiêu loại?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Đáp án: A

Câu 36. Hađrôn không phải là các hạt

A. sơ cấp, có khối lượng từ vài trăm đến vài nghìn lần me.

B. nhẹ như nơtrinô, electron, muyôn, tauon,…

C. gồm các mêzôn và barion.

D. gồm các mêzôn p, mêzôn K, các nucleon và hipêron.

Đáp án: B

Câu 37. Phản hạt của một hạt sơ cấp là một hạt có :

A. Cùng khối lượng nhưng điện tích trái dấu và cùng giá trị tuyệt đối.

B. Cùng khối lượng.

C. Cùng khối lượng và cùng điện tích.

D. Cùng khối lượng nhưng điện tích trái dấu và có độ lớn khác nhau.

Đáp án: A

Câu 38. Trong các hạt sơ cấp, hạt và phản hạt của nó có đặc điểm nào sau đây:

A. có cùng khối lượng nghỉ, cùng spin và có điện tích bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu nhau

B. có cùng khối lượng nghỉ, cùng spin và có điện tích bằng nhau

C. có cùng năng lượng nghỉ, cùng spin và có điện tích bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu nhau

D. có cùng khối lượng nghỉ, cùng điện tích và luôn có spin bằng không

Đáp án: A

Câu 39.

Tính chất hóa học của một nguyên tố phụ thuộc vào:

A. khối lượng nguyên tử

B. điện tích của hạt nhân

C. bán kính hạt nhân

D. năng lượng liên kết

Đáp án: B

Câu 40.

Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi các hạt nhân của chúng có:

A. số nuclôn giống nhau nhưng số nơtron khác nhau

B. số nơtron giống nhau nhưng số proton khác nhau

C. số proton giống nhau nhưng số nơtron khác nhau

D. khối lượng giống nhau nhưng số proton khác nhau

Đáp án: C

1 2,103 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: