TOP 40 câu Trắc nghiệm Dao động điều hoà (có đáp án 2024) – Vật Lí 12

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 Bài 1: Dao động điều hoà có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 1.

1 34,034 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 1: Dao động điều hoà

Bài giảng Vật Lí 12 Bài 1: Dao động điều hoà

Câu 1. Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì

A. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị dương.

B. độ lớn vận tốc và độ lớn gia tốc cùng giảm.

C. vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.

D. độ lớn vận tốc tăng và độ lớn gia tốc không thay đổi.

Đáp án: C

Giải thích:

A - Sai, vì vận tốc có giá trị âm, còn gia tốc có giá trị dương.

B - Sai, vì độ lớn vận tốc giảm, còn độ lớn gia tốc tăng.

C - Đúng, vì một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì vecto vận tốc ngược chiều với vecto gia tốc.

D - Sai, vì độ lớn vận tốc giảm còn độ lớn gia tốc tăng.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai? Khi một vật dao động điều hòa thì

A. động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

B. thế năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

D. vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

Đáp án: C

Giải thích:

A – đúng

B – đúng

C – Sai, vì khi vật dao động điều hòa thì cơ năng được bảo toàn.

D – đúng

Câu 3. Chọn phương án đúng nhất. Pha ban đầu của dao động điều hoà phụ thuộc vào

A. gốc thời gian.

B. trục tọa độ.

C. biên độ dao động.

D. gốc thời gian và trục tọa độ.

Đáp án: D

Giải thích: Pha ban đầu của dao động điều hoà phụ thuộc vào cách chọn gốc thời gian và trục tọa độ.

Câu 4. Dao động điều hòa đổi chiều khi

A. lực tác dụng có độ lớn cực đại.

B. lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.

C. lực tác dụng biến mất.

D. không có lực nào tác dụng vào vật.

Đáp án: A

Giải thích: Dao động điều hòa đổi chiều khi vật ở vị trí biên khi đó lực tác dụng có độ lớn cực đại.

Câu 5. Một vật dao động điều hòa với biên độ A thì cơ năng của vật

A. bằng 0,5 lần thế năng của vật ở li độ x=±A2.

B. bằng 2 lần thế năng của vật ở li độ x=±A2.

C. bằng 43 lần thế năng của vật ở li độ x=±A32.

D. bằng 34 lần thế năng của vật ở li độ x=±A32.

Đáp án: C

Giải thích:

- Khi vật đi qua vị trí x=±A2:

Wt=12kx2=12k±A22=14.12kA2=W4W=4Wt

- Khi vật ở vị trí x=±A32:

Wt=12kx2=12k±A322=34.12kA2=3W4W=43Wt

Câu 6. Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian?

A. Vận tốc, li độ, gia tốc.

B. Động năng, biên độ, li độ.

C. Động năng, thế năng, cơ năng.

D. Cơ năng, biên độ, chu kì.

Đáp án: D

Giải thích: Khi một vật dao động điều hòa cơ năng, biên độ, chu kì không đổi theo thời gian.

Câu 7. Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thế năng và động năng của vật được bảo toàn trong quá trình dao động.

B. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.

D. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.

Đáp án: D

Giải thích:

A – sai, vì trong dao động điều hòa thế năng và động năng biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

B – sai, vì trong dao động điều hòa cơ năng của vật được bảo toàn.

C – sai, vì tại vị trí biên v = 0 nên động năng bằng 0.

D – đúng vì Wt=12kx2 nên khi vật ở biên thì li độ x đạt cực đại.

Câu 8. Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên

A. cùng tần số và cùng pha với li độ.

B. cùng tần số và ngược pha với li độ.

C. khác tần số và vuông pha với li độ.

D. khác tần số và cùng pha với li độ.

Đáp án: B

Giải thích:

Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa là: a=ω2x.

Gia tốc biến thiên cùng tần số và ngược pha với li độ x.

Câu 9. Đồ thị của dao động điều hòa là

A. một đường hình sin.

B. một đường thẳng.

C. một đường elip.

D. một đường parabol.

Đáp án: A

Giải thích: Đồ thị của dao động điều hòa là một đường hình sin.

Câu 10. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi chất điểm đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì

A. thế năng của chất điểm giảm.

B. động năng của chất điểm tăng.

C. cơ năng được bảo toàn.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi chất điểm đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì:

+ Li độ giảm => thế năng giảm.

+ Vận tốc tăng => động năng tăng.

+ Cơ năng được bảo toàn.

Câu 11. Chu kì của dao động điều hòa là

A. là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây.

B. là số dao động toàn phần thực hiện được trong một phút.

C. là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần.

D. là khoảng thời gian vật thực hiện được một số dao động toàn phần.

Đáp án: C

Giải thích: Chu kì của dao động điều hòa là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần.

Câu 12. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về dao động điều hòa?

A. Trong dao động điều hòa, véctơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.

B. Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của một vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian.

C. Dao động điều hòa có tính tuần hoàn.

D. Đồ thị của dao động điều hòa là một đường thẳng.

Đáp án: D

Giải thích:

A – Đúng

B – Đúng

C – Đúng

D – Sai, đồ thị của dao động điều hòa là một đường hình sin.

Câu 13. Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động

A. nhanh dần.

B. nhanh dần đều.

C. tròn đều.

D. chậm dần.

Đáp án: A

Giải thích: Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động nhanh dần.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa li độ, vận tốc, gia tốc là đúng?

A. Trong dao động điều hòa li độ và vận tốc luôn trái dấu.

B. Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn trái dấu.

C. Trong dao động điều hòa vận tốc và gia tốc luôn cùng dấu.

D. Trong dao động điều hòa vận tốc và li độ luôn cùng dấu.

Đáp án: B

Giải thích:

A – Sai, li độ và vận tốc có thể cùng dấu hoặc trái dấu.

B – Đúng vì a=ω2x.

C – Sai, vận tốc và gia tốc có thể cùng dấu hoặc trái dấu.

D – Sai, vận tốc và li độ có thể cùng dấu hoặc trái dấu.

Câu 15. Vật dao động điều hòa với phương trình x=Acosωt+φ. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc dao động v và li độ x có dạng

A. elip.

B. parabol.

C. đường thẳng.

C. đường cong.

Đáp án: A

Giải thích:

Vật dao động điều hòa với phương trình x=Acosωt+φ.

Vận tốc và li độ có mối liên hệ: xA2+vAω2=1

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc dao động v và li độ x có dạng elip.

Câu 16. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo có chiều dài 10 cm. Biên độ của dao động là

A. 10 cm.

B. 5 cm.

C. 2,5 cm.

D. 1,125 cm.

Đáp án: B

Giải thích: Biên độ của dao động là: .

Câu 17. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì tốc độ của nó là 20 cm/s. Khi chất điểm có tốc độ là 10 cm/s thì gia tốc của nó có độ lớn là 403cm/s2. Biên độ dao động của chất điểm là

A. 2 cm.

B. 4 cm.

C. 5 cm.

D. 6 cm.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có:

aamax2+vvmax2=1403amax2+10202=1

amax=80cm/s2

A=vmax2amax=20280=5cm

Câu 18. Một vật dao động điều hòa có chu kì 2 s, biên độ 10 cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 5 cm, tốc độ của nó bằng

A. 27,21 cm.

B. 30,22 cm.

C. 55,13 cm.

D. 62,05 cm.

Đáp án: A

Giải thích:

Từ công thức: x2+v2ω2=A2 suy ra:

v=ωA2x2=2πTA2x2

=2π21025227,21cm/s

Câu 19. Một vật thực hiện dao động điều hoà với biên độ A tại thời điểm t1 = 1,2 s vật đang ở vị trí x=A2 theo chiều âm, tại thời điểm t2 = 9,2 s vật đang ở biên âm và đã đi qua vị trí cân bằng 3 lần tính từ thời điểm t1. Hỏi tại thời điểm ban đầu thì vật đang ở đâu và đi theo chiều nào?

A. 0,98A chuyển động theo chiều âm.

B. 0,98A chuyển động theo chiều dương.

C. 0,5A chuyển động theo chiều âm.

D. 0,5A chuyển động theo chiều dương.

Đáp án: B

Giải thích:

Chọn lại gốc thời gian t = t1 = 1,2 s thì pha dao động có dạng: ϕ=ωt+π3

Từ M1 quay một vòng (ứng với thời gian T) thì vật qua vị trí cân bằng 2 lần, rồi quay tiếp một góc 2π3 (ứng với thời gian T3) vật đến biên âm và tổng cộng đã qua vị trí cân bằng 3 lần.

Ta có: T+T3=9,21,2T=6s

ω=2πT=π3rad/s

Để tìm trạng thái ban đầu ta cho t = − 1,2 s thì

Φ=1,2π3+π3=π15x=Acosϕ=0,98Av=Aωsinϕ>0

Chọn đáp án B.

Câu 20. Một vật dao động theo phương trình x=4.cosπt6 cm (t đo bằng giây). Tại thời điểm t1 li độ là 23cm và đang giảm. Tính li độ sau thời điểm t1 là 3 (s).

A. 1,2 cm.

B. -3 cm.

C. -2 cm.

D. 5 cm.

Đáp án: C

Giải thích:

Dùng PTLG:

x=4cosπt6=23v=x'=π64.sinπt6<0πt6=π6

xt+3=4cosπ6t+3(s)

xt+3=4cosπt6+π2=2cm

Câu 21. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x=4cosπ2+π2 cm(t đo bằng giây). Từ thời điểm t = 0 (s) đến thời điểm t = 5 (s) vật đi qua vị trí x = − 2 cm là

A. 3 lần trong đó 1 lần đi theo chiều dương và 2 lần đi theo chiều âm.

B. 4 lần trong đó 2 lần đi theo chiều dương và 2 lần đi theo chiều âm.

C. 5 lần trong đó 2 lần đi theo chiều dương và 3 lần đi theo chiều âm.

D. 6 lần trong đó 3 lần đi theo chiều dương và 3 lần đi theo chiều âm.

Đáp án: A

Giải thích:

Vật dao động với phương trình là: x=4cosπt2+π2Φ=πt2+π2

Vị trí bắt đầu quét: Φt1=π.02+π2=π2

Góc quét thêm: ΔΦ=2π+0,5π

ΔΦ=2π1vongco2lan(1lantheo  chieuduongva1lantheochieuam)+0,5πco1lantheochieuam

Chọn đáp án A.

Câu 22. Một vật dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc ω. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí có toạ độ dương và có vận tốc bằng  ωA2. Phương trình dao động của vật là

A. x=Acosωt + π12 cm

B. x=Acosωt + π6 cm

C. x=Acosωt+5π6 cm

D. x=Acosωt+2π5 cm

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

x=Acosωt+φv=ωAsinωt+φ

t=0x=Acosφ>0v=ωAsinφ=ωA2<0φ=+π6x=Acosωt+π6

Câu 23. Vật dao động điều hòa với vận tốc cực đại bằng 3 m/s và gia tốc cực đại bằng 30π m/s2. Lúc t = 0 vật có vận tốc v1=+1,5 m/s và thế năng đang giảm. Hỏi sau thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì vật có gia tốc bằng  15πm/s2?

A. 0,01 s.

B. 0,02 s.

C. 0,05 s.

D. 0,15 s.

Đáp án: A

Giải thích:

Từ các công thức: amax=ω2Avmax=ωA suy ra ω=amaxvmax=10πrad/s

Ta có: v1=1,5=vmax2x=±A32

Mà thế năng đang giảm nên chọn x1=A32

Khi a2=15π=amax2x2=A2 (vì sau thời gian ngắn nhất nên chọn x2=A2)

tA32A2=T6+T12=14.2πω=0,05s

Chọn đáp án C.

Câu 24. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=4cosπ2tπ3 (cm) (t tính bằng giây). Thời điểm vật đi qua vị trí có li độ x=23 cm theo chiều âm lần thứ 2 là

A. 5s.

B. 6s.

C. 7s.

D. 8s.

Đáp án: A

Giải thích:

Dùng PTLG:

x=4cosπt2π3=23x=v'=2ππt2π3<0cosπt2π3=32sinπt2π3>0

πt2π3=π6+n.2π

t=1+n.40n=0,1,2,3....

Lần thứ 2 ứng với n = 1 nên t = 5(s)

Chọn đáp án A.

Câu 25. Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x=6cos2πt+π4, trong đó x tính bằng xentimét (cm) và t tính bằng giây (s). Chỉ xét các thời điểm chất điểm đi qua vị trí có li độ x = 3 cm theo chiều dương. Thời điểm lần thứ 10 là

A. t=22924s.

B. t=12524s.

C. t=2215s.

D. t=3715s.

Đáp án: A

Giải thích:

Chu kì dao động là: T=2πω=1s.

Ta có:

Lần 1 vật đến x = 3 cm theo chiều dương:

t1=T8+T12+T6+T6=13T24=1324s

Lần 10 vật đến x = 3 cm theo chiều dương:

t=t1+9T=1324+9.1=22924s

Chọn đáp án A.

Câu 26. Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kì T. Thời gian dài nhất để vật đi được quãng đường có độ dài 7A là

A. T6.

B. 5T6.

C. 3T4.

D. 11T6.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:

tmax'Smin'=7A=3.2A3.T2+AT3tmax'=3.T2+T3=11T6

Chọn đáp án D.

Câu 27. Một dao động điều hòa x=Acosωtπ3, sau thời gian vật trở lại vị trí ban đầu và đi được quãng đường 8 cm. Tìm quãng đường đi được trong giây thứ 2013.

A. 2 cm.

B. 4 cm.

C. 8 cm.

D. 16 cm.

Đáp án: D

Giải thích:

Từ phương trình dao động xác định được vị trí ban đầu như hình vẽ.

Vì sau thời gian 23s vật trở lại vị trí ban đầu và đi được quãng đường 8 cm nên:

T6+T6T=2sA2+A2=8A=8cm

Trong giây thứ 2013=1006T+T2 (t=T2) quãng đường đi được là:

S = 2A = 16 cm

Chọn đáp án D.

Câu 28. Một vật dao động điều hoà dọc theo phương trình x=5cos2π3tπ3(cm). Kể từ thời điểm t = 0, sau thời gian bao lâu thì vật đi được quãng đường 7,5 cm?

A. 1 s.

B. 1,25 s.

C. 3,32 s.

D. 4,15 s.

Đáp án: B

Giải thích:

Thời gian ngắn nhất đi từ x=A2 đến x = A rồi đến x = 0 là:

tmin=T6+T4=512.2πω=1,25s

Chọn đáp án B.

Câu 29. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 14 cm với chu kì 1 s. Từ thời điểm vật qua vị trí có li độ 3,5 cm theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai, vật có tốc độ trung bình là

A. 27 cm/s.

B. 35 cm/s.

C. 70 cm/s.

D. 91 cm/s.

Đáp án: A

Giải thích:

Biên độ của vật là: A=L2=142=7(cm)

Gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu (amin = ω2A) khi x = +A.

Tính từ thời điểm vật ở vị trí có li độ 3,5 cm x1=A2 theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai x2=+A thì thời gian và quãng đường đi được:

t=T6+T=76sS=A2+4A=31,5cmvtb=St=27cm/s

Chọn đáp án A.

Câu 30. Một vật dao động với phương trình x=6cos10πt3 cm. Tính từ t = 0 thời điểm lần thứ 2013 vật có tốc độ 10π cm/s là

A. 302,18 s.

B. 200,16 s.

C. 301,85 s.

D. 205,71 s.

Đáp án: C

Giải thích:

Chu kì của dao động là: T=2πω=0,6s.

Thay tốc độ 10π cm/s vào phương trình:

x2+v2ω2=A2x=33cm

Ta nhận thấy: 20134=503 dư 1

t=503T+t1 nên ta chỉ cần tìm t1

t1=T12t=503T+T12=301,85s

Chọn đáp án C.

Câu 31. Một vật nhỏ dao động mà phương trình vận tốc v=5πcosπt+π6 (cm/s). Tốc độ trung bình của vật tính từ thời điểm ban đầu đến vị trí động năng bằng 13 thế năng lần thứ hai là

A. 6,34 s.

B. 12,34 s.

C. 17,02 s.

D. 21,93 s.

Đáp án: A

Giải thích:

Đối chiếu với phương trình tổng quát ta suy ra phương trình li độ:

x=Acosωt+φv=ωAsinωt+φ=ωAcosωt+φ+π2

với v=5πcosπt+π6

suy ra: ω=πrad/sA=5cmφ=π3x=5cosπtπ3cm

Từ điều kiện: Wd=13WtWd=14WWt=34Wx=A32

Thời điểm lần thứ 2 động năng bằng một phần ba thế năng thì vật đi được quãng đường và thời gian tương ứng là:

ΔS=A2+AA323,17cmΔt=T6+T12=0,5s

Vậy tốc độ trung bình trong khoảng thời gian đó là: vtb=ΔSΔt=6,34cm/s

Chọn đáp án A.

Câu 32. Vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acosωt (cm). Sau khi dao động được 1/6 chu kì vật có li độ √3/2 cm. Biên độ dao động của vật là:

A. 2√2 cm

B. √3 cm

C. 2 cm

D. 4√2 cm

Đáp án: B

Giải thích:

- Tại t = 0 vật ở vị trí x = + A

- Sau Δt = T/6 < T/2 vật ở vị trí x = √3/2 cm

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Chọn đáp án B

Câu 33. Vật dao động điều hòa với phương trình gia tốc a = 40π2cos(2πt + π/2) cm/s2. Phương trình dao động của vật là

A. x = 6cos(2πt - π/4) cm

B. x = 10cos(2πt - π/2) cm

C. x = 10cos(2πt) cm

D. x = 20cos(2πt - π/2) cm

Đáp án: B

Giải thích:

- Biên độ của dao động:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Gia tốc biến thiên sớm pha π so với li độ nên:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Phương trình dao động của vật:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Chọn đáp án B

Câu 34. Một vật dao động điều hòa với phương trình dạng cos. Chọn gốc tính thời gian khi vật đổi chiều chuyển động và khi đó gia tốc của vật đang có giá trị dương. Pha ban đầu là:

A. -π/2

B. -π/3

C. π

D. π/2

Đáp án: C

Giải thích:

- Vật đổi chiểu chuyển động tại vị trí biên:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Gia tốc của vật đang có giá trị dương khi:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Tại thời điểm ban đầu (t = 0):

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Chọn đáp án C

Câu 35. Một vật dao động điều hòa với vận tốc góc 5 rad/s. Khi vật đi qua li độ 5 cm thì nó có tốc độ là 25 cm/s. Biên độ dao động của vật là:

A. 5√2 cm

B. 10 cm

C. 5,24 cm

D. 5√3 cm

Đáp án: A

Giải thích:

- Biên độ dao động của vật:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Chọn đáp án A

Câu 36. Một vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Khi vật có tốc độ 10 cm/s thì có gia tốc 40√3 cm/s2. Tần số góc của dao động là:

A. 1 rad/s

B. 4 rad/s

C. 2 rad/s

D. 8 rad/s

Đáp án: B

Giải thích:

- Áp dụng hệ thức độc lập giữa vận tốc và gia tốc:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Chọn đáp án B

Câu 37. Chất điểm dao động điểu hòa trên đoạn MN = 4 cm, với chu kì T = 2s. Chọn gốc thời gian khi chất điểm có li độ x = -1 cm, đang chuyển động theo chiều dương. Phương trình dao động là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Đáp án: A

Giải thích:

- Biên độ dao động:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Tần số góc:

- Pha ban đầu:

+ Tại thời điểm ban đầu t = 0 :

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Phương trình dao động của vật:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Chọn đáp án A

Câu 38. Một chất điểm dao động điều hòa dọc trục Ox với phương trình x = 10cos2πt (cm). Quãng đường đi được của chất điểm trong một chu kì dao động là:

A. 10 cm.

B. 30 cm.

C. 40 cm.

D. 20 cm.

Đáp án: C

Giải thích:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Chọn đáp án C

Câu 39. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos10t (t tính bằng s). Tại t = 2 s, pha của dao động là:

A. 10 rad.

B. 40 rad.

C. 20 rad.

D. 5 rad.

Đáp án: C

Giải thích:

- Pha dao động của vật tại t = 2 s là: 10.2 = 20 rad

Chọn đáp án C

Câu 40. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cosπt (cm,s). Tốc độ của vật có giá trị cực đại là bao nhiêu?

A. –5π cm/s.

B. 5π cm/s.

C. 5 cm/s.

D. 5/π cm/s.

Đáp án: B

Giải thích:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

Chọn đáp án B

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Con lắc lò xo có đáp án

Trắc nghiệm Con lắc đơn có đáp án

Trắc nghiệm Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức có đáp án

Trắc nghiệm Tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số. Phương pháp Fre-nen có đáp án

Trắc nghiệm Sóng cơ và sự truyền sóng cơ có đáp án

1 34,034 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: