TOP 40 câu Trắc nghiệm Các loại quang phổ (có đáp án 2024) – Vật lí 12

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 12 Bài 26: Các loại quang phổ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí lớp 12 Bài 26.

1 14,345 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 26: Các loại quang phổ

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 12 Bài 26: Các loại quang phổ

Câu 1: Máy quang phổ là dụng cụ dùng để

A. đo bước sóng các vạch quang phổ.

B. tiến hành các phép phân tích quang phổ.

C. quan sát và chụp quang phổ của các vật.

D. phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.

Đáp án: D

Giải thích:

Máy quang phổ là dụng cụ để phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.

Câu 2: Hiện tượng quang học nào sau đây sử dụng trong máy phân tích quang phổ?

A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.

C. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.

D. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Đáp án: D

Giải thích:

Máy quang phổ là dụng cụ để phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.

Máy phân tích quang phổ sử dụng hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về máy quang phổ?

A. Là dụng cụ dùng để phân tích chùm ánh sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau.

B. Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.

C. Dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra.

D. Bộ phận của máy làm nhiệm vụ tán sắc ánh sáng là thấu kính.

Đáp án: D

Giải thích:

A – đúng

B – đúng

C – đúng

D – sai, bộ phận làm nhiệm vụ tán sắc ánh sáng là lăng kính.

Câu 4: Ống chuẩn trực trong máy quang phổ có tác dụng

A. tạo ra chùm tia sáng song song.

B. tập trung ánh sáng chiếu vào lăng kính.

C. tăng cường độ sáng.

D. tán sắc ánh sáng.

Đáp án: A

Giải thích:

Ống chuẩn trực trong máy quang phổ là bộ phận có dạng một cái ống tạo ra chùm tia sáng song song.

Câu 5: Khe sáng của ống chuẩn trực được đặt tại

A. tiêu điểm ảnh của thấu kính.

B. quang tâm của kính.

C. tiêu điểm vật của kính.

D. tại một điểm trên trục chính.

Đáp án: A

Giải thích:

Khe sáng của ống chuẩn trực được đặt tại tiêu điểm vật của một thấu kính hội tụ.

Chọn đáp án C

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong máy quang phổ, ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song.

B. Trong máy quang phổ, buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính.

C. Trong máy quang phổ, lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp song song thành các chùm sáng đơn sắc song song.

D. Trong máy quang phổ, quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh luôn là một dải sáng có màu cầu vồng.

Đáp án: D

Giải thích:

A – đúng

B – đúng

C – đúng

D – sai, vì chỉ có ánh sáng trắng mới tạo ra trong buồng ảnh là một dải sáng có màu cầu vồng.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi cho ánh sáng trắng chiếu vào máy quang phổ?

A. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia phân kì có nhiều màu khác nhau.

B. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh gồm nhiều chùm tia sáng song song.

C. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia phân kì màu trắng.

D. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một chùm tia sáng màu song song.

Đáp án: B

Giải thích:

Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ có tác dụng phân tích chùm tia sáng song song chiếu tới thành nhiều chùm tia đơn sắc song song.

Câu 8: Những chất nào sau đây phát ra quang phổ liên tục?

A. Chất khí ở nhiệt độ cao.

B. Chất rắn ở nhiệt độ thường.

C. Hơi kim loại ở nhiệt độ cao.

D. Chất khí có áp suất lớn, ở nhiệt độ cao.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguồn phát quang phổ liên tục là các chất rắn, chất lỏng và những chất khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng.

Câu 9: Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là

A. chỉ phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.

B. chỉ phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng và không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

C. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

D. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng và không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là nó không phụ thuộc bản chất của vật phát sáng, mà chỉ phụ thuộc nhiệt độ của vật.

Câu 10: Quang phổ của nguồn sáng nào sau đây không phải là quang phổ liên tục ?

A. Sợi dây tóc nóng sáng trong bóng đèn.

B. Một đèn LED đỏ đang nóng sáng.

C. Mặt trời.

D. Miếng sắt nung nóng.

Đáp án: B

Giải thích:

Quang phổ của sợi dây tóc nóng sáng trong bóng đèn, mặt trời, miếng sắt nung nóng là quang phổ liên tục.

Quang phổ của đèn Led đỏ đang nóng sáng là quang phổ vạch phát xạ.

Câu 11: Nguồn sáng phát ra quang phổ vạch phát xạ là

A. mặt trời.

B. khối sắt nóng chảy.

C. bóng đèn nê-on của bút thử điện.

D. ngọn lửa đèn cồn trên có rắc vài hạt muối.

Đáp án: C

Giải thích:

Bóng đèn nê-on của bút thử điện có chất khí, khi có dòng điện đi qua thì nó phát ra các vạch màu riêng biệt đặc trưng cho nguyên tố đó và đó là quang phổ vạch phát xạ.

Còn mặt trời, khối sắt nóng chảy, ngọn lửa đèn cồn trên có rắc vài hạt muối là các nguồn phát ra quang phổ liên tục.

Câu 12: Quang phổ vạch phát xạ đặc trưng cho

A. thành phần cấu tạo của chất.

B. chính chất đó.

C. thành phần nguyên tố có mặt trong chất.

D. cấu tạo phân tử của chất.

Đáp án: C

Giải thích:

Quang phổ vạch phát xạ đặc trưng cho thành phần nguyên tố có mặt trong chất.

Câu 13: Để nhận biết sự có mặt của nguyên tố hoá học trong một mẫu vật, ta phải nghiên cứu loại quang phổ nào của mẫu đó?

A. Quang phổ vạch phát xạ.

B. Quang phổ liên tục.

C. Quang phổ hấp thụ.

D. Cả ba loại quang phổ trên.

Đáp án: A

Giải thích:

Quang phổ vạch phát xạ đặc trưng cho thành phần nguyên tố có mặt trong chất.

Câu 14: Quang phổ vạch phát xạ được phát ra do

A. các chất khí hay hơi ở áp suất thấp khi bị kích thích phát sáng.

B. chiếu ánh sáng trắng qua chất khí hay hơi bị nung nóng.

C. các chất rắn, lỏng hoặc khí khi bị nung nóng.

D. các chất rắn, lỏng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng.

Đáp án: A

Giải thích:

Quang phổ vạch phát xạ được phát ra do các chất khí, hay hơi ở áp suất thấp phát ra khi bị kích thích (khi nóng sáng hoặc khi có dòng điện phóng qua).

Câu 15: Dựa vào quang phổ vạch có thể xác định

A. thành phần cấu tạo của chất.

B. công thức phân tử của chất.

C. phần trăm của các nguyên tử.

D. nhiệt độ của chất đó.

Đáp án: A

Giải thích:

Dựa vào quang phổ vạch có thể xác định thành phần cấu tạo của chất.

Câu 16: Tìm phát biểu sai. Hai nguyên tố khác nhau có đặc điểm quang phổ vạch phát xạ khác nhau về

A. số lượng các vạch quang phổ.

B. bề rộng các vạch quang phổ.

C. độ sáng tỉ đối giữa các vạch quang phổ.

D. màu sắc các vạch và vị trí các vạch màu.

Đáp án: B

Giải thích:

Các nguyên tố khác nhau, phát ra các vạch quang phổ vạch khác hẳn nhau về số lượng vạch, về màu sắc, bước sóng (tức là vị trí) của các vạch và về cường độ sáng của các vạch đó.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ.

B. Mỗi nguyên tố hoá học ở trạng thái khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích phát sáng có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng.

C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu biến đổi liên tục nằm trên một nền tối.

D. Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống các vạch sáng màu nằm riêng rẽ trên một nền tối.

Đáp án: C

Giải thích:

A – đúng

B – đúng

C – sai, đó là quang phổ liên tục.

D – đúng

Câu 18: Để xác định thành phần của một hợp chất khí bằng phép phân tích quang phổ vạch phát xạ của nó. Người ta dựa vào

A. số lượng vạch.

B. màu sắc các vạch.

C. độ sáng tỉ đối giữa các vạch.

D. tất cả các yếu tố trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Các nguyên tố khác nhau, phát ra các vạch quang phổ vạch khác hẳn nhau về số lượng vạch, về màu sắc, bước sóng (tức là vị trí) của các vạch và về cường độ sáng của các vạch đó.

Câu 19: Quang phổ của Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là

A. quang phổ liên tục.

B. quang phổ vạch phát xạ.

C. quang phổ vạch hấp thụ.

D. A, B, C đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

Quang phổ của Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là quang phổ vạch hấp thụ của lớp khí quyển Trái Đất.

Câu 20: Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong quang phổ phát xạ của nguyên tố đó.

B. Trong quang phổ vạch hấp thụ các vân tối cách đều nhau.

C. Trong quang phổ vạch phát xạ các vân sáng và các vân tối cách đều nhau.

D. Quang phổ vạch của các nguyên tố hoá học đều giống nhau ở cùng một nhiệt độ.

Đáp án: A

Giải thích:

A – đúng

B – sai, trong quang phổ vạch hấp thụ các vân tối không cách đều nhau.

C – sai, trong quang phổ vạch phát xạ các vân sáng và các vân tối không cách đều nhau.

D – sai, quang phổ liên tục của các nguyên tố hoá học đều giống nhau ở cùng một nhiệt độ.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Quang phổ vạch phát xạ có những vạch màu riêng lẻ nằm trên nền tối.

B. Quang phổ vạch hấp thụ có những vạch sáng nằm trên nền quang phổ liên tục.

C. Quang phổ vạch phát xạ do các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra.

D. Có hai loại quang phổ vạch là quang phổ vạch hấp thụ và quang phổ vạch phát xạ.

Đáp án: B

Giải thích:

Quang phổ vạch hấp thụ có những vạch tối hay đám vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục.

Câu 22: Quang phổ vạch phát xạ

A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch.

B. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

D. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

Đáp án: B

Giải thích:

Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục.

B. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch.

C. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.

D. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.

Đáp án: D

Giải thích:

A – sai, vì nguồn phát quang phổ liên tục là các chất rắn, chất lỏng và những chất khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng, chứ không phải chất khí ở áp suất thấp.

B – sai, vì chất khí hay hơi ở áp suất thấp mới cho quang phổ vạch phát xạ và chất khí hay hơi có nhiệt độ thấp hơn ở nguồn sáng mới cho quang phổ vạch hấp thụ.

C – sai, vì quang phổ liên tục không phụ thuộc vào cấu tạo nguồn sáng mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Ở cùng một nhiệt độ thì quang phổ liên tục của mọi chất là như nhau.

D – đúng

Câu 24: Quang phổ vạch thu được khi nguồn sáng ở trạng thái:

A. rắn.

B. khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp.

C. lỏng.

D. khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất cao.

Đáp án: B

Giải thích:

Quang phổ vạch do chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra.

Câu 25: Để xác định nhiệt độ của nguồn sáng bằng phép phân tích quang phổ, người ta dựa vào yếu tố nào sau đây?

A. Quang phổ liên tục.

B. Quang phổ hấp thụ.

C. Quang phổ vạch phát xạ.

D. Sự phân bố năng lượng trong quang phổ.

Đáp án: A

Giải thích:

Sự phân bố cường độ sáng của các vùng màu khác nhau trong quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật. Nhiệt độ của vật sáng càng cao thì vùng màu sáng nhất có bước sóng càng ngắn.

Phân tích quang phổ liên tục người ta có thể xác định được nhiệt độ của nguồn sáng.

Câu 26: Phép phân tích quang phổ là

A. phép phân tích một chùm sáng nhờ hiện tượng tán sắc.

B. phép phân tích thành phần cấu tạo của một chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra.

C. phép đo nhiệt độ của một vật dựa trên quang phổ do vật phát ra.

D. phép đo vận tốc và bước sóng của ánh sáng từ quang phổ thu được.

Đáp án: B

Giải thích:

Phép phân tích quang phổ là phép phân tích thành phần cấu tạo của một chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra hoặc hấp thụ.

Câu 27: Phép phân tích quang phổ có những ưu điểm nào sau đây ?

A. Phân tích thành phần của hợp chất hoặc hỗn hợp phức tạp nhanh chóng cả về định tính lẫn định lượng.

B. Không làm hư mẫu vật, phân tích được cả những vật rất nhỏ hoặc ở rất xa.

C. Độ chính xác cao.

D. Cả ba phương án đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Phép phân tích quang phổ có ưu điểm:

+ phân tích thành phần của hợp chất hoặc hỗn hợp phức tạp nhanh chóng cả về định tính lẫn định lượng.

+ không làm hư mẫu vật, phân tích được cả những vật rất nhỏ hoặc ở rất xa.

+ độ chính xác cao.

Câu 28: Phép phân tích quang phổ đựơc sử dụng rộng rãi trong thiên văn vì

A. phép tiến hành nhanh và đơn giản.

B. có độ chính xác cao.

C. cho phép ta xác định đồng thời vài chục nguyên tố.

D. có thể tiến hành từ xa.

Đáp án: D

Giải thích:

Một ưu điểm của phép phân tích quang phổ trong trường hợp này là khả năng phân tích từ xa, nó có thể cho ta biết được thành phần hóa học, nhiệt độ và cả tốc độ chuyển động, … của Mặt Trời và các ngôi sao.

Câu 29: Dựa vào quang phổ phát xạ có thể phân tích

A. cả định tính lẫn định lượng.

B. định tính chứ không định lượng đựơc.

C. định lượng chứ không định tính được.

D. định tính và bán định lượng.

Đáp án: A

Giải thích:

Dựa vào quang phổ vạch phát xạ có thể phân tích cả định lượng sự có mặt của nhiều nguyên tố và định tính hàm lượng của các thành phần nguyên tố trong mẫu bằng cách đo cường độ các vạch quang phổ của nguyên tố ấy.

Câu 30: Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ (đảo vạch quang phổ) cho phép kết luận rằng:

A. Trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng có cùng bước sóng.

B. Ở nhiệt độ xác định, một chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại, nó chỉ phát những bức xạ mà nó có khả năng hấp thụ.

C. Các vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sáng.

D. Trong cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sáng.

Đáp án: B

Giải thích:

Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ (đảo vạch quang phổ) cho phép kết luận rằng ở một nhiệt độ xác định, mỗi nguyên tố hóa học chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ, và ngược lại, nó chỉ phát xạ những bức xạ nào mà nó có khả năng hấp thụ.

Câu 31: Có các nguồn phát sáng sau:

1. Bếp than đang cháy sáng.

2. Ống chưa khí hyđrô loãng đang phóng điện.

3. Ngọn lửa đèn cồn có pha muối.

4. Hơi kim loại nóng sáng trong lò luyện kim.

5. Khối kim loại nóng chảy trong lò luyện kim.

6. Dây tóc của đèn điện đang nóng sáng.

- Những nguồn sau đây cho quang phổ liên tục:

A. 1 ; 2 ; 4

B. 1 ; 5 ; 6

C. 4 ; 3 ; 6

D. 3 ; 5 ; 6

Đáp án: B

Giải thích:

- Những nguồn sau đây cho quang phổ liên tục là các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí áp suất cao (chất khí có tỉ khối lớn) được nung nóng đến phát sáng phát ra.

- Ví dụ:

Bếp than đang cháy sáng.

Khối kim loại nóng chảy trong lò luyện kim.

Dây tóc của đèn điện đang nóng sáng.

Câu 32: Điều kiện để thu được quang phổ hấp thụ là khối khí hay hơi:

A. ở áp suất thấp được nung nóng.

B. ở nhiệt độ bất kì được chiếu bởi ánh sáng trắng.

C. được chiếu bởi nguồn phát ánh sáng trắng có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ của khối khí.

D. được chiếu bởi nguồn phát quang phổ vạch. Nhiệt độ của nguồn nhỏ hơn nhiệt độ của khối khí.

Đáp án: C

Giải thích:

- Điều kiện để thu được quang phổ hấp thụ là khối khí hay hơi được chiếu bởi nguồn phát ánh sáng trắng có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ của khối khí.

Câu 33: Hiện tượng đảo sắc của các vạch quang phổ chứng tỏ:

A. trong cùng một điều kiện, vật chất đồng thời hấp thụ và bức xạ ánh sáng.

B. mọi vật đều hấp thụ và bức xạ cùng một loại ánh sáng như nhau.

C. các vạch tối xuất hiện trên quang phổ liên tục chứng tỏ ánh sáng là sóng.

D. nguyên tử phát xạ ánh sáng nào thì cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đó.

Đáp án: D

Giải thích:

- Trong thí nghiệm tạo ra quang phổ vạch hấp thụ, nếu tắt nguồn sáng trắng thấy nền quang phổ liên tục biến mất, đồng thời các vạch tối của quang phổ hấp thụ biến thành các vạch màu của quang phổ vạch phát xạ của chính đám hơi đó. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đảo sắc của các vạch quang phổ

⇒ ở một nhiệt độ nhất định, một đám hơi có khả năng phát ra những ánh sảng đơn sác nào thì nó cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó.

Câu 34: Nếu chiếu ánh sáng trắng qua lớp hơi natri nung nóng rồi cho qua khe của kính quang phổ, nhiệt độ của nguồn sáng bằng nhiệt độ của hơi natri thì trên màn của kính quang phổ ta thu được:

A. quang phổ liên tục

B. quang phổ vạch phát xạ

C. quang phổ vạch hấp thụ

D. đồng thời quang phổ liên tục và quang phổ vạch hấp thụ

Đáp án: A

Giải thích:

- Vì nhiệt độ của nguồn sáng bằng nhiệt độ của hơi natri thì trên màn của kính quang phổ ta chỉ thu được quang phổ liên tục. Quang phổ vạch hấp thụ chưa đủ điều kiện.

Câu 35: Quang phổ vạch phát xạ của natri có hai vạch càng với bước sóng 0,5890 µm và 0,5896 µm. Quang phổ vạch hấp thụ của natri sẽ:

A. thiếu hai vạch có bước sóng 0,5890 µm và 0,5896 µm.

B. thiếu mọi ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 0,5890 µm.

C. thiếu mọi ánh sáng có bước sóng lớn hơn 0,5896 µm.

D. thiếu mọi ánh sáng có bước sóng trong khoảng từ 0,5890 µm và 0,5896 µm.

Đáp án: A

Giải thích:

- Quang phổ vạch phát xạ của natri có hai vạch càng với bước sóng 0,5890 µm và 0,5896 µm thì quang phổ vạch hấp thụ của natri sẽ thiếu hai vạch có bước sóng 0,5890 µm và 0,5896 µm.

Câu 36: Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ của cùng một nguyên tố giống nhau về:

A. cách tạo ra quang phổ

B. màu của các vạch quang phổ

C. vị trí của các vạch quang phổ

D. tính chất không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Đáp án: C

Giải thích:

- Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ của cùng một nguyên tố giống nhau về vị trí của các vạch quang phổ.

Câu 37: Quang phổ liên tục:

A. phụ thuộc nhiệt độ của nguồn sáng

B. phụ thuộc bản chất của nguồn sáng

C. phụ thuộc đồng thời vào nhiệt độ và bản chất của nguồn sáng

D. không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của nguồn sáng

Đáp án: A

Giải thích:

- Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật phát sáng, không phụ thuộc vào cấu tạo chất của vật.

- Nhiệt độ càng cao, quang phổ liên tục càng mở rộng dần về phía tím.

Câu 38: Biết quang phổ vạch phát xạ của một chất hơi có hai cjahc màu đơn sắc, ứng với các bước sóng λ1 và λ2 (với λ1 < λ2) thì quang phổ hấp thụ của chất hơi ấy sẽ là:

A. quang phổ liên tục bị thiếu hai vạch ứng với các bước sóng λ1 và λ2

B. quang phổ liên tục bị thiếu mọi vạch ứng với các bước sóng nhỏ hơn λ1

C. quang phổ liên tục bị thiếu mọi vạch ứng với các bước sóng trong khoảng từ λ1 đến λ2

D. quang phổ liên tục bị thiếu mọi vạch ứng với các bước sóng lớn hơn λ2

Đáp án: A

Giải thích:

- Ở một nhiệt độ nhất định, một đám hơi có khả năng phát ra những ánh sảng đơn sác nào thì nó cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó.

Câu 39: Chọn phát biểu đúng:

A. Quang phổ vạch phát xạ không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

C. Quang phổ vạch hấp thụ là hệ thống cách vạch màu riêng rẽ nằm trên nền tối.

D. Quang phổ vạch cho ta biết được thành phần hóa học của một chất và nhiệt độ của chúng.

Đáp án: B

Giải thích:

- Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật phát sáng, không phụ thuộc vào cấu tạo chất của vật. Nhiệt độ càng cao, quang phổ liên tục càng mở rộng dần về phía tím.

Câu 40: Tìm phát biểu sai.

- Quang phổ vạch phát xạ:

A. của hai chất khác nhau không thể có các vạch có vị trí trùng nhau.

B. của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về: số lượng, vị trí màu sác và độ sáng của các vạch quang phổ.

C. do các chất khí hay hơi có tỉ khối nhỏ, bị nung nóng phát ra.

D. phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.

Đáp án: D

Giải thích:

- Các chất khí hay hơi ở áp suất thấp khi được nung đến nhiệt độ cao hoặc được kích thích bằng điện đến phát sáng phát ra quang phổ vạch phát xạ.

- Đặc điểm:

+ Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch, vị trí các vạch (cũng đồng nghĩa với sự khác nhau về màu sắc các vạch) và độ sáng tỉ đối của các vạch.

+ Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng cho nguyên tố đó.

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có đáp án

Trắc nghiệm Tia X có đáp án

Trắc nghiệm Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng có đáp án

Trắc nghiệm Hiện tượng quang điện trong có đáp án

Trắc nghiệm Hiện tượng quang - phát quang có đáp án

1 14,345 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: