TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 7 (có đáp án 2024): Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

BBộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 7.

1 16,998 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Bài giảng Địa lí Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

I. Nhận biết

Câu 1: Các cao nguyên ở nước ta thuận lợi nhất để phát triển hoạt động kinh tế nào sau đây?

A. Chăn nuôi gia súc nhỏ.

B. Chăn nuôi gia cầm.

C. Phát triển cây công nghiệp lâu năm.

D. Phát triển cây công nghiệp hàng năm.

Đáp án: C

Giải thích: Các cao nguyên ở nước ta thuận lợi nhất để phát triển hoạt động kinh tế trồng cây công nghiệp lâu năm do ở khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên như đất trồng, khí hậu

Câu 2: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta là

A. xói mòn, rửa trôi.

B. bồi tụ, mài mòn.

C. xâm thực, bồi tụ.

D. bồi tụ, xói mòn.

Đáp án: C

Giải thích: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta là: xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi và bồi tụ nhanh ở khu vực đồng bằng.

Câu 3: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi

A. có bậc ruộng cao bạc màu.

B. có nhiều ô trũng ngập nước.

C. không được bồi đắp thường xuyên.

D. được bồi đắp phù sa thường xuyên.

Đáp án: D

Giải thích: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi đất phì nhiêu màu mỡ ra được bồi đắp phù sa thường xuyên.

Câu 4: Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đáp án: B

Giải thích: Than nâu tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng của nước ta.

Câu 5: Khu vực nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều than bùn nhất?

A. Kiên Giang.

B. Đồng Tháp Mười.

C. Tứ giác Long Xuyên.

D. U Minh.

Đáp án: D

Giải thích: U Minh ở Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập trung nhiều than bùn nhất.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung?

A. Biển đóng vai trò hình thành chủ yếu.

B. Đất thường nghèo, có ít phù sa sông.

C. Ở giữa có nhiều vùng trũng rộng lớn.

D. Hẹp ngang và bị các dãy núi chia cắt.

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm của giải đồng bằng ven biển miền Trung :

- Biển đóng vai trò hình thành chủ yếu.

- Đất thường nghèo có ít phù sa sông chủ yếu là đất pha cát

- Hẹp ngang và bị các dãy núi chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

Như vậy, đặc điểm ở giữa có nhiều vùng trũng lớn không chính xác.

Câu 7: Vùng Đồng bằng sông Hồng nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vùng đất trong đê được bồi đắp hàng năm.

B. Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc.

C. Có hệ thống đê ven sông để ngăn lũ.

D. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.

Đáp án: A

Giải thích: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi đất phì nhiêu màu mỡ ra được bồi đắp phù sa thường xuyên. Như vậy, vùng đất trong đê được bồi đắp hàng năm là không chính xác.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Là đồng bằng châu thổ rộng lớn.

B. Được bồi đắp phù sa của sông Cửu Long.

C. Trên bề mặt có nhiều đê sông.

D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

Đáp án: C

Giải thích: Điểm không đúng với đồng bằng sông Cửu Long là trên bề mặt có nhiều đê ven sông vì trên bề mặt ĐBSCL không có đê sông ngăn lũ.

Câu 9: Đồng Bằng Sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông:

A. Sông Tiền – Sông Hậu

B. Sông Hồng và Sông Đà

C. Sông Hồng – Sông Thái Bình

D. Sông Đà và Sông Lô

Đáp án: C

Giải thích: Đồng Bằng Sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông: Sông Hồng – Sông Thái Bình.

Câu 10: Hình thái của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm:

A. Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển

B. Cao ở rìa phía Đông, giữa thấp trũng

C. Thấp phẳng, có nhiều ô trũng lớn

D. Vùng trong đê có nhiều ô trũng thường xuyên bị ngập nước

Đáp án: A

Giải thích: Hình thái của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm: Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển.

Câu 11: Khu vực được bồi tụ phù sa vào mùa lũ ở Đồng bằng sông Hồng là

A. các ô trũng ngập nước.

B. rìa phía tây và tây bắc.

C. vùng ngoài đê.

D. vùng trong đê.

Đáp án: C

Giải thích: Khu vực được bồi tụ phù sa vào mùa lũ ở Đồng bằng sông Hồng là vùng ngoài đê.

Câu 12: Miền núi nước ta thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây

A. công nghiệp.

B. lương thực.

C. thực phẩm.

D. hoa màu.

Đáp án: A

Giải thích: Miền núi nước ta thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, đặc biệt là các cây công nghiệp lâu năm do có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên như đất khí hậu, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

II. Thông hiểu

Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long có hai vùng trũng lớn là:

A. Cà mau và Đồng Tháp Mười.

B. Kiên giang và Đông Tháp Mười.

C. Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười

D. Tứ Giác Long Xuyên và Cà Mau

Đáp án: C

Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long có hai vùng trũng lớn là Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.

Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh của khu vực đồng bằng ở nước ta?

A. Tập trung các thành phố, các khu công nghiệp.

B. Các sông có trữ năng thủy điện lớn.

C. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

D. Thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

Đáp án: B

Giải thích: Nhận định không đúng với thế mạnh của khu vực đồng bằng nước ta là Các sông có trữ năng thủy điện lớn. Vì đồng bằng địa hình tương đối bằng phẳng, sông ngòi chảy êm đềm nên không có trữ năng thủy điện lớn như miền núi.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải của sông ngòi miền Trung nước ta?

A. Có lũ vào thu - đông.

B. Chế độ nước thất thường.

C. Dòng sông ngắn và dốc.

D. Lũ lên chậm xuống chậm.

Đáp án: D

Giải thích: Ở miền Trung chủ yếu là các sông nhỏ, ngắn, dốc, lũ lên nhanh và rút nhanh => nhận xét lũ lên chậm rút chậm là không đúng.

Câu 4: Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng ở nước ta?

A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

B. Cung cấp một số nguồn lợi về thủy sản, lâm sản.

C. Phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày.

D. Tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Đáp án: C

Giải thích: Thuận lợi không phải là của khu vực đồng bằng ở nước ta là “Phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày” vì đồng bằng thích hợp với cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày hơn; cây công nghiệp dài ngày thích hợp với vùng trung du, miền núi hơn.

Câu 5: Thế mạnh nào sau đây không phải ở khu vực đồi núi của nước ta?

A. Tập trung nhiều khoáng sản.

B. Phát triển cây công nghiệp dài ngày.

C. Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn.

D. Thuận lợi phát triển giao thông vận tải.

Đáp án: D

Giải thích: Thế mạnh chủ yếu của khu vực đồi núi là khoáng sản, rừng và đất trồng (cây lâu năm), nguồn thủy năng và tiềm năng du lịch. Đất rộng trồng cây lương thực là thế mạnh của đồng bằng; không phải thế mạnh của đồi núi.

Câu 6: Miền núi nước ta có thuận lợi nào sau đây để phát triển du lịch?

A. Giao thông thuận lợi.

B. Khí hậu ít thiên tai.

C. Có nhiều cảnh quan đẹp.

D. Nguồn lao động đông đảo.

Đáp án: C

Giải thích: Miền núi nước ta có Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú ( nhiều địa danh du lịch vùng núi nổi tiếng như Sa Pa, Đà Lạt, Hà Giang...).

Câu 7: Trở ngại lớn nhất của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta là

A. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực.

B. địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn; hay xảy ra lũ quét.

C. động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.

D. thiếu đất canh tác, thiếu nước; nhất là vùng núi đá vôi.

Đáp án: A

Giải thích: Miền núi với địa hình núi non hiểm trở, chia cắt mạnh nên khó khăn trong xây dựng đường giao thông, cản trở sự giao lưu của vùng núi với vùng đồng bằng cũng như hạn chế sự phát triển của các vùng đồi núi

Câu 8: Thế mạnh nào sau đây không nổi bật ở khu vực đồi núi nước ta là

A. nguồn thủy năng dồi dào.

B. tiềm năng du lịch phong phú.

C. cơ sở để phát triển nông - lâm nghiệp.

D. đất rộng cho trồng cây lương thực.

Đáp án: D

Giải thích: Thế mạnh chủ yếu của khu vực đồi núi là khoáng sản, rừng và đất trồng (cây lâu năm), nguồn thủy năng và tiềm năng du lịch. Đất rộng trồng cây lương thực là thế mạnh của đồng bằng; không phải thế mạnh của đồi núi.

Câu 9: Khu vực đồi núi nước ta không phải là nơi có

A. địa hình dốc, bị chia cắt mạnh.

B. hạn hán, ngập lụt thường xuyên.

C. nhiều hẻm vực, lắm sông suối.

D. xói mòn và trượt lở đất nhiều.

Đáp án: B

Giải thích: Khu vực đồi núi nước ta không phải là nơi hạn hán và ngập lụt thường xuyên (đây là các thiên tai thường xảy ra ở đồng bằng hơn).

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây đúng với Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta?

A. Nằm gần vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng.

B. Có cồn cát, đầm phá; vùng trũng thấp; đồng bằng.

C. Có nhiều ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước.

D. Địa hình thấp, dễ bị thủy triều xâm nhập sâu.

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình vùng đồng bằng ven biển miền Trung đa dạng, được chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; ở giữa là vùng trũng thấp, dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng; tuy nhiên đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

Câu 11: Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành Đồng bằng Duyên hải miền Trung nên

A. đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

B. đồng bằng có hình dạng hẹp ngang, kéo dài.

C. bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

D. có độ cao không lớn, nhiều cồn cát ven biển.

Đáp án: A

Giải thích: Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

Câu 12: Khả năng phát triển du lịch ở miền núi chủ yếu do có

A. nhiều địa hình hang động đẹp.

B. phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ.

C. tài nguyên sinh vật phong phú.

D. tiềm năng thuỷ điện lớn.

Đáp án: B

Giải thích: Miền núi nước ta với nhiều nơi có phong cảnh đẹp, khí hậu độc đáo, mát mẻ thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng, tham quan khám phá như Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt…

III. Vận dụng

Câu 1: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi nước ta là

A. thường xuyên xảy ra thiên tai.

B. địa hình bị chia cắt mạnh trở ngại cho giao thông.

C. sông ngòi ít có giá trị về giao thông đường thủy.

D. khoáng sản phân bố phân tán theo không gian.

Đáp án: B

Giải thích: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên nhất đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi là địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông, hạn chế việc giao lưu kinh tế - xã hội giữa miền núi – đồng bằng và giữa các vùng miền núi.

Câu 2: Địa hình đồng bằng sông Cửu Long khác với đồng bằng sông Hồng là

A. có quy mô diện tích nhỏ hơn.

B. không được bồi đắp phù sa hàng năm.

C. có nhiều vùng trũng rộng lớn.

D. bị chia cắt thành nhiều ô bởi đê ngăn lũ.

Đáp án: C

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng khác đồng bằng sông Cửu Long ở điểm có hệ thống đê sông ngăn lũ.

Câu 3: Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do:

A. Địa hình thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển nên thủy triều dễ lấn sâu vào đất liền

B. Có nhiều vùng trũng rộng lớn.

C. Có 3 mặt giáp biển, có gió mạnh nên đưa nước biển vào

D. Sông ngòi nhiều tạo điều kiện dẫn nước biển vào sâu trong đất liền

Đáp án: A

Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do: Địa hình thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển nên thủy triều dễ lấn sâu vào đất liền.

Câu 4: Đặc điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là

A. có hệ thống đê sông và đê biển.

B. do phù sa các sông lớn tạo nên.

C. có nhiều sông ngòi, kênh rạch.

D. bị thủy triều tác động rất mạnh.

Đáp án: B

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều là các đồng bằng châu thổ, có nguồn gốc hình thành giống nhau: được hình thành do phù sa của các con sông lớn bồi đắp nên.(nói cách khác là sông đóng vai trò chính trong quá trình thành tạo đồng bằng).

Câu 5: Đặc điểm khác nhau giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long là

A. diện tích lãnh thổ rộng lớn hơn.

B. thuỷ triều xâm nhập sâu về mùa cạn.

C. gồm đất phù sa trong đê và ngoài đê.

D. mạng lưới sông ngòi dày đặc hơn.

Đáp án: C

Giải thích: Điểm khác biệt của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long là Đồng bằng sông Hồng có đê sông ngăn lũ, hệ thống đê điều chia bề mặt đồng bằng thành nhiều ô; còn Đồng bằng sông Cửu Long không có đê (chú ý tìm ra đặc điểm đúng với Đồng bằng sông Hồng mà Đồng bằng sông Cửu Long không có đặc điểm đó).

Câu 6: Đất đai ở vùng ven biển miền Trung thường nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông chủ yếu do

A. cát sông miền Trung ngắn và rất nghèo phù sa.

B. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.

C. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều cát sỏi trôi xuống.

D. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.

Đáp án: D

Giải thích: Vùng đồng bằng ven biển miền Trung có biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình thành tạo đồng bằng nên đất đai ở đây có đặc tính nghèo dinh dưỡng, nhiều cát ít phù sa.

Câu 7. Đâu không phải khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là

A. lũ quét.

B. nhiễm phèn.

C. sạt lở đất.

D. xói mòn.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/34, địa lí 12 cơ bản.

Câu 8. Cây công nghiệp được trồng chủ yếu ở

A. vùng đồi núi thấp.

B. các vùng trung du chuyển tiếp.

C. các vùng cao nguyên rộng lớn.

D. Các đồng bằng châu thổ.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/34, địa lí 12 cơ bản

Câu 9. Vùng đồi núi có nhiều phong cảnh đẹp, mát mẻ thích hợp phát triển ngành nào dưới đây?

A. Thương mại.

B. Du lịch.

C. Trồng cây lương thực.

D. Trồng cây công nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/34, địa lí 12 cơ bản.

Câu 10. Theo nguồn gốc hình thành, địa hình khu vực đồng bằng nước ta gồm các loại

A. Đồng bằng ven biển và đồng bằng châu thổ

B. Tam giác châu và đồng bằng ven biển.

C. Đồng bằng châu thổ và bán bình nguyên.

D. Đồng bằng ven biển và tam giác châu.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/33, địa lí 12 cơ bản

Câu 11. Địa hình đồi núi đã làm cho

A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.

B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.

C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.

D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/34, địa lí 12 cơ bản.

Câu 12. Ý nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?

A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản

C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.

D. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/33, địa lí 12 cơ bản.

Câu 13. Đồng bằng nước ta có thuận lợi nào dưới đây?

A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

B. phát triển tập trung các cây công nghiệp dài ngày.

C. phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp thủy điện.

D. phát triển ngành du lịch leo núi, mạo hiểm và nghỉ mát.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/34, địa lí 12 cơ bản

Câu 14. Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm

A. Do phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên.

B. Có nhiều sông ngòi, kênh rạch.

C. Diện tích 40 000 km².

D. Có hệ thống đê sông và đê biển.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/33, địa lí 12 cơ bản

Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung?

A. Hẹp ngang.

B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

C. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn.

D. Được hình thành do các sông bồi đắp.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/33, địa lí 12 cơ bản.

Câu 16. Bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Tây Bắc.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Tây Nguyên.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/34, địa lí 12 cơ bản.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có đáp án

1 16,998 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: