TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 30 (có đáp án 2024): Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 30.

1 23,628 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

I. Nhận biết

Câu 1: Loại hình dịch vụ nào sau đây không phải mới ra đời ở nước ta?

A. Viễn thông.

B. Tư vấn đầu tư.

C. Chuyển giao công nghệ.

D. Vận tải đường bộ.

Đáp án: D

Giải thích:

Vận tải đường bộ là loại hình dịch vụ đã được ra đời từ lâu ở nước ta.

Câu 2: Quốc lộ 1 bắt đầu từ cửa khẩu nào sau đây?

A. Hữu Nghị.

B. Lào Cai.

C. Móng Cái.

D. Tân Thanh.

Đáp án: A

Giải thích:

Quốc lộ 1 được bắt đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau).

Câu 3: Quốc lộ 1 không đi qua vùng kinh tế nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Duyên Hải Nam Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Đáp án: B

Giải thích:

Quốc lộ 1A đi qua 6 vùng kinh tế từ Tây Nguyên.

Câu 4: Mạng lưới đường sắt của nước ta hiện nay được phân bố

A. đều khắp các vùng

B. tập trung ở miền Bắc.

C. tập trung ở miền Trung.

D. tập trung ở miền Nam.

Đáp án: B

Giải thích:

Mạng lưới đường sắt của nước ta hiện nay được phân bố tập trung chủ yếu ở miền Bắc.

Câu 5: Loại hình viễn thông nào sau đây thuộc mạng phi thoại?

A. Điện thoại đường dài.

B. Fax.

C. Truyền dẫn Viba.

D. Điện thoại nội hạt.

Đáp án: B

Giải thích:

Mạnh phi điện thoại đang được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới kỹ thuật tiên tiến bao gồm máy Fax, máy truyền báo trên kênh thông tin.

Câu 6: Tuyến vận tải đường sắt quan trọng nhất nước ta là

A. đường sắt Thống Nhất.

B. Hà Nội - Lào Cai.

C. Hà Nội - Hải Phòng.

D. Hà Nội - Đồng Đăng.

Đáp án: A

Giải thích:

Tuyến đường sắt quan trọng nhất nước ta là đường sắt Thống Nhất.

Câu 7: Ngành hàng không có bước tiến rất nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Lượng khách du lịch quốc tế lớn.

B. Chiến lược phát triển táo bạo.

C. Lao động có trình độ cao.

D. Đảm bảo tính an toàn tuyệt đối.

Đáp án: B

Giải thích:

Hàng không là ngành non trẻ nhưng có bước tiến nhanh nhờ có chiến lược phát triển táo bạo nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành hàng không của nước ta hiện nay?

A. Cơ sở vật chất hiện đại hóa nhanh chóng.

B. Ngành non trẻ nhưng phát triển rất nhanh.

C. Mở nhiều đường bay thẳng đến các nước.

D. Vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nhất.

Đáp án: D

Giải thích:

Ngành hàng không chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa (chỉ 0,1% cơ cấu vận tải – bảng số liệu sgk Địa lí 12 trang 136) => Phát biểu ngành hàng không vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nhất là không đúng.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường sông nước ta hiện nay?

A. Tập trung chủ yếu ở các đồng bằng.

B. Đường sông dày đặc khắp cả nước.

C. Phương tiện vận tải ít được cải tiến.

D. Trang thiết bị cảng sông còn lạc hậu.

Đáp án: B

Giải thích:

Vận tải đường sông ở nước ta hiện nay mới trung ở đồng bằng, trên các hệ thống sông như sông Hồng – sông Thái Bình, sông Mê Công - Đồng Nai, một số sông lớn ở miền Trung => Vì thế nhận xét “Tuyến đường sông dày đặc khắp cả nước“ là không đúng.

Câu 10: Loại hình nào sau đây không thuộc mạng lưới thông tin liên lạc?

A. mạng điện thoại.

B. mạng phi thoại.

C. mạng truyền dẫn.

D. mạng kĩ thuật số.

Đáp án: D

Giải thích:

Mạng lưới viễn thông ở nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển bao gồm mạng điện thoại, mạng phi thoại, mạng truyền dẫn.

Câu 11: Hai thành phố được nối với nhau bằng đường sắt là

A. Hải Phòng - Hạ Long.

B. Hà Nội - Hà Giang.

C. Đà Lạt - Đà Nẵng.

D. Hà Nội - Thái Nguyên.

Đáp án: D

Giải thích:

Hà Nội và Thái Nguyên được nối với nhau bằng đường sắt.

Câu 12: Tuyến đường bộ huyết mạch theo hướng Bắc - Nam ở nước ta hiện nay là

A. đường sắt Thống Nhất.

B. quốc lộ 1.

C. đường Hồ Chí Minh.

D. quốc lộ 14.

Đáp án: B

Giải thích:

Quốc lộ 1 là tuyến đường huyết mạch theo hướng Bắc Nam ở nước ta hiện nay.

II. Thông hiểu

Câu 1: Đâu là một trong những đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta?

A. Mật độ cao nhất Đông Nam Á.

B. Hơn một nửa đã được trải nhựa.

C. Về cơ bản đã phủ kín các vùng.

D. Đều chạy theo hướng Bắc - Nam.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong những năm gần đây, nhờ huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư nên mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hóa về cơ bản mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với vận tải đường ống nước ta?

A. Có lịch sử xuất hiện và phát triển chưa lâu.

B. Gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.

C. Mạng lưới phát triển rộng khắp cả nước.

D. Vận chuyển chủ yếu là chất lỏng, chất khí.

Đáp án: C

Giải thích:

Vận tải đường ống có lịch sử xuất hiện và phát triển chưa lâu gắn với phát triển của ngành dầu khí, vận chuyển, chủ yếu là chất lỏng và chất khí.

Câu 3: Các loại hình giao thông vận tải nào sau đây ở nước ta có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới?

A. Đường biển và đường sắt.

B. Đường bộ và đường sông.

C. Đường bộ và đường hàng không.

D. Đường hàng không và đường biển.

Đáp án: D

Giải thích:

Các loại hình giao thông vận tải nào sau đây ở nước ta có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quốc lộ 1 ở nước ta?

A. Kết nối hầu hết các vùng kinh tế.

B. Tạo thuận lợi giao lưu Đông - Tây.

C. Tạo thuận lợi giao lưu Bắc - Nam.

D. Thúc đẩy nhiều đô thị lớn phát triển.

Đáp án: B

Giải thích:

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở phía Tây đất nước là vai trò của đường Hồ Chí Minh không phải là vai trò của quốc lộ 1.

Câu 5: Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ thuận lợi là do

A. bờ biển có nhiều vũng, vịnh, mực nước sâu, kín gió.

B. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ, bãi triều rộng.

C. có nhiều đầm phá, bãi triều rộng, nhiều đảo ven bờ.

D. có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu vận tải lớn.

Đáp án: A

Giải thích:

Duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển nhiều dũng tự mực nước sâu kín đó là điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu.

Câu 6: Điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển nước ta là

A. có nhiều cảng nước sâu và cụm cảng quan trọng.

B. khối lượng hàng hóa luân chuyển tương đối lớn.

C. đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.

D. các tuyến đường ven bờ chủ yếu hướng bắc - nam.

Đáp án: C

Giải thích:

Điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển ở nước ta là Điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển ở nước ta là có nhiều cảng nước sâu và cụm cảng quan trọng... đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió. các tuyến đường ven bờ chủ yếu hướng bắc - nam.

Câu 7: Loại hình giao thông nào sau đây chiếm ưu thế cả về khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển?

A. Đường sắt.

B. Đường ôtô.

C. Đường biển.

D. Đường hàng không.

Đáp án: B

Giải thích:

Đường ô tô là loại hình giao thông chiếm ưu thế cả về khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông vận tải đường ô tô nước ta?

A. Chưa kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực.

B. Huy động được các nguồn vốn và tập trung đầu tư.

C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

D. Mạng lưới ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa.

Đáp án: A

Giải thích:

Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.

Câu 9: Yếu tố nào sau đây không phải là lợi thế để phát triển giao thông đường biển nước ta?

A. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.

B. Có nhiều đảo, quần đảo ở ven bờ.

C. Các dòng biển hoạt động theo mùa.

D. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.

Đáp án: A

Giải thích:

Đường bờ biển dài 3260km nhiều vũng, vịnh rộng, nhiều đảo quần đảo ven bờ nằm trên đường hàng hải Quốc tế là những điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển giao thông đường biển.

Câu 10: Mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta còn chậm phát triển chủ yếu do

A. điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

B. thiếu vốn đầu tư phát triển.

C. dân cư phân bố không đều.

D. trình độ công nghiệp hóa còn thấp

Đáp án: B

Giải thích:

Mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta còn chậm phát triển chủ yếu do thiếu vốn để đầu tư phát triển.

Câu 11: Tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta là

A. quốc lộ 1.

B. đường Hồ Chí Minh.

C. đường 14.

D. đường 9.

Đáp án: A

Giải thích:

Quốc lộ 1 là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là

A. tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.

B. mạng lưới phân bố đều khắp ở các vùng.

C. có trình độ kĩ thuật - công nghệ hiện đại.

D. đã ngang bằng trình độ chuẩn của khu vực.

Đáp án: A

Giải thích:

Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.

III. Vận dụng

Câu 1: Để đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, ngành bưu chính cần phát triển theo hướng

A. tin học hóa và tự động hóa.

B. tăng cường hoạt động công.

C. đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

D. giảm số lượng lao động thủ công.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong thời gian tới, ngành bưu chính sẽ phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Câu 2: Đâu không phải là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển giao thông đường biển?

A. Nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.

B. Có nhiều đảo, quần đảo ven bờ.

C. Có các dòng biển chạy ven bờ.

D. Nằm gần đường hàng hải quốc tế.

Đáp án: C

Giải thích:

Điều kiện thuận lợi chủ yếu đối với phát triển ngành giao thông vận tải đường biển ở nước ta không bao gồm Có các dòng biển đổi hướng theo mùa. Các dòng biển đổi hướng theo mùa vừa tạo thuận lợi vừa gây khó khăn cho sự di chuyển của tàu thuyền tùy vào mùa gió.

Câu 3: Ngành đường biển của nước ta có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn chủ yếu do

A. có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.

B. nước ta có đội tàu buôn lớn lại được trang bị hiện đại.

C. vận tải đường biển có phạm vi rộng và đường dài.

D. ngoại thương phát triển mạnh, xuất nhập khẩu lớn.

Đáp án: C

Giải thích:

Đường biển có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất vì vận tải đường biển chủ yếu là vận tải quốc tế, có ưu điểm là di chuyển trên những tuyến đường dài băng qua các đại dương lớn, từ châu lục này sang châu lục khác.

Câu 4: Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là

A. khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, có một số sông lớn.

B. địa hình nhiều đồi núi, có khí hậu phân hóa theo mùa.

C. thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém.

D. đội ngũ công nhân kĩ thuật chưa thể đáp ứng nhu cầu.

Đáp án: B

Giải thích:

Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là địa hình nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa gây khó khăn trong đi lại, bảo dưỡng, bảo quản trang thiết bị máy móc.

Câu 5: Yếu tố nào sau đây không gây trở ngại đối với việc xây dựng các tuyến đường bộ bắc - nam ở nước ta?

A. Nhiều dãy núi hướng Đông - Tây.

B. Nhiều sông, suối, ao hồ.

C. Có những đồng bằng hẹp ven biển.

D. Có địa hình ¾ là đồi núi.

Đáp án: B

Giải thích:

Dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp phía Đông là điều kiện thuận lợi để nước ta xây dựng các tuyến giao thông Bắc – Nam (tuyến đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A..). Đây không phải là điều kiện trở ngại cho giao thông Bắc – Nam.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng là do

A. kinh tế - xã hội đang phát triển theo chiều rộng.

B. đời sống của nhân dân đang dần được ổn định.

C. sự mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế thị trường.

D. nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng hiện nay là do: sự mở cửa, hội nhập và phát triển mạnh nền kinh tế thị trường (Nhu cầu đi lại, thông tin liên lạc, giao lưu cao).

Câu 7. Loại hình vận tải nào sau đây phát triển sẽ phát huy được thế mạnh của vị trí địa lý nước ta trong hội nhập quốc tế?

A. Đường biển và đường sông

B. Đường ô tô và đường sắt

C. Đường hàng không và đường biển

D. Đường ô tô và đường hàng không

Đáp án: C

Giải thích: Trong xu thế hội nhập, mở cửa nền kinh tế giao lưu với các nước trên thế giới nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách rất lớn. Đồng thời, nước ta có vị trí gần đường hàng không, hàng hải quốc tê. Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của đường hàng không, đường biển sẽ phát huy được thế mạnh của vị trí địa lý nước ta trong hội nhập quốc tế.

Câu 8. Loại hình vận tải đường hàng không và đường biển phát triển sẽ phát huy được thế mạnh nào của nước ta trong hội nhập quốc tế?

A. Khí hậu.

B. Vị trí địa lý

C. Các ngành kinh tế.

D. Nguồn tài nguyên.

Đáp án: B

Giải thích: Loại hình vận tải đường hàng không và đường biển phát triển sẽ phát huy được thế mạnh về vị trí địa lí nước ta trong hội nhập quốc tế. Đồng thời, mở rộng giao lưu về văn hóa – kinh tế - chính trị - xã hội,… với các nước/vùng lãnh thổ trên thế giới.

Câu 9. Khó khăn lớn nhất để phát triển giao thông đường biển ở nước ta là

A. Nằm trên đường hàng hải quốc tế.

B. Nhiều đảo, quần đảo ven bờ.

C. Có các dòng biển chạy ven bờ.

D. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.

Đáp án: C

Giải thích:Hạn chế lớn nhất của việc phát triển giao thông đường biển nước ta hiện nay là vấn đề có các dòng biển chạy ven bờ. Vì các dòng biển chạy ven bờ có thể kéo theo phù sa, các loài sinh vật biển làm khó khăn, lệch hướng di chuyển của các phương tiện hoạt động trên biển.

Câu 10. Phần lớn nước ta có địa hình đồi núi, có nhiều dãy núi cao hiểm trở,… đó là khó khăn lớn nhất của ngành vận tải nào dưới đây?

A. Đường sông.

B. Đường ô tô.

C. Đường biển.

D. Đường hàng không.

Đáp án: B

Giải thích: Do đặc điểm địa hình của nước ta chủ yếu là đồi núi với nhiều dãy núi cao hiểm trở chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, Đông – Tây, Vòng Cung,… nên gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành vận tải đường bộ (ô tô) trong xây dựng các tuyến giao thông vượt núi, hầm đường,…

Câu 11. Cảng biển quan trọng làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực phía Bắc

A. Cảng Cửa Ông.

B. Cảng Dung Quất.

C. Cảng Hải Phòng.

D. Cảng Đà Nẵng.

Đáp án: C

Giải thích:

- Cảng Đà Nẵng, Dung Quất không thuộc miền Bắc.

- Cảng Cửa Ông có vai trò quan trọng trong ngành than.

- Cảng biển làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực phía Bắc: Cảng Hải Phòng.

Câu 12. Địa hình nước ta có nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa là những khó khăn chủ yếu làm

A. sự phối hợp hoạt động của các loại hình vận tải gặp nhiều khó khăn.

B. tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta.

C. giao thông vận tải nước ta có nhiều chuyển biến tiêu cực trong công cuộc phát triển.

D. giao thông trong nước không thể kết nối với hệ thống của khu vực.

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình nước ta có nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa là những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết sân bay quốc tế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là

A. Đà Nẵng.

B. Tân Sơn Nhất

C. Nội Bài.

D. Phú Bài.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy sân bay quốc tế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là Nội Bài (Hà Nội) và Cát Bi (Hải Phòng).

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến đường sắt Thống Nhất không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Bắc Trung Bộ.

Đáp án: C

Giải thích: Tuyến đường sắt Thống Nhất xuất phát từ Hà Nội (vùng Đồng bằng sông Hồng) và kết thúc ở TP. Hồ Chí Minh (vùng Đông Nam Bộ). Như vậy, tuyến đường sắt Thống Nhất không chạy qua 3 vùng kinh tế, đó là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết sân bay Phú Bài thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây?

A. Hải Phòng.

B. Thừa Thiên Huế.

C. Đà Nẵng.

D. Quy Nhơn.

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ta thấy sân bay Phú Bài (kí hiệu máy bay màu đen) thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hiện nay, sân bay Phú Bài đã được công nhận là sân bay quốc tế.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết cảng biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là

A. Kỳ Hà

B. Cái Lân

C. Vũng Tàu

D. Quy Nhơn

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy cảng biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là cảng Cái Lân (Quảng Ninh).

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch có đáp án

Trắc nghiệm Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có đáp án

Trắc nghiệm Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đáp án

1 23,628 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: