TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 17 (có đáp án 2024): Lao động và việc làm

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 17: Lao động và việc làm có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 17.

1 27,369 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm

I. Nhận biết

Câu 1: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu là do

A. số lượng lao động trong các công ty liên doanh tăng lên.

B. phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

C. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

D. mở thêm nhiều các trung tâm đào tạo và hướng nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích:

Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu là do những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. Nguồn lao động bổ sung khá lớn.

B. Tỉ lệ qua đào tạo còn khá thấp.

C. Có tác phong công nghiệp cao.

D. Chất lượng ngày càng nâng lên.

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay là cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế của nước ta hiện nay có sự chuyển biến nhanh chóng. Vì hiện nay, mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu động theo ngành và theo thành phần kinh tế nhưng sự chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước

Câu 3: Khu vực nào sau đây ở nước ta có tỉ lệ lao động thất nghiệp cao nhất?

A. Đồi trung du.

B. Cao nguyên.

C. Thành thị.

D. Nông thôn.

Đáp án: C

Giải thích:

Khu vực thành thị ở nước ta có tỉ lệ lao động thất nghiệp cao nhất

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta?

A. Tiếp thu nhanh khoa học và công nghệ.

B. Số lượng đông, tăng nhanh.

C. Cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

D. Tỉ lệ người lao động có trình độ cao còn ít.

Đáp án: D

Giải thích:

Đặc điểm không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta là tỉ lệ người lao động có trình độ cao còn ít.

Câu 5: Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta không có nội dung nào sau đây?

A. Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp.

B. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn.

C. Kiềm chế tốc độ tăng dân số.

D. Tăng cường xuất khẩu lao động.

Đáp án: B

Giải thích:

Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta không có nội dung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta?

A. Dồi dào, tăng nhanh.

B. Trình độ cao chiếm ưu thế.

C. Phân bố không đều.

D. Thiếu tác phong công nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích:

Đặc điểm trình độ cao chiếm ưu thế không đúng với nguồn lao động nước ta

Câu 7: Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực

A. công nghiệp.

B. thương mại.

C. du lịch.

D. nông nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích:

Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Câu 8: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. giảm tỉ trọng lao động của nhóm ngành dịch vụ và công nghiệp.

B. tăng tỉ trọng lao động của nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

C. tăng tỉ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng.

D. giảm tỉ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng.

Đáp án: C

Giải thích:

Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành nước ta đang chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng lao động của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng. Phù hợp với xu thế phát triển chung của nước ta hiện nay.

Câu 9: Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta diễn ra phổ biến ở

A. các đô thị.

B. vùng đồng bằng.

C. vùng nông thôn.

D. vùng trung du, miền núi.

Đáp án: C

Giải thích:

Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta diễn ra phổ biến ở vùng nông thôn.

Câu 10: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của nước ta thay đổi theo xu hướng nào sau đây?

A. Đã qua đào tạo giảm, có chứng chỉ nghề sơ cấp tăng.

B. Chưa qua đào tạo giảm, trung học chuyên nghiệp giảm.

C. Đã qua đào tạo tăng, chưa qua đào tạo ngày càng giảm.

D. Chưa qua đào tạo tăng, đại học và trên đại học giảm dần.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, thành phần chiếm tỉ trọng cao nhất là chưa qua đào tạo (75% - 2005)

Câu 11: Trong những năm tiếp theo chúng ta nên ưu tiên đào tạo lao động có trình độ

A. đại học và trên đại học.

B. cao đẳng.

C. công nhân kĩ thuật.

D. trung cấp.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong những năm tiếp theo chúng ta nên ưu tiên đào tạo lao động có trình độ công nhân kĩ thuật.

Câu 12: Đâu không phải biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?

A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

B. Quy hoạch các điểm dân cư đô thị.

C. Phân bố lại dân cư trên phạm vi cả nước.

D. Thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Đáp án: B

Giải thích:

Quy hoạch các điểm dân cư đô thị không phải biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta

II. Thông hiểu

Câu 1: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là

A. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.

B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.

C. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.

D. đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở đô thị.

Đáp án: D

Giải thích:

Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị để tạo nhiều việc làm mới.

Câu 2: Để sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động dư thừa ở nông thôn, biện pháp tốt nhất là

A. khôi phục các nghề thủ công.

B. tiến hành thâm canh, tăng vụ.

C. phát triển kinh tế hộ gia đình.

D. khai hoang mở rộng diện tích.

Đáp án: A

Giải thích:

Để sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động dư thừa ở nông thôn, biện pháp hiệu quả nhất là thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, phát triển các ngành nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp để tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn.

Câu 3: Quá trình phân công lao động xã hội ở nước ta chậm chuyển biến, chủ yếu là do

A. năng suất và thu nhập của lao động còn thấp.

B. cơ sở hạ tầng kinh tế chưa phát triển đồng bộ.

C. chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động.

D. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao.

Đáp án: A

Giải thích:

Quá trình phân công lao động xã hội nước ta chậm chuyển biến chủ yếu do cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến, chất lượng, năng suất và thu nhập của lao động thấp.

Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới?

A. Năng suất lao động chưa cao.

B. Tỉ lệ lao động nông nghiệp còn lớn.

C. Hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu.

D. Lao động thiếu tác phong công nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới năng suất lao động chưa cao.

Câu 5: Chính sách mở cửa, hội nhập đã làm cho cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế thay đổi theo hướng nào sau đây?

A. Nhà nước giảm, ngoài nhà nước tăng, có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

B. Nhà nước biến động, ngoài nhà nước giảm, có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

C. Nhà nước giảm, ngoài nhà nước giảm, có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

D. Nhà nước giảm, ngoài nhà nước biến động, có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

Đáp án: B

Giải thích:

Chính sách mở cửa, hội nhập đã làm cho cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế thay đổi theo hướng nhà nước biến động, ngoài nhà nước giảm, có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

Câu 6: Xuất khẩu lao động có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?

A. Giúp phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

B. Góp phần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.

C. Hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.

D. Đa dạng các loại hình đào tạo lao động trong nước.

Đáp án: C

Giải thích:

Xuất khẩu lao động còn là công cụ để chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng, nâng cao tay nghề và rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới.

Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây làm cho việc làm trở thành vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay?

A. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trên cả nước còn lớn.

B. Số lượng lao động tăng nhanh hơn so với số việc làm mới.

C. Nguồn lao động dồi dào trong khi kinh tế chậm phát triển.

D. Nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động thấp.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên nhân nào sau đây làm cho việc làm trở thành vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay là do tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trên cả nước còn lớn.

Câu 8: Thu nhập bình quân của nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do

A. phần lớn lao động làm dịch vụ.

B. năng suất lao động thấp.

C. phần lớn lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

D. lao động chỉ chuyên sâu một nghề.

Đáp án: B

Giải thích:

Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do năng suất lao động ở nước ta còn thấp (chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ khoa học kĩ thuật còn thấp).

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của lao động của nước ta?

A. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.

B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề thiếu nhiều.

C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.

Đáp án: D

Giải thích:

Phát biểu không đúng với đặc điểm lao động nước ta là “Lao động trình độ cao chiếm đông đảo” vì trong lực lượng lao động nước ta, lao động trình độ cao còn ít.

Câu 10: Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác vì

A. Khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả.

B. Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.

C. Tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

D. Nước ta thực hiện nền kinh tế mở, thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Đáp án: D

Giải thích:

Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác vì Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 11: Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ

A. Việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.

B. Thanh niên nông thôn đã ra thành thị tìm việc làm.

C. Chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên.

D. Việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

Đáp án: D

Giải thích:

Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ việc đa dạng hóa cơ cấu kinh tế ở nông thôn (phát triển các ngành nghề thủ công, các hoạt động dịch vụ…) tạo nhiều việc làm cho người nông dân, tận dụng hiệu quả hơn thời gian nhàn rỗi trong nông nghiệp.

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không đúng hoàn toàn với lao động nước ta?

A. Lao động trẻ, cần cù, sáng tạo, ham học hỏi.

B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh.

C. Có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.

D. Có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao không đúng hoàn toàn với lao động nước ta

III. Vận dụng

Câu 1: Đâu không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta?

A. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.

B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế hàng hoá.

D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.

Đáp án: D

Giải thích:

Các biện pháp giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta gồm:

- Thực hiện tốt chính sách dân số,sức khỏe sinh sản đề giảm bớt sức ép dân số đến vấn đề việc làm => loại B.

- Coi trọng kinh tế gia đình (phát triển các ngành nghề truyền thống, thủ công nghiệp..) và phát triển kinh tế hàng hóa (các vùng chuyên quy mô lớn, trang trại…) đem lại hiệu quả kinh tế cao => loại C.

- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất tại địa phương, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ nhằm tạo nhiều việc làm => loại A.

Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân là biện pháp nhằm bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta. Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn.

Câu 2: Đặc điểm nổi bật của lao động nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là có

A. khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.

B. trình độ cao trong khai thác, chế biến thủy hải sản.

C. kinh nghiệm trong đấu tranh, chinh phục tự nhiên.

D. trình độ thâm canh cây lương thực cao nhất cả nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Đông Nam Bộ là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu dùng rộng lớn. Đông Nam Bộ (đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh) có sức hút mạnh mẽ về lao động của cả nước. Người dân năng động, sáng tạo trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 3: Tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta vẫn còn gay gắt do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ cao.

B. Lao động có kĩ thuật cao chiếm tỉ lệ thấp.

C. Sản xuất nông nghiệp mang tính tự túc, tự cấp.

D. Tình trạng di cư từ nông thôn ra thành thị.

Đáp án: A

Giải thích:

- Nông thôn nước ta chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp => Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ => thời gian nông nhàn kéo dài.

- Mặt khác, ngành nghề phụ ở nông thôn kém phát triển.

Câu 4: Biện pháp quan trọng nhất để giảm sức ép việc làm ở Đồng bằng sông Hồng là

A. chuyển cư tới các vùng khác.

B. xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.

C. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

D. đẩy mạnh quá trình đô thị hóa.

Đáp án: B

Giải thích:

Biện pháp quan trọng nhất để giảm sức ép dân số ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho dân cư, tăng khả năng cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho dân cư.

Câu 5: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến vấn đề thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu.

B. Có nhiều đô thị tập trung dân cư đông đúc.

C. Phân bố dân cư, nguồn lao động chưa hợp lí.

D. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Đáp án: D

Giải thích:

Yếu tố tác động chủ yếu đến vấn đề thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Câu 6: Việc làm đang là vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do

A. nguồn lao động dồi dào, kinh tế còn chậm phát triển.

B. dân đông, tài nguyên tự nhiên bị khai thác quá mức.

C. mật độ dân số cao, phân bố dân cư không đồng đều.

D. lao động trồng trọt đông, dịch vụ còn chưa đa dạng.

Đáp án: A

Giải thích:

Việc làm là vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do kinh tế phát triển chậm, nhu cầu việc làm lớn.

Câu 7. Thuận lợi nhất của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là

A. lao động có trình độ cao nhiều, khả năng huy động lao động lớn.B. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. số người phụ thuộc ít, số người trong độ tuổi lao động nhiều. 

D. nguồn lao động trẻ nhiều, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Đáp án: B

Giải thích: Với đặc điểm dân số đông, đó là nguồn lao động dồi dào nhất là cho các ngành cần nhiều lao động như nông nghiệp – công nghiệp chế biến – sản xuất lương thực thực phẩm và là thị trường tiêu thụ rộng lớn rất thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế đất của nước.

Câu 8. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu do tác động của

A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.

C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. phân bố lại dân cư – lao động giữa các vùng.

Đáp án: C

Giải thích: Để đáp ứng xu hướng chuyển dịch phù hợp với quá trình CHN – HĐH ở nước ta hiện nay thì cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực N-L-NN; tăng tỉ trọng ngành CNXD và dịch vụ. Sự thay đổi cơ cấu KT kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế.

Câu 9. Do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và nghề phụ kém phát triển nên khu vực nông thôn xảy ra tình trạng nào dưới đây?

A. Thiếu việc làm khá cao.

B. Tỷ lệ thất nghiệp cao.

C. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh.

D. Có nhiều thời gian để sáng tạo, phát triển ngành khác.

Đáp án: A

Giải thích: Nông thôn nước ta chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp mà sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ nên thời gian nông nhàn kéo dài. Mặt khác, ngành nghề phụ ở nông thôn kém phát triển nên đó là nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao.

Câu 10. Do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên lao động nước ta cũng có sự chuyển dịch theo hướng

A. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I, III.

B. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.

C. giảm tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng khu vực II, I.

D. giảm tỉ trọng khu vực III, I và tăng tỉ trọng khu vực II.

Đáp án: B

Giải thích: Quá trình công nghiệp hóa với mục tiêu hàng đầu là đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp được chuyển dịch sang công nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển nên lao động nước ta cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.

Câu 11. Lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng về tỉ trọng, đó là do

A. Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.

B. Nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa.

C. Luật đầu tư thông thoáng.

D. Sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước.

Đáp án: A

Giải thích: Đường lối phát triển nền kinhh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới ⇒ mở rộng thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, tạo thêm việc làm ⇒ Khu vực kinh tế tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ.

Câu 12. Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do

A. thị trường lao động phát triển sâu rộng.

B. các kinh tế phát triển mạnh.

C. quá trình đô thị hóa phát triển mạnh.

D. quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Đường lối phát triển nền kinhh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới ⇒ mở rộng thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, tạo thêm việc làm ⇒ Khu vực kinh tế tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ.

Câu 6. Hướng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nào sau đây chủ yếu tập trung vào người lao động?

A. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.

B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

C. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

D. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

Đáp án: B

Giải thích:

Xác định từ khóa “tập trung vào người lao động”

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động: cụ thể là tiến hành các biện pháp di cư lao động từ nơi có đk khó khăn đến nơi mới có đk phát triển kinh tế tốt hơn, nhằm giải quyết việc làm cho lao động. Ngoài ra còn xuất khẩu lao động.

VD. di cư từ vùng Trung du miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên để phát triển sản xuất.

Đây là hướng giải quyết chủ yếu tập trung vào người lao động.

Câu 13. Mở rộng các loại hình đào tạo có vai trò gì trong việc giải quyết việc làm ở nước ta?

A. Tạo ra nhiều công ăn việc làm.

B. Người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm.

C. Tăng năng suất lao động, người lao động có thu nhập cao hơn.

D. Giảm tình trạng thất nghiệp ở thành thị.

Đáp án: B

Giải thích: Mở rộng các loại hình đào tạo có vai trò tăng chất lượng nguồn lao động giúp người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm, tìm việc làm phù hợp với năng lực, sức khỏe của mình.

Câu 14. Vì sao lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác?

A. Khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả.

B. Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.

C. Các động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

D. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác là vì kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường, các khu vực kinh tế khác có nhiều ngành/nghề đa dạng phù hợp với năng lực của người lao động.

Câu 15. Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ

A. việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.

B. thanh niên nông thôn đã bỏ ra thành thị tìm việc làm.

C. chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên.

D. việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

Đáp án: D

Giải thích:

Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ:việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đặc biệt là chú trọng các ngành/nghề truyền thống,…

Câu 16. Yếu tố nào thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động?

A. Cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình đổi mới kinh tế đất nước.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

C. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên.

D. Sự phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: A

Giải thích: Yếu tố nào thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình đổi mới kinh tế đất nước (Qúa trình CNH – HĐH).

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 18: Đô thị hóa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta có đáp án

Trắc nghiệm Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp có đáp án

1 27,369 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: