TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 27 (có đáp án 2024): Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 27.

1 17,073 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

I. Nhận biết

Câu 1: Tài nguyên được sử dụng cho tổ hợp nhà máy điện có công suất lớn nhất ở nước ta hiện nay là

A. than đá.

B. dầu mỏ.

C. khí đốt.

D. thủy năng.

Đáp án: C

Giải thích:

Tài nguyên được sử dụng cho tổ hợp nhà máy điện có công suất lớn nhất ở nước ta hiện nay là khí đốt.

Câu 2: Đường dây tải điện siêu cao áp 500 KV Bắc - Nam nối hai địa điểm nào sau đây?

A. Hòa Bình - Cà Mau.

B. Lạng Sơn - Cà Mau.

C. Hòa Bình - Phú Lâm.

D. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.

Đáp án: C

Giải thích:

Đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1 là công trình đường dây truyền tải điện năng (điện xoay chiều) siêu cao áp 500kV đầu tiên tại Việt Nam có tổng chiều dài 1.488 km, kéo dài từ Hòa Bình đến Phú Lâm.

Câu 3: Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất lớn nhất nước ta là

A. Ninh Bình.

B. Na Dương.

C. Phả Lại.

D. Uông Bí.

Đáp án: C

Giải thích:

Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất nước ta là Phả Lại.

Câu 4: Các trung tâm công nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp của nước ta chủ yếu phân bố ở

A. các thành phố lớn.

B. gần nguồn nguyên liệu.

C. gần đường giao thông.

D. nơi tập trung đông dân cư.

Đáp án: B

Giải thích:

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm với cơ cấu ngành đa dạng nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ bằng khí và thị trường tiêu biến ở trong và ngoài nước.

Câu 5: Tiềm năng thủy điện nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: A

Giải thích:

Trung du miền núi Bắc Bộ là khu vực có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta do có địa hình rất nhiều sông lớn với trữ năng thuỷ điện lớn.

Câu 6: Các nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc nước ta hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn nhiên liệu nào sau đây?

A. Khí đốt.

B. Dầu nhập nội.

C. Than.

D. Năng lượng mới.

Đáp án: C

Giải thích:

Các nhà máy nhiệt nhiệt phía Bắc chủ yếu dựa vào nhiên liệu từ than. Trữ lượng than tập trung chủ yếu ở miền Bắc.

Câu 7: Vùng nào ở nước ta có lợi thế nhất để phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Duyên Hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng Sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án: C

Giải thích:

Căn cứ vào biểu đồ Thủy sản (năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng (năm 2007) cao tập trung chủ yếu ở hai vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hai vùng có diện tích nuôi trồng và giàu có về nguồn lợi thủy hải sản.

Câu 8: Ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?

A. Chế biến gạo, ngô xay xát.

B. Dệt - may.

C. Sản xuất rượu, bia, nước ngọt.

D. Chế biến chè, cà phê, thuốc lá.

Đáp án: B

Giải thích:

Dệt – may, da, giầy là ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 9: Các nhà máy nhiệt điện nào sau đây chạy bằng khí đốt?

A. Phú Mĩ và Cà Mau.

B. Hiệp phước và Na Dương.

C. Thủ Đức và Uông Bí.

D. Hiệp Phước và Thủ Đức.

Đáp án: A

Giải thích:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhà máy nhiệt điện nào chạy bằng khí đốt ở Việt Nam là Phú Mỹ, Cà Mau các nhà máy nhiệt điện còn lại chạy bằng than

Câu 10: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta không có ngành nào sau đây?

A. gỗ và lâm sản.

B. sản phẩm trồng trọt.

C. sản phẩm chăn nuôi.

D. thủy, hải sản.

Đáp án: A

Giải thích:

Gỗ và lâm sản là ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Câu 11: Cơ sở nhiên liệu của nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau là

A. khí tự nhiên.

B. than bùn.

C. dầu.

D. than đá.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhà máy điện Phú Mỹ 1, công suất 1.118 MW. Nhà máy điện Phú Mỹ 4, công suất 477 MW. Nhà máy đặt tại phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nguồn nhiên liệu cung cấp cho các nhà máy là khí thiên nhiên Nam Côn Sơn và mỏ Bạch Hổ, và dầu ở chế độ sau bảo trì, với mức tiêu thụ khoảng 10 triệu m³ khí/ngày.

Câu 12: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở

A. các khu công nghiệp tập trung.

B. gần các cảng biển.

C. xa các khu dân cư.

D. đầu nguồn của các dòng sông.

Đáp án: A

Giải thích:

Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở các khu vực tập trung công nghiệp, đặc biệt là ở vùng Đông Nam Bộ.

II. Thông hiểu

Câu 1: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta phát triển chủ yếu dựa vào

A. thị trường tiêu thụ rất rộng lớn.

B. cơ sở vật chất kỹ thuật rất tốt.

C. nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

D. nguồn nguyên liệu phong phú.

Đáp án: D

Giải thích:

Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ từ nông – lâm – ngư nghiệp.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây khiến cơ cấu công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta đa dạng?

A. Nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất.

B. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

C. Nguồn lao động được nâng cao tay nghề.

D. Cơ sở vật chất kĩ thuật được nâng cấp.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản,… và thị trường tiêu thụ rộng lớn là những yếu tố chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng.

Câu 3: Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi ở nước ta chưa phát triển mạnh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. thị trường thường xuyên biến động.

B. sự hạn chế của cơ sở nguyên liệu.

C. trình độ lao động còn hạn chế.

D. giá trị nhỏ trong nông nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích:

Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi của nước ta chưa phát triển mạnh chủ yếu do ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lấy thịt, sữa, trứng nói riêng còn ở vị trí thứ yếu so với ngành trồng trọt -> do đó cơ sở nguyên liệu cho ngành công nghiệp này bị hạn chế.

Câu 4: Công nghiệp dệt - may của nước ta phát triển mạnh dựa trên thế mạnh nổi bật nào sau đây?

A. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

B. Kĩ thuật, công nghệ sản xuất cao.

C. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

D. Nguyên liệu trong nước dồi dào.

Đáp án: A

Giải thích:

Công nghiệp dệt may đòi hỏi nhiều lao động và không yêu cầu trình độ cao. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động phổ thông, giá rẻ... => đây là ưu thế lớn nhất để ngành công nghiệp dệt may nước ta phát triển

Câu 5: Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển mạnh chủ yếu do điều kiện nào sau đây?

A. Cơ sở vật chất kĩ thuật được nâng cấp.

B. Vị trí nằm gần các trung tâm công nghiệp.

C. Mạng lưới giao thông có nhiều thuận lợi.

D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản,… và thị trường tiêu thụ rộng lớn là những yếu tố chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng.

Câu 6: Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thủy điện nước ta là

A. cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế.

B. chế độ nước thất thường.

C. lưu lượng nước sông ngòi nhỏ.

D. sông ngòi ngắn và dốc.

Đáp án: B

Giải thích:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có sự phân mùa, lượng nước tập chủ yếu vào mùa mưa (khoảng 75%), đây là khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta.

Câu 7: Điểm khác nhau cơ bản giữa nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc với miền Nam là

A. miền Nam xây dựng gần các thành phố lớn.

B. miền Bắc được xây dựng sớm hơn miền Nam.

C. miền Nam thường có quy mô nhỏ hơn miền Bắc.

D. miền Bắc chạy bằng than, miền Nam bằng dầu khí.

Đáp án: D

Giải thích:

Các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam.

Câu 8: Cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành 3 phân ngành là

A. phân bố sản xuất.

B. đặc điểm sản xuất.

C. nguồn nguyên liệu.

D. công dụng sản phẩm.

Đáp án: C

Giải thích:

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân chia thành 3 phân ngành dựa vào nguồn nguyên liệu: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản

Câu 9: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tập trung tại vùng đồng bằng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Vị trí địa lí thuận lợi.

B. Lao động dồi dào.

C. Cơ sở hạ tầng hiện đại.

D. Nguyên liệu dồi dào.

Đáp án: D

Giải thích:

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tập trung chủ yếu ở các đồng bằng ở thành phố lớn, tiêu biểu là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ra đây là hai thành phố có nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đồng thời đây là hai thành phố có những nguyên liệu từ nông lâm ngư dồi dào từ các tỉnh và thành phố lân cận.

Câu 10: Ngành công nghiệp nào sau đây của nước ta cần phát triển đi trước một bước?

A. Điện tử.

B. Hóa chất.

C. Cơ khí.

D. Năng lượng.

Đáp án: D

Giải thích:

Điện lực là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ khoa học – kĩ thuật, đáp ứng đời sống văn minh của con người. Muốn phát triển các ngành công nghiệp khác thì ngành công nghiệp điện lực phải được ưu tiên đi trước.

Câu 11: Chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta chủ yếu do

A. sản phẩm phong phú, hiệu quả kinh tế cao, phân bố rộng khắp.

B. cơ cấu đa dạng, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tăng thu nhập.

C. tỉ trọng lớn nhất, đáp ứng nhu cầu rộng, thu hút nhiều lao động.

D. thế mạnh lâu dài, hiệu quả cao, thúc đẩy ngành khác phát triển.

Đáp án: D

Giải thích:

Chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta chủ yếu do có thế mạnh lâu dài (sản phẩm từ ngành trồng trọt, chăn nuôi), hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Câu 12: Thế mạnh lớn nhất của ngành công nghiệp dệt may nước ta là

A. vốn đầu tư không nhiều và sử dụng nhiều lao động nữ.

B. hệ thống máy móc không cần hiện đại và chi phí thấp.

C. nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. truyền thống từ lâu đời với kinh nghiệm rất phong phú.

Đáp án: D

Giải thích:

Công nghiệp dệt may nước ta phát triển chủ yếu dựa trên thế mạnh về nguồn lao động dồi dào và giá rẻ trong nước. Lưu ý: Dựa trên ưu thế về nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

III. Vận dụng

Câu 1: Tác động chủ yếu của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến đến sản xuất nông nghiệp nước ta là

A. ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.

B. nâng cao chất lượng lao động của nông thôn.

C. mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

D. đa dạng hóa các mặt hàng nông sản quan trọng.

Đáp án: A

Giải thích:

Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Vì vậy, nó tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các vùng chuyên canh.

Câu 2: Sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu là do

A. sông ngòi ngắn dốc.

B. cơ sở hạ tầng còn yếu.

C. sự phân mùa của khí hậu.

D. lưu lượng nước sông nhỏ.

Đáp án: C

Giải thích:

Sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu do sự phân mùa của khí hậu. Vào thời kì mùa khô kéo dài sâu sắc, mực nước sông hạ thấp, nguồn thủy năng cung cấp cho các nhà máy thủy điện giảm mạnh.

Câu 3: Giải pháp nào sau đây có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta?

A. Nâng cao trình độ của nguồn lao động.

B. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô.

C. Tăng cường liên doanh với nước ngoài.

D. Phát triển mạnh công nghiệp lọc hóa dầu.

Đáp án: C

Giải thích:

Giải pháp có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta là tăng cường liên doanh với nước ngoài; do trong khai thác dầu khí, nước ta còn thiếu vốn đầu tư, kĩ thuật thăm dò, khai thác; thiết bị, máy móc phục vụ khai thác còn thiếu => cần tăng cường liên doanh, liên kết để được hỗ trợ về các khâu mà ta còn yếu kém

Câu 4: Ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản ở nước ta phát triển mạnh trước hết do

A. nguồn nguyên liệu phong phú.

B. nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

C. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. có nguồn vốn đầu tư lớn.

Đáp án: A

Giải thích:

Công nghiệp chế biến thủy hải sản ở nước ta phát triển mạnh dựa vào thuận lợi chủ yếu là nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, mỗi năm sản lượng khai thác và nuôi trồng lên tới hàng triệu tấn.

Câu 5: Ngành công nghiệp xay xát ở nước ta phát triển mạnh dựa trên điều kiện nào sau đây?

A. Nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú.

B. Nhu cầu của thị trường tăng rất nhanh.

C. Cần ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.

D. Nhu cầu chất lượng sản phẩm tăng cao.

Đáp án: A

Giải thích:

Ngành công nghiệp xay xát phát triển mạnh, tốc độ tăng nhanh do nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu. Nước ta có dân số đông nên nhu cầu tiêu dùng lương thực lớn, ngoài ra gạo cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới).

Câu 6: Trong hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta, vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là

A. phải khai thác hạn chế nguồn tài nguyên này.

B. tránh để xảy ra các sự cố môi trường trên biển.

C. tránh xung đột với các nước chung biển Đông.

D. phải theo dõi các thiên tai thường có ở biển Đông.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta, vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là tránh để xảy ra các sự cố môi trường trên biển trong quá trình thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí có công suất trên 1000 MW của nước ta hiện nay là

A. Uông Bí

B. Cà Mau

C. Bà Rịa

D. Thủ Đức

Đáp án: B

Giải thích:

B1. Xem chú giải: kí hiệu ngôi sao màu đỏ lớn nhất thể hiện công suất > 1000 MW.

B2. Xác định được nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW là Phả Lại (chạy bằng than), Phú Mỹ và Cà Mau đều chạy bằng khí.

Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Tuyên Quang được xây dựng trên con sông nào?

A. sông Lô

B. sông Gâm

C. sông Thái Bình.

D. sông Chảy.

Đáp án: B

Giải thích: Dựa vào Atlat trang 22 (nhà máy thủy điện kí hiệu ngôi sao màu xanh), xác định được vị trí nhà máy thủy điện Tuyên Quang với công suất là 342 MW nằm trên con sông Gâm (chảy qua lãnh thổ Hà Giang, Tuyên Quang về Phú Thọ).

Câu 9. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Bản Vẽ được xây dựng trên con sông nào?

A. sông Hồng

B. sông Thu Bồn

C. sông Cả

D. sông Đồng Nai

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào Atlat trang 22, xác định được vị trí nhà máy thủy điện Bản Vẽ, nằm trên con sông Cả (chảy qua lãnh thổ Nghệ An).

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất trên 1000 MW của nước ta hiện nay là

A. Uông Bí

B. Phả Lại

C. Ninh Bình

D. Na Dương

Đáp án: B

Giải thích:

B1. Xem chú giải ⇒ kí hiệu ngôi sao màu đỏ lớn nhất thể hiện công suất > 1000 MW.

B2. Xác định được nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW là Phả Lại.

Câu 11. Do mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ngành công nghiệp dầu khí nhanh chóng trở thành ngành

A. công nghiệp trọng điểm ở nước ta.

B. công nghiệp khai thác ở nước ta.

C. công nghiệp quan trọng ở nước ta.

D. công nghiệp chủ yếu ở nước ta.

Đáp án: A

Giải thích: Công nghiệp dầu khí nước ta có nguồn nguyên liệu phong phú ở thềm lục địa phía Nam; khai thác và chế biến dầu khí là ngành mang lại hiệu quả sản xuất cao (nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta) ⇒ Nước ta đã và đang tập trung phát triển CN khai thác và chế biến dầu khí.

Câu 12. Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà may thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do

A.sông ngòi ngắn và dốc.

B. sự phân mùa khí hậu.

C. trình độ khoa học – kĩ thuật thấp.

D. hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn.

Đáp án: B

Giải thích:

Tốc độ quay tuabin trên đập thủy điện phụ thuộc vào tốc độ dòng nước.

- Mùa lũ nước tràn mạnh, tốc độ dòng chảy lớn ⇒ phát điện mạnh,

- Mùa cạn, sông ngòi thiếu nước ⇒ tốc độ dòng chảy yếu ⇒ phát điện kém

Như vậy, Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà may thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do sự phân mùa khí hậu.

Câu 13. Ngành công nghiệp điện lực là một trong hai ngành cơ sở hạ tầng cần ưu tiên nào trong phát triển kinh tế?

A. Thứ yếu.

B. Đi trước một bước.

C. Thiết yếu.

D. Cần thiết.

Đáp án: B

Giải thích: Điện, đường, trường, trạm là 4 hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng nhất để phát triển KT – XH ở một địa phương ⇒ Trong đó, mạng lưới điện được xem là nhân tố quan trọng nhất, cần đi trước một bước. Bởi điện cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho nhu cầu thắp sáng của người dân,nâng cao chất lượng đời sống, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, thu hút đầu tư lớn,...

Câu 14. Đặc điểm nào dưới đây là sự khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam?

A. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.

B. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.

C. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.

D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Do đặc điểm về nguồn nguyên liệu phục vụ các nhà máy điện nên các nhà máy ở Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.

Câu 15. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than trước đây không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do

A. Việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn.

B. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm môi trường.

C. Vị trí xa các nguồn nguyên liệu than.

D. Nhu cầu về điện không cao như các tỉnh phía Bắc.

Đáp án: C

Giải thích: Trước đây khi công nghiệp dầu khí chưa phát triển, các nhà máy nhiệt điện nước ta chủ yếu chạy bằng than ⇒ Vùng than cho nhiệt điện nước ta lại tập trung ở phía Bắc (than antraxit ở Quảng Ninh) nên các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than trước đây không phát triển ở phía Nam vị trí xa vùng nguyên liệu than

Câu 16. Sự phân bố gần hoặc thuận lợi để tiếp nhận các nguồn năng lượng là đặc điểm chung của ngành nào dưới đây?

A. Sản xuất công nghiệp thủy điện và điện nguyên tử.

B. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hoặc khí thiên nhiên.

C. Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng (giày, da, thuốc lá, bánh kẹo,…).

D. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.

Đáp án: B

Giải thích: Công nghiệp nhiệt điện nói chung đều sử dụng nguồn năng lượng từ bên ngoài (than, khí) nên vị trí phân bố luôn gần hoặc thuận lợi cho việc tiếp nhận các nguồn năng lượng. Các ngành khác thường phân bố gần thị trường tiêu thụ do đặc tính vận chuyển sản phẩm bằng đường bộ. Ngược lại các nhà máy điện lại phân bố xa nơi tiêu thụ điện là các vùng công nghiệp hay khu dân cư, vì sản phẩm điện được truyền tải bằng đường dây tải điện dẫn đến các khu CN và dân cư.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc có đáp án

Trắc nghiệm Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch có đáp án

Trắc nghiệm Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có đáp án

1 17,073 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: