TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 39 (có đáp án 2024): Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 39.

1 30,361 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

I. Nhận biết

Câu 1: Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về diện tích gieo trồng cây công nghiệp nào sau đây?

A. Cao su.

B. Cà phê.

C. Dừa.

D. Chè.

Đáp án: A

Giải thích:

Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về diện tích gieo trồng cây công nghiệp cao su.

Câu 2: Vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ không có hướng chuyên môn hóa nào dưới đây?

A. Khai thác thủy sản.

B. Chăn nuôi bò sữa, gia cầm.

C. Nuôi trồng thủy sản.

D. Trồng cây công nghiệp hàng năm.

Đáp án: A

Giải thích:

Ngành khai thác thủy sản không phải hướng chuyên môn hóa trong vùng nông nghiệp của Đông Nam Bộ.

Câu 3: Đâu là thế mạnh tự nhiên tiêu biểu của vùng Đông Nam Bộ?

A. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.

B. Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao.

C. Tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa rất lớn.

D. Trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.

Đáp án: C

Giải thích:

Thế mạnh tự nhiên tiêu biểu của vùng Đông Nam Bộ là có tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa rất lớn.

Câu 4: Công trình thủy lợi Dầu Tiếng thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Bình Dương.

B. Bình Phước.

C. Tây Ninh.

D. Đồng Nai.

Đáp án: C

Giải thích:

Công trình thủy lợi Dầu Tiếng của Đông Nam Bộ thuộc tỉnh Tây Ninh.

Câu 5: Công trình thủy lợi Dầu Tiếng được xây dựng trên sông nào sau đây?

A. Đồng Nai.

B. Sài Gòn.

C. Bé.

D. La Ngà.

Đáp án: C

Giải thích:

Công trình thủy lợi Dầu Tiếng của Đông Nam Bộ được xây dựng trên sông Sài Gòn.

Câu 6: Nhà máy thuỷ điện Trị An được xây dựng trên sông nào sau đây?

A. Đồng Nai.

B. Sài Gòn.

C. Bé.

D. Vàm cỏ Đông.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai.

Câu 7: Nhà máy thủy điện nào sau đây có công suất lớn nhất Đông Nam Bộ?

A. Thác Mơ.

B. Cần Đơn.

C. Trị An.

D. Bà Rịa.

Đáp án: C

Giải thích:

Nhà máy thủy điện Trị An có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ.

Câu 8: Vùng Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh, thành phố?

A. 5.

B. 6.

C. 8.

D. 13.

Đáp án: B

Giải thích:

Gồm 6 tỉnh và thành phố là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TP. HCM.

Câu 9: Đông Nam Bộ không giáp với vùng nào sau đây?

A. Tây Nguyên.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: B

Giải thích:

Đông Nam Bộ không tiếp giáp với vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 10: Nhà máy thủy điện nào sau đây được xây dựng trên sông Bé?

A. Đa Nhim.

B. Cần Đơn.

C. Trị An.

D. Yaly.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhà máy thủy điện Cần Đơn được xây dựng trên sông Bé.

Câu 11: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 2 vùng kinh tế có thế mạnh tương đồng về

A. khai thác tài nguyên khoáng sản.

B. phát triển chăn nuôi gia súc.

C. trồng cây công nghiệp lâu năm.

D. khai thác gỗ và lâm sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng có thế mạnh tương đồng về trồng cây công nghiệp lâu năm: đất đai màu mỡ, khí hậu cận xích đạo gió mùa, địa hình cao nguyên, bán bình nguyên thích hợp chuyên môn hóa cây công nghiệp.

Câu 12: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ là

A. ít khoáng sản.

B. đất đai kém màu mỡ.

C. ít tài nguyên rừng.

D. mùa khô kéo dài sâu sắc

Đáp án: D

Giải thích:

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ là mùa khô kéo dài, tới 4-5 tháng.

II. Thông hiểu

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của lao động nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là có

A. khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.

B. trình độ cao trong khai thác, chế biến thủy hải sản.

C. kinh nghiệm trong đấu tranh, chinh phục tự nhiên.

D. trình độ thâm canh cây lương thực cao nhất cả nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Đặc điểm nổi bật của lao động nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là có khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, người dân năng động sáng tạo trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội.

Câu 2: Bản chất của vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. khai thác tốt nhất các nguồn lực của vùng.

B. đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

C. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ.

D. đẩy mạnh đầu tư vốn, công nghệ hiện đại.

Đáp án: C

Giải thích:

Bản chất của vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ, Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Câu 3: Vai trò quan trọng nhất của công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng ở Đông Nam Bộ là

A. đảm bảo cân bằng cho hệ sinh thái nông nghiệp.

B. phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch.

C. cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh.

D. tiêu nước cho thượng nguồn sông Đồng Nai.

Đáp án: C

Giải thích:

Công trình thủy lợi Dầu Tiếng là công trình thủy lợi vào loại lớn nhất của nước ta hiện nay, vai trò lớn nhất là tưới nước cho diện tích canh tác của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), thượng nguồn sông Đồng Nai được tưới tiêu bởi hệ thống sông Đồng Nai, vai trò phát triển du lịch chỉ là thứ yếu.

Câu 4: Nhân tố nào là quan trọng nhất giúp Đông Nam Bộ có vị trí hàng đầu trong sự phát triển kinh tế của nước ta?

A. Có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở phía Nam.

B. Có sự tích tụ lớn về vốn, kĩ thuật, thu hút đầu tư.

C. Có cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tương đối tốt.

D. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn nhất của cả nước.

Đáp án: B

Giải thích:

Với những ưu thế về vị trí địa lí, về nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật, lại có những chính sách phát triển phù hợp, thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, Đông Nam Bộ đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao. Trong các nhân tố trên, nhân tố quan trọng nhất giúp Đông Nam Bộ sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trong phát triển kinh tế là nhờ chính sách phù hợp nên ĐNB thu hút được các nguồn vốn đầu tư để khai thác tốt các nguồn tài nguyên.

Câu 5: Ý nghĩa quan trọng nhất của rừng ngập mặn ở Đông Nam Bộ là

A. bảo tồn sự đa dạng sinh học.

B. có giá trị du lịch sinh thái cao.

C. bảo tồn những di tích lịch sử.

D. diện tích nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: A

Giải thích:

Ý nghĩa quan trọng hàng đầu của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Đông Nam Bộ là tăng diện tích cho nuôi trồng thủy sản. đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. bảo tồn hệ sinh thái ngập mặn của vùng.

Câu 6: Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra vấn đề cấp bách là

A. xây dựng cơ sở hạ tầng.

B. tăng cường cơ sở năng lượng.

C. thu hút lao động có kĩ thuật.

D. đào tạo nhân công lành nghề.

Đáp án: B

Giải thích:

Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cấp bách, đặc biệt là tăng cường các cơ sở về năng lượng.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A. Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.

B. Cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước.

C. Nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển.

D. Giá trị sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước.

Đáp án: D

Giải thích:

Giá trị sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước ta là vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

Câu 8: Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường.

B. sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và giải quyết việc làm.

C. giải quyết tốt các vấn đề xã hội và đa dạng hóa nền kinh tế.

D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác hợp lí tài nguyên.

Đáp án: A

Giải thích:

Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Câu 9: Việc phát triển thủy lợi ở Đông Nam Bộ không nhằm mục đích chính nào sau đây?

A. Nâng cao hệ số sử dụng đất.

B. Phát triển ngành thủy sản.

C. Nâng cao năng suất cây trồng.

D. Mở rộng diện tích cây công nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích:

Việc phát triển thủy lợi ở Đông Nam Bộ không nhằm mục đích phát triển ngành thủy sản.

Câu 10: Lợi thế hơn hẳn của Đông Nam Bộ so với Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát triển tổng hợp kinh tế biển là

A. dịch vụ hàng hải.

B. tài nguyên dầu khí.

C. nguồn lợi thủy hải sản.

D. tài nguyên du lịch biển.

Đáp án: B

Giải thích:

Lợi thế hơn hẳn của Đông Nam Bộ so với Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát triển tổng hợp kinh tế biển là có tài nguyên dầu khí tại khu vực vùng thềm lục địa rất lớn.

Câu 11: Cơ sở năng lượng điện là ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ chủ yếu vì

A. vùng có nhu cầu rất lớn về năng lượng.

B. các nhà máy điện ở đây có quy mô nhỏ.

C. mạng lưới điện năng còn kém phát triển.

D. cơ sở năng lượng điện của vùng hạn chế.

Đáp án: A

Giải thích:

Cơ sở năng lượng điện là ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ chủ yếu do có nhu cầu rất lớn về cơ sở năng lượng.

Câu 12: Nhận định nào sau đây không phải phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ?

A. Bảo vệ vốn rừng.

B. Phát triển thủy lợi.

C. Cải tạo đất xám phù sa cổ.

D. Thay đổi cơ cấu cây trồng.

Đáp án: C

Giải thích:

Cải tạo đất xám phù sa cổ không phải là phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp.

III. Vận dụng

Câu 1: Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là

A. tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn.

B. phát triển theo chiều sâu gắn với bảo vệ môi trường.

C. quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất mới.

D. phát huy thế mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng.

Câu 2: Nguồn điện cung cấp năng lượng chủ yếu nhất cho vùng Đông Nam Bộ hiện nay là

A. các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu.

B. các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.

C. các nhà máy thủy điện trên sông Đồng Nai.

D. các nhà máy nhiệt điện tuốc bin khí.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguồn điện cung cấp năng lượng chủ yếu nhất cho vùng Đông Nam Bộ hiện nay là các nhà máy nhiệt điện tuốc bin khí.

Câu 3: Biện pháp hàng đầu để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp của Đông Nam Bộ là

A. thay đổi cơ cấu, giống cây trồng.

B. bảo vệ đất gắn với bảo vệ vốn rừng.

C. xây dựng các công trình thủy lợi.

D. bảo vệ các vườn quốc gia.

Đáp án: D

Giải thích:

Xây dựng các công trình thủy lợi là biện pháp hàng đầu để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp của Đông Nam Bộ.

Câu 4: Biểu hiện của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có hiệu quả cao là

A. thay đổi cơ cấu cây công nghiệp theo hướng hợp lí.

B. trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất.

C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến ở vùng chuyên canh.

D. xây dựng được thêm nhiều công trình thủy lợi lớn.

Đáp án: B

Giải thích:

Trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất là biểu hiện của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có hiệu quả cao.

Câu 5: Giải pháp nào sau đây mang tính tổng thể để từng bước giải quyết nhu cầu về cơ sở năng lượng của Đông Nam Bộ?

A. Khai thác và chế biến dầu khí.

B. Phát triển nguồn năng lượng sạch.

C. Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.

D. Phát triển công nghiệp hiện đại ít nhiên liệu.

Đáp án: C

Giải thích:

Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện là giải pháp mang tính tổng thể để từng bước giải quyết nhu cầu về cơ sở năng lượng ở Đông Nam Bộ.

Câu 6: Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. tiến hành cải tạo đất đai, mở rộng diện tích canh tác.

B. mở rộng diện tích canh tác, xây dựng công trình thủy lợi.

C. xây dựng công trình thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.

D. thay đổi cơ cấu cây trồng, tiến hành cải tạo đất đai.

Đáp án: C

Giải thích:

Xây dựng công trình thủy lợi thay đổi cơ cấu cây trồng là những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ở vùng Đông Nam Bộ. Ví dụ. Xây dựng các hồ thủy điện Dầu Tiếng, dự án thủy lợi Phước Hòa.

Câu 7. Hoạt động kinh tế biển ít có giá trị đối với nền kinh tế của Đông Nam Bộ là

A. khai thác, chế biến dầu khí.

B. giao thông vận tải biển.

C. du lịch biển.

D. nuôi trồng thuỷ sản.

Đáp án: D

Giải thích: Trong các ngành nêu trên thì điều kiện cho ngành nuôi trồng thuỷ sản ít có giá trị đối với nền kinh tế của Đông Nam Bộ.

Câu 8. Ở Đông Nam Bộ, Sản lượng dầu thô khai thác tăng không phải là do

A. Tăng cường hợp tác với nước ngoài.

B. Ngày càng khai thác nhiều mỏ hơn.

C. Đầu tư vào máy móc thiết bị.

D. Có nhiều nhà má lọc – hóa dầu.

Đáp án: D

Giải thích: Ở ĐNB, Sản lượng dầu thô khai thác tăng không phải là do: Có nhiều nhà má lọc – hóa dầu. Sản lượng dầu thô khai thác tăng là do: Tăng cường hợp tác với nước ngoài; ngày càng khai thác nhiều mỏ hơn, đầu tư vào máy móc thiết bị.

Câu 9. Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

A. sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.

B. só đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.

C. đất badan tập trung thành vùng lớn.

D. nhiệt độ quanh năm cao trên 27ºC.

Đáp án: C

Giải thích: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là có đất badan tập trung thành vùng lớn, rất thuận lợi để trồng chuyên canh các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều,... với qui mô lớn.

Câu 10. Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do

A. Sự đa dạng của ngành công nghiệp.

B. Chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần.

C. Sự năng động của nguồn lao động.

D. Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần.

Câu 11. Có bao nhiêu vấn đề sau đây được đặt ra trong khai thác theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ?

1. Vấn đề thuỷ lợi.

2. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng.

3. Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông.

4. Phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Giải thích:

ác vấn đề được đặt ra trong khai thác theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là:

- Vấn đề thuỷ lợi.

- Việc thay đổi cơ cấu cây trồng.

- Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông.

- Phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.

Câu 12. Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng Đông Nam Bộ là

A. thiếu nước vào mùa khô.

B. khí hậu không ổn định.

C. hạn hán và lũ lụt.

D. đất bị hoang mạc hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng Đông Nam Bộ là thiếu nước trầm trọng vào mùa khô. Hiện nay nhiều công trình thủy lợi và hồ chứa nước đang và đã được xây dựng để sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

Câu 13. Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.

B. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.

C. hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.

D. phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.

Đáp án: B

Giải thích:

Phát triển bền vững là sự phát triển có hiệu quả ở hiện tại nhưng vẫn đảm bảo sự tiếp tục trong tương lai. Như vậy một nền công nghiệp bền vững cần đáp ứng đủ hai tiêu chí.

- Thứ 1 là hiệu quả kinh tế cao, ổn định: để mang lại hiệu quả kinh tế cao cần khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, cụ thể là đẩy mạnh vốn đầu tư, khoa học công nghệ , phát triển các ngành công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng nhanh giá trị sản xuất.

- Thứ 2 là đảm bảo sự phát triển trong tương lai: là sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

⇒ Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.

Câu 14. Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển

A. đa dạng về ngành

B. gắn liền với vùng ven biển

C. mang lại hiệu quả cao

D. tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Đáp án: C

Giải thích:

Phát triển tổng hợp kinh tế biển ở ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tỉnh duy nhất giáp biển) – là nơi hội tụ nhiều thế mạnh nổi trội về kinh tế biển: tài nguyên có giá trị nhất là khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam + trung tâm du lịch biển lớn + vận tải biển (cảng Bà Rịa – Vũng Tàu) + khai thác hải sản (ngư trường lớn).

Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc biêt là khai thác và chế biến dầu khí tạo ra động lực lớn, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

⇒ Ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ nói chung.

Câu 15. Có bao nhiêu ý kiến sau đây đúng về vai trò của việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?

1) Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn vốn đầu tư.

2) Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học công nghệ.

3) Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học quản lí.

4) Cho phép thực hiện có hiệu quả việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Giải thích:

Vai trò của việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là:

- Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn vốn đầu tư.

- Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học công nghệ.

- Cho phép tăng cường mạnh mẽ hơn khoa học quản lí.

- Cho phép thực hiện có hiệu quả việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.

Câu 16. Nhận định nào không đúng với ảnh hưởng của phát triển tổng hợp kinh tế biển tới sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ?

A. Đa dạng về ngành.

B. Gắn liền với vùng ven biển.

C. Mang lại hiệu quả kinh tế thấp.

D. Tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Đáp án: C

Giải thích: Ảnh hưởng của phát triển tổng hợp kinh tế biển tới sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ là sự đa dạng về ngành (giao thông vận tải, du lịch biển – đảo, khai thác khoáng sản, khai thác – chế biến thủy, hải sản), gắn liền với vùng ven biển, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên có đáp án

Trắc nghiệm Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có đáp án

Trắc nghiệm Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo có đáp án

Trắc nghiệm Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm có đáp án

1 30,361 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: