TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 15 (có đáp án 2024): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 15.
Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
I. Nhận biết
Câu 1: Mùa bão ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào sau đây?
A. Từ tháng V đến tháng X.
B. Từ tháng VI đến tháng IX.
C. Từ tháng VI đến tháng XII.
D. Từ tháng VIII đến tháng VII.
Đáp án: C
Giải thích:
Mùa bão ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian: Từ tháng VI đến tháng XII.
Câu 2: Bão tập trung nhiều nhất vào tháng nào sau đây?
A. VIII.
B. IX.
C. X.
D. XI.
Đáp án: B
Giải thích:
Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX (quan sát nội dung Atlat trang 9 – Khí hậu)
Câu 3: Có 70% cơn bão toàn mùa tập trung vào 3 tháng đó là
A. tháng VI, VII, VIII.
B. tháng VII, VIII, IX.
C. tháng VIII, IX, X.
D. tháng IX, X, XI.
Đáp án: C
Giải thích:
Có 70% cơn bão toàn mùa tập trung vào 3 tháng đó là tháng VIII, IX, X.
Câu 4: Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là
A. miền Bắc muộn hơn miền Nam.
B. miền Trung sớm hơn ở miền Bắc.
C. chậm dần từ Bắc vào Nam.
D. chậm dần từ Nam ra Bắc.
Đáp án: C
Giải thích:
Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là chậm dần từ Bắc vào Nam.
Câu 5: Trung bình mỗi năm có khoảng bao nhiêu cơn bão đổ bộ vào đất liền nước ta?
A. từ 3 đến 4 cơn bão.
B. từ 4 đến 6 cơn bão.
C. từ 5 đến 7 cơn bão.
D. từ 6 đến 8 cơn bão.
Đáp án: A
Giải thích:
Trung bình mỗi năm có khoảng từ 3 đến 4 cơn bão đổ bộ vào đất liền nước ta
Câu 6: Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão là
A. ven biển đồng bằng sông Hồng.
B. ven biển Trung Bộ.
C. ven biển Nam Trung Bộ.
D. ven biển Nam Bộ.
Đáp án: B
Giải thích:
Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão là đồng bằng ven biển miền Trung
Câu 7: Vùng đồng bằng sông Hồng chịu lụt úng không phải do
A. diện mưa bão rộng.
B. mật độ xây dựng cao.
C. diện tích đồng bằng rộng.
D. xung quanh có đê bao bọc.
Đáp án: C
Giải thích:
Ngập lụt do ảnh hưởng của triều cường tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, còn châu thổ sông Hồng lụt úng chủ yếu do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc.
Câu 8: Vùng nào sau đây chịu ngập úng nghiêm trọng nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: A
Giải thích:
Vùng nào sau đây chịu ngập úng nghiêm trọng nhất nước hiện nay là đồng bằng sông Hồng, do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp,xung quanh lại có đê bao bọc, mật độ xây dựng cao.
Câu 9: Ngập úng ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ lúa nào sau đây?
A. Đông xuân.
B. Mùa.
C. Hè thu.
D. Chiêm xuân.
Đáp án: C
Giải thích:
Ngập úng ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ lúa hè thu.
Câu 10: Vùng thường xảy ra lũ quét nhất nước ta là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Đáp án: A
Giải thích:
Vùng thường xảy ra lũ quét nhất nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 11: Lũ quét ở miền Bắc nước ta thường xảy ra vào các tháng nào sau đây?
A. IV - VIII.
B. V - IX.
C. VI - X.
D. VII - XI.
Đáp án: C
Giải thích:
Lũ quét ở miền Bắc nước ta thường xảy ra vào các tháng VI - X.
Câu 12: Lũ quét thường xảy ra ở các tỉnh Duyên hải miền Trung vào các tháng nào sau đây?
A. V - VII.
B. VII - IX.
C. VIII - X.
D. X - XII.
Đáp án: D
Giải thích:
Lũ quét thường xảy ra ở các tỉnh Duyên hải miền Trung vào các tháng X - XII.
II. Thông hiểu
Câu 1: Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường không biểu hiện trực tiếp ở sự gia tăng của thiên tai nào sau đây?
A. Hạn hán.
B. Ngập lụt.
C. Bão.
D. Động đất.
Đáp án: D
Giải thích:
Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu. Như vậy, Động đất là đáp án không chính xác.
Câu 2: Thiên tai nào sau đây xảy ra bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng ở miền núi nước ta?
A. Lũ quét.
B. Bão.
C. Hạn hán.
D. Ngập lụt.
Đáp án: A
Giải thích:
Thiên tai nào sau đây xảy ra bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng ở miền núi nước ta Lũ quét.
Câu 3: Bão ở đồng bằng ven biển miền Trung nước ta tập trung nhiều nhất vào tháng IX chủ yếu do ảnh hưởng của
A. gió mùa Tây Nam.
B. dải hội tụ nhiệt đới.
C. “gió mùa Đông Nam”.
D. Tín phong bán cầu Bắc.
Đáp án: B
Giải thích:
- Khu vực có dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có thời tiết nhiều động và gây mưa lớn, làm xuất hiện các xoáy áp thấp và bão nhiệt đới.
- Vào thời kì tháng 9, dải hội tụ nhiệt đới xuất hiện dọc miền Trung (đặc biệt khu vực Thừa Thiên - Huế) và gây mưa lớn và làm xuất hiện nhiều cơn bão hoạt động cho các tỉnh miền Trung.
Câu 4: Mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam là do
A. nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới.
C. sự di chuyển tâm bão từ Bắc vào Nam.
D. hoạt động của dòng biển theo mùa.
Đáp án: D
Giải thích:
- Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới quét qua -> gây mưa lớn cho cả nước.
- Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ bắc vào nam là nguyên nhân chính khiến cho mùa bão nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây đi cùng với bão?
A. Gió mạnh, mưa lớn, sóng biển to, nước biển dâng cao, ngập lụt trên diện rộng.
B. Gió yếu, mưa nhỏ, sóng biển bé, nước biển dâng cao, ngập lụt trên diện rộng.
C. Gió mạnh, mưa lớn, sóng biển to, nước biển không dâng cao, không ngập lụt.
D. Gió mạnh, không mưa, sóng biển to, nước biển bình thường, ngập lụt.
Đáp án: A
Giải thích:
Gió mạnh, mưa lớn, sóng biển to, nước biển dâng cao, ngập lụt trên diện rộng thường đi kèm với bão.
Câu 6: Thiên tai nào ở nước ta mà việc phòng chống phải luôn kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi?
A. Bão.
B. Hạn hán.
C. Sương muối.
D. Lốc.
Đáp án: A
Giải thích:
Ở nước ta, chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, xói mòn ở vùng núi do bão thường kèm theo mưa lớn trên diện rộng. Mưa lớn khiến nước sông ở thượng nguồn dâng lên rất nhanh và dồn về đồng bằng gây lũ lụt, đồng thời mưa lớn cũng gây xói mòn sạt lở đất ở vùng núi có địa hình dốc và ít lớp phủ thực vật.
Câu 7: Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở vùng Bắc Trung Bộ là
A. bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ.
B. xây hồ chứa nước chống khô hạn.
C. xây đê, kè chắn sóng, bão.
D. di dân đến các vùng khác.
Đáp án: A
Giải thích:
Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở vùng Bắc Trung Bộ là bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và trồng rừng ven biển.
Câu 8: Lũ quét là loại thiên tai bất thường vì
A. rất khó dự báo.
B. xảy ra ở khu vực địa hình chia cắt mạnh.
C. lượng mưa lớn trong thời gian rất ngắn.
D. lượng cát bùn nhiều.
Đáp án: A
Giải thích:
Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Câu 9: Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn các vùng khác vì
A. lượng mưa ít.
B. lượng mưa đều.
C. địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước.
D. mật độ dân cư thấp hơn, có ít công trình xây dựng lớn.
Đáp án: C
Giải thích:
Đồng bằng Duyên hải miền Trung địa hình hẹp ngang, sông nhỏ, ngắn, dốc nhanh về phía biển lại không có đê nên lũ lên nhanh cũng rút nhanh.
Câu 10: Vì sao miền Trung lũ quét muộn hơn ở miền Bắc?
A. Mùa mưa muộn.
B. Mưa đều.
C. Địa hình hẹp ngang.
D. Mùa mưa sớm.
Đáp án: A
Giải thích:
Do mùa mưa muộn nên sao miền Trung lũ quét muộn hơn ở miền Bắc.
Câu 11: Thiên tai nào không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Động đất.
B. Ngập lụt.
C. Lũ quét.
D. Hạn hán.
Đáp án: A
Giải thích:
Hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa ở nước ta là lũ quét ở miền núi và ngập lụt, hạn hán vào mùa hè => Loại đáp án B, C, D.
Động đất là thiên tai sinh ra do hoạt động nội lực, không phải do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 12: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta?
A. Phòng chống cháy rừng.
B. Thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.
C. Bố trí nhiều trạm bơm nước.
D. Xây dựng các công trình thủy lợi hợp lý
Đáp án: D
Giải thích:
Giải pháp để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta là xây dựng các công trình thủy lợi hợp lý.
III. Vận dụng
Câu 1: Ngập úng ít gây hậu quả nghiêm trọng ở Trung Bộ vì
A. diện tích đồng bằng nhỏ.
B. không có nhiều sông
C. địa hình dốc ra biển và không có đê.
D. lượng mưa trung bình năm nhỏ.
Đáp án: C
Giải thích:
Ngập úng ít gây hậu quả nghiêm trọng ở Trung Bộ vì địa hình dốc ra biển và không có đê
Câu 2: Hiện tượng sương muối xảy ra nhiều nhất ở khu vực nào sau đây của nước ta?
A. Miền núi phía Bắc.
B. Đồng bằng Bắc Bộ.
C. Vùng ven biển Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Đáp án: A
Giải thích:
Ở nước ta, hiện tượng sương muối thường xảy ra trong các tháng mùa đông, nhất là vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Nơi hàng năm xuất hiện sương muối nhiều nhất là các tỉnh vùng núi Bắc Bộ.
Câu 3: Rét hại ít xảy ra ở khu vực nào sau đây?
A. Tây Bắc Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Bắc Bộ.
D. ven biển Bắc Trung Bộ.
Đáp án: D
Giải thích:
Rét hại ít xảy ra ở khu vực ven biển Bắc Trung Bộ.
Câu 4: Biện pháp quan trọng nhất để giảm lũ ở vùng hạ lưu là
A. trồng rừng đầu nguồn.
B. trồng rừng ngập mặn.
C. xây dựng các đập thủy điện.
D. trồng cây công nghiệp lâu năm.
Đáp án: A
Giải thích:
Biện pháp quan trọng nhất để giảm lũ ở vùng hạ lưu là trồng rừng đầu nguồn.
Câu 5: Loại thiên tai nào sau đây tuy mang tính chất cục bộ ở địa phương nhưng diễn ra thường xuyên và gây thiệt hại không nhỏ?
A. Ngập úng, lũ quét và hạn hán.
B. Bão.
C. Lốc, mưa đá, sương muối.
D. Động đất.
Đáp án: C
Giải thích:
Loại thiên tai nào sau đây tuy mang tính chất cục bộ ở địa phương nhưng diễn ra thường xuyên và gây thiệt hại không nhỏ là lốc, mưa đá, sương muối.
Câu 6: Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh bão có hiệu quả nhất?
A. có các biện pháp di rời khi bão đang hoạt động.
B. củng cố đê chắn sóng vùng ven biển.
C. huy động sức dân phòng tránh bão.
D. tăng cường các thiết bị dự báo chính xác.
Đáp án: D
Giải thích:
Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão, từ đó có các biện pháp phòng tránh bão kịp thời
Câu 7. Căn cứ Atlat địa lí trang 9, cho biết tần suất hoạt động của bão nhiều nhất vào vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyện hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: B
Giải thích: Căn cứ Atlat địa lí trang 9, ta thấy tần suất hoạt động của bão nhiều nhất vào tháng 9 ở vùng Bắc Trung Bộ (từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng).
Câu 8. Căn cứ vào Atlat trang 9, khu vực có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta là
A. Thanh Hóa.
B. Hà Tĩnh.
C. Thừa Thiên Huế.
D. Bình Thuận.
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào Atlat trang 9, khu vực có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta là Móng Cái, Thừa Thiên Huế, Kom Tum,…
Câu 9.Vùng nào dưới đây của nước ta có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất?
A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc.
B. Cực Nam Trung Bộ.
C. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: B
Giải thích: Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là Cực Nam Trung Bộ, đặc biệt là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Khô hạn kéo dài 5-6 tháng khiến vùng này có hiện tượng hoang mạc hóa diễn ra mạnh mẽ với những bãi cát kéo dài 20km.
Câu 10. Lũ quét thường xảy ra ở miền núi không phải do
A. Địa hình bị chia cắt mạnh
B. mất lớp phủ thực vật
C. Địa hình có độ dốc lớn
D. sử dụng đất không hợp lí
Đáp án: D
Giải thích: Lũ quét thường xảy ra ở miền núi là do địa hình miền núi bị cắt xẻ mạnh, địa hình dốc, mất lớp phủ thực vật nên bề mặt đất dễ bóc mòn khi mưa lớn xảy ra.
Câu 11. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long nguyên nhân chủ yếu là do
A. mưa lớn, triều cường
B. mưa tập trung vào một mùa
C. đồng bằng thấp trũng
D. không có đê ngăn lũ
Đáp án: D
Giải thích: Nguyên nhân ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long nguyên nhân chủ yếu là do vùng này không có đê ngăn lũ như vùng Đồng bằng sông Hồng nên mỗi khi có lũ thì ngập lụt diễn ra trong diện rộng.
Câu 12. Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là
A. Có mật độ dân số cao nhất nước ta.
B. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
C. Có lượng mưa lớn nhất nước.
D. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.
Đáp án: D
Giải thích: Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là có hệ thống đê sông và đê biển bao bọc nên khi nước dồn từ thượng lưu, trung lưu về thì khó thoát nước nên thường gây ngập úng nghiêm trọng.
Câu 13. Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng là
A. mưa lũ lớn và hệ thống đê bao bọc
B. triều cường.
C. nước biển dâng
D. lũ nguồn.
Đáp án: A
Giải thích:
Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng là diện mưa bão rộng, lũ tập trung trên các hệ thống sông lớn + địa hình thấp, hệ thống đê bao bọc
- Triều cường, nước biển dâng là nguyên nhân ngập lụt ở ĐBSCL. Còn lũ nguồn chỉ xảy ra ở vùng đồi núi → nguyên nhân ngập lụt ở ĐBSH không phải lo lũ nguồn ⇒ Loại 3 đáp án B, C, D.
Câu 14. Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì
A. Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.
B. Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.
C. Do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước.
D. Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn.
Đáp án: D
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long do vùng Đồng bằng Duyên hải miền Trung có mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn, hầu như chỉ có các con sông nhỏ đổ ra biển.
Câu 15. Biện pháp nào dưới đây tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân dân?
A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.
B. Xây dựng các hồ chứa nước.
C. Di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.
D. Quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.
Đáp án: A
Giải thích: Lũ quét xảy ra nghiêm trọng nhất ở vùng miền núi, nơi có địa hình dốc + đất dai dễ thoái hóa ⇒ Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn sẽ hạn chế được lũ quét, sạt lở đất diễn ra ở vùng núi, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân.
Câu 16. Dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ bắc vào nam và hoạt động của bão là nguyên nhân làm cho
A. mùa mưa nước ta nhanh dần từ Bắc vào Nam.
B. mùa khô nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.
C. mùa mưa nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.
D. mùa khô nước ta nhanh dần từ Bắc vào Nam.
Đáp án: C
Giải thích:
- Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới quét qua → gây mưa cho cả nước.
- Do hoat động của dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ bắc vào nam kết hợp với mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam
⇒ mùa mưa nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.
Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta có đáp án
Trắc nghiệm Bài 17: Lao động và việc làm có đáp án
Trắc nghiệm Bài 18: Đô thị hóa có đáp án
Trắc nghiệm Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có đáp án
Trắc nghiệm Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án