TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 11 (có đáp án 2024): Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 6.
Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
I. Nhận biết
Câu 1: Khu vực có mưa nhiều nhất vào thời kì đầu mùa hạ ở nước ta là
A. Bắc Trung Bộ và Tây Bắc.
B. Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc.
C. Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ.
D. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Đáp án: C
Giải thích:
Khu vực có mưa nhiều nhất vào thời kì đầu mùa hạ ở nước ta là Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ.
Câu 2: Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Bắc Trung Bộ.
Đáp án: D
Giải thích:
Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây nam là Bắc Trung Bộ. Quan sát Atlat trang 9 dễ nhận thấy các mũi tên gió Tây khô nóng đều tập trung nhiều nhất vào Bắc Trung Bộ
Câu 3: Sự phân chia mùa khí hậu thành mùa mưa và mùa khô ở phần lãnh thổ phía Nam đặc biệt rõ nét từ vĩ độ
A. 160B trở vào.
B. 160B trở ra.
C. 140B trở vào.
D. 140B -160B.
Đáp án: C
Giải thích:
Sự phân chia mùa khí hậu thành mùa mưa và mùa khô ở phần lãnh thổ phía Nam đặc biệt rõ nét từ vĩ độ 140B trở vào.
Câu 4: Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
A. cây lá kim và thú có lông dày.
B. cây chịu hạn, rụng lá theo mùa.
C. động thực vật cận nhiệt đới.
D. động thực vật nhiệt đới.
Đáp án: D
Giải thích:
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là động thực vật nhiệt đới.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta?
A. Trong năm có một mùa đông lạnh.
B. Thời tiết thường diễn biến phức tạp.
C. Có một mùa khô sâu sắc kéo dài.
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
Đáp án: C
Giải thích:
Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có đặc trưng khí hậu cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC; có mùa đông lạnh với 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 18oC. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
=>Như vậy đáp án có một mùa khô sâu sắc kéo dài từ là không chính xác.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
B. Nhiệt độ trung bình năm trên 25oC.
C. Phân hóa hai mùa mưa và khô rõ rệt.
D. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo.
Đáp án: A
Giải thích:
Phần lãnh thổ phía Nam nước ta có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo: nhiệt độ trung bình năm trên 250C, phân hóa thành hai mùa mưa – khô rõ rệt, khí hậu nắng nóng quanh năm và biên độ nhiệt năm nhỏ => Nhận xét biên độ nhiệt trung bình năm lớn là không đúng.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi nhiệt độ theo Bắc - Nam ở nước ta?
A. Biên độ nhiệt độ năm càng vào Nam càng giảm.
B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc - Nam.
C. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc - Nam.
D. Nhiệt độ mùa hạ ít có sự khác nhau giữa hai miền.
Đáp án: C
Giải thích:
Vì miền Bắc có mùa đông lạnh nên biên độ nhiệt cao, miền Nam không có mùa đông lạnh mà nóng quanh năm nên biên độ nhiệt thấp => biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam
=> Nhận xét không đúng với sự thay đổi nhiệt độ theo Bắc-Nam ở nước ta là “Biên độ nhiệt trung bình năm càng về phía Nam càng tăng”
Câu 8: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho vùng lãnh thổ phía Bắc là đới rừng
A. nhiệt đới gió mùa.
B. xa van và cây bụi.
C. cận nhiệt đới.
D. ôn đới gió mùa.
Đáp án: A
Giải thích:
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho vùng lãnh thổ phía Bắc là đới rừng nhiệt đới gió mùa.
Câu 9: Ở vùng lãnh thổ phía Bắc, thành phần loài chiếm ưu thế là
A. xích đạo.
B. nhiệt đới.
C. cận nhiệt.
D. ôn đới.
Đáp án: B
Giải thích:
Ở vùng lãnh thổ phía Bắc, thành phần loài chiếm ưu thế là nhiệt đới.
Câu 10: Biểu hiện của cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc là
A. mùa đông lạnh, tất cả cây rụng lá.
B. mùa đông lạnh, không mưa, nhiều loài cây rụng lá.
C. mùa đông lạnh ẩm mưa nhiều, nhiều loài cây rụng lá.
D. Mùa đông lạnh, mưa ít, nhiều loài cây rụng lá.
Đáp án: D
Giải thích:
Biểu hiện của cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc là Mùa đông lạnh, mưa ít, nhiều loài cây rụng lá.
Câu 11: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho vùng lãnh thổ phía Nam là
A. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. rừng cận xích đạo gió mùa.
C. rừng cận nhiệt đới khô.
D. rừng xích đạo gió mùa.
Đáp án: B
Giải thích:
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho vùng lãnh thổ phía Nam là rừng cận xích đạo gió mùa.
Câu 12: Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Nam là
A. xích đạo và nhiệt đới.
B. nhiệt đới và cận nhiệt đới.
C. cận nhiệt đới và xích đạo.
D. cận xích đạo và ôn đới.
Đáp án: A
Giải thích:
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Nam là: xích đạo và nhiệt đới.
II. Thông hiểu
Câu 1: Cảnh sắc thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc thay đổi theo mùa do
A. sự phân mùa nóng, lạnh.
B. sự phân hóa theo độ cao.
C. sự phân hóa lượng mưa theo mùa.
D. sự phân hóa theo chiều đông - tây.
Đáp án: A
Giải thích:
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => do vậy thành phần loài chiếm ưu thế trong giới sinh vật nước ta là loài nhiệt đới.
Câu 2: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam chủ yếu do
A. nguồn nước ngầm phong phú.
B. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. sự điều tiết hợp lí của các hồ chứa nước.
D. có hiện tượng mưa phùn cuối mùa đông.
Đáp án: D
Giải thích:
Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như miền Nam vì:
- Cuối mùa đông ở miền Bắc có mưa phùn, độ ẩm được tăng cường, lượng nước không quá thiếu hụt.
- Miền Nam nền nhiệt cao, lượng bốc hơi lớn và có mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng (có thể 5 tháng) nên sự phân hóa mùa mưa khô rất sâu sắc.
Câu 3: Mùa mưa ở Tây Nguyên thường diễn ra vào thời gian nào sau đây?
A. Quanh năm.
B. Mùa xuân.
C. Mùa hạ.
D. Thu đông.
Đáp án: C
Giải thích:
Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất.
Câu 4: Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông Tây giữa hai khu vực Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do
A. độ cao địa hình và hướng các dãy núi.
B. độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển.
C. ảnh hưởng của biển và lớp phủ thực vật.
D. tác động của gió mùa và hướng các dãy núi.
Đáp án: D
Giải thích:
Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông Tây giữa hai khu vực Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng các dãy núi.
Câu 5: Điểm giống nhau về khí hậu của Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là
A. phân chia hai mùa mưa khô rõ rệt.
B. mùa mưa lùi dần về thu đông.
C. biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
D. mùa hạ có gió phơn Tây Nam.
Đáp án: A
Giải thích:
- Điểm giống nhau về tự nhiên giữa vùng ven biển Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên là có mùa khô sâu sắc.
+ Tây Nguyên có mùa khô kéo dài từ 4 – 5 tháng
+ Vùng đồng bằng ven biển các tỉnh cực Nam Trung Bộ (đặc biệt Ninh Thuận và Bình Thuận) có mưa ít, khô hạn kéo dài, hiện tượng hoang mạc hóa mở rộng.
- Tây Nguyên mưa chủ yếu vào mùa hạ do gió mùa Tây Nam; duyên hải Nam Trung Bộ mưa tập trung chủ yếu vào thời kì thu đông do Tín phong Bắc bán cầu thổi hướng ĐB và dải hội tụ nhiệt đới => loại B, C
- Tây Nguyên không đón gió Tây khô nóng => loại D
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam nước ta?
A. Khí hậu nóng quanh năm.
B. Không có tháng nào dưới 200C.
C. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
D. Có mưa phùn vào mùa đông.
Đáp án: D
Giải thích:
Phần lãnh thổ phía Nam nước ta có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo: nhiệt độ trung bình năm trên 250C, phân hóa thành hai mùa mưa – khô rõ rệt, khí hậu nắng nóng quanh năm và biên độ nhiệt năm nhỏ. Như vậy đáp án có mưa phùn vào mùa đông là không chính xác.
Câu 7: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác Tây Bắc ở đặc điểm nào sau đây?
A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.
B. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây.
C. mùa đông lạnh đến sớm hơn ở vùng núi thấp.
D. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong khi vùng núi Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh và thời gian ngắn hơn nhờ bức chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn. Đây là điểm khác biệt lớn về thiên nhiên giữa Đông Bắc với Tây Bắc.
Câu 8: Những động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam?
A. Thú lớn (voi, hổ, báo...).
B. Thú có lông dày (gấu, chồn...)
C. Thú có móng vuốt.
D. Trăn, rắn, cá sấu...
Đáp án: A
Giải thích:
Những động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam là thú có lông dày (gấu, chồn...).
Câu 9: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam nước ta như thế nào?
A. Nhiệt độ trung bình tăng dần.
B. Nhiệt độ trung bình giảm dần.
C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm.
D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.
Đáp án: A
Giải thích:
Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần. Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không thuộc khí hậu phần lãnh thổ phía Nam?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.
B. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.
C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
D. Phân chia thành hai mùa mưa và khô.
Đáp án: C
Giải thích:
Phần lãnh thổ phía Nam nước ta có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo: nhiệt độ trung bình năm trên 250C, phân hóa thành hai mùa mưa – khô rõ rệt, khí hậu nắng nóng quanh năm và biên độ nhiệt năm nhỏ. Như vậy đặc điểm biên độ nhiệt trung bình năm lớn là không chính xác.
Câu 11: Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và Nam, không phải do sự khác nhau về
A. Lượng bức xạ.
B. Số giờ nắng.
C. Lượng mưa
D. Nhiệt độ trung bình.
Đáp án: C
Giải thích:
Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam không phải do sự khác nhau về lượng mưa.
Câu 12: Nhân tố chủ yếu nào sau đây tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc - Nam ở nước ta?
A. Chênh lệch về vĩ độ địa lí.
B. Hoạt động của gió mùa.
C. Sự phân bậc của địa hình.
D. Tác động của Biển Đông.
Đáp án: B
Giải thích:
Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, nên từ Bắc vào Nam các yếu tố khí hậu sẽ có sự thay đổi. ... ⟹ Sự phân hóa về khí hậu (nhiệt độ, gió mùa) là nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều Bắc – Nam.
III. Vận dụng
Câu 1: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác vùng núi Tây Bắc chủ yếu do ảnh hưởng của
A. gió mùa Đông Bắc với hướng của địa hình.
B. độ cao và hướng núi khác nhau giữa hai vùng.
C. ảnh hưởng của gió mùa và biển khác nhau.
D. gió mùa Đông Bắc và vĩ độ địa lí khác nhau.
Đáp án: A
Giải thích:
Do đặc điểm địa hình và vị trí lãnh thổ nên vùng núi Đông Bắc là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa đông bắc của nước ta, khu vực có mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước: mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn hơn.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là do
A. sự phân hóa theo độ cao địa hình và sông ngòi.
B. tác động của hướng các dãy núi và thực vật.
C. tác động mạnh mẽ của gió mùa và dòng biển.
D. tác động kết hợp của gió mùa và địa hình
Đáp án: D
Giải thích:
Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta chủ yếu là do tác động kết hợp của địa hình và gió mùa. Có thể thấy rõ điều đó ở các trung tâm mưa lớn như Móng Cái, Huế,…là những khu vực có địa hình cao đón gió từ biển vào đem lại lượng mưa lớn.
Câu 3: Khu vực nam Tây Bắc có mùa hạ đến sớm hơn vùng phía Đông Bắc chủ yếu do
A. Ít chịu tác động của gió mùa đông bắc.
B. Gió mùa Tây Nam đến sớm hơn.
C. Gió mùa đông bắc đến muộn hơn.
D. Chịu ảnh hưởng của biển nhiều hơn.
Đáp án: A
Giải thích:
Khu vực nam vùng phía tây Bắc Bộ có mùa hạ đến sớm hơn vùng phía đông Bắc Bộ, do nơi đây ít chịu tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông không kéo dài như khu vực Đông Bắc.
Câu 4: Địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc khác nhau ở đặc điểm cơ bản nào sau đây?
A. Độ cao và hướng địa hình.
B. Độ cao.
C. Hướng địa hình.
D. Hướng nghiêng địa hình.
Đáp án: A
Giải thích:
Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là độ cao và hướng núi. Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, địa hình núi hướng vòng cung chiếm ưu thế. Vùng núi Tây Bắc có các dãy núi cao đồ sộ nhất cả nước, địa hình núi hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.
Câu 5: Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam không phải do nguyên nhân nào sau đây?
A. Các dãy núi có hướng tây - đông.
B. Lãnh thổ rộng hơn 70 kinh tuyến.
C. Lãnh thổ trải dài khoảng 150 vĩ tuyến.
D. Phạm vi hoạt động gió mùa Đông Bắc.
Đáp án: B
Giải thích:
Lãnh thổ rộng hơn 70 kinh tuyến không phải là nguyên nhân thiên nhiên nước ta phân hóa theo Bắc Nam.
Câu 6: Biểu hiện của khí hậu gió mùa ở phần lãnh thổ phía Nam là
A. có một mùa mưa với lượng mưa lớn.
B. có một mùa khô hầu như không có mưa.
C. sự phân chia thành hai mùa mưa và khô.
D. nhiệt độ trung bình năm dưới 250C.
Đáp án: C
Giải thích:
Phần lãnh thổ phía Nam nước ta có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo: nhiệt độ trung bình năm trên 250C, phân hóa thành hai mùa mưa – khô rõ rệt, khí hậu nắng nóng quanh năm và biên độ nhiệt năm nhỏ. Như vậy, đặc điểm sự phân chia thành hai mùa mưa - khô chính xác.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía
Nam nước ta (từ 160B trở vào)?
A. Quanh năm nóng.
B. Về mùa khô có mưa phùn.
C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.
D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
Đáp án: B
Giải thích: Mưa phùn là dạng thời tiết đặc trưng vào cuối đông ở miền Bắc nước ta,
miền Nam không có dạng thời tiết mưa phùn.
Câu 2: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh là đặc trưng của:
A. miền khí hậu phía Nam
B. miền khí hậu Tây Nguyên và Nam Bộ
C. miền khí hậu phía Bắc
D. miền khí hậu Bắc Trung Bộ
Đáp án: C
Giải thích: Thiên nhiên lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa có mùa đông lạnh.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu
phía Bắc có những vùng khí hậu nào sau đây?
A. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Nam Trung Bộ.
B. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Tây Nguyên.
C. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
D. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Nam Bộ.
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang :
B1. Quan sát kí hiệu các vùng khí hậu và phân biệt được ranh giới hai miền khí
hậu Bắc – Nam.
B2. Đọc tên các vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Bắc:
Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu
phía Bắc không có vùng khí hậu nào sau đây?
A. Nam Trung Bộ.
B. Tây Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Bắc Bộ.
Đáp án: A
Giải thích:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, ta thấy: ranh giới phân chia 2
miền khí hậu Bắc - Nam là dãy Bạch Mã
- Các vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Bắc là: Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ,
Trung và Nam Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Vùng khí hậu Nam Trung Bộ thuộc miền khí hậu phía Nam.
Câu 5: ven biển, vùng đồi núi”, đây là biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên
theo:
A. độ cao.
B. đông – tây.
C. bắc - nam.
D. các miền tự nhiên.
Đáp án: B
Giải thích: Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven
biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo: Đông – Tây.
Câu 6: Từ Đông sang Tây nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt, đó là:
A. Vùng biển, thềm lực địa và đồi núi.
B. Vùng thềm lục địa, đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.
C. Vùng biển, đồng bằng ven biển và đồi núi.
D. Vùng biển và thềm lục địa, đồng bằng ven biển và đồi núi.
Đáp án: D
Giải thích: Ở nước ta, từ Đông sang Tây có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt, đó là:
Vùng biển và thềm lục địa ở phía Đông, vùng đồng bằng ven biển ở giữa và vùng
đồi núi ở phía Tây.
Câu 7: Đất vùng đồi núi thấp của đai nhiệt đới gió mùa chủ yếu là nhóm đất
A. phù sa.
B. xám bạc màu.
C. đất feralit.
D. đất núi đá.
Đáp án: C
Giải thích: Đất vùng đồi núi thấp của đai nhiệt đới gió mùa chiểm 60% diện tích, chủ yếu đất feralít.
Câu 8: Nhóm đất chiếm tới 60% diện tích của vùng đồi núi thấp thuộc đai
nhiệt đới gió mùa là
A. phù sa.
B. xám bạc màu
C. đất feralit.
D. đất núi đá.
Đáp án: C
Giải thích: Nhóm đất chiếm tới 60% diện tích của vùng đồi núi thấp thuộc đai nhiệt
đới gió mùa là đất feralít.
Câu 9: Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
Đáp án: B
Giải thích: Đai ôn đới gió mùa trên núi phân bố ở độ cao trên 2600 m, chỉ có ở
Hoàng Liên Sơn => vùng núi thuộc Tây Bắc
Câu 10: Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao trên (m):
A. 2.500.
B. 2.600.
C. 2.700.
D. 2.800.
Đáp án: B
Giải thích: Đai ôn đới gió mùa trên núi, có độ cao trên 2.600m và chỉ có ở vùng Tây
Bắc nơi có địa hình cao nhất nước ta.
Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) có đáp án
Trắc nghiệm Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có đáp án
Trắc nghiệm Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai có đáp án
Trắc nghiệm Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án