TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 42 (có đáp án 2024): Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 42.

1 5,903 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

I. Nhận biết

Câu 1: Việc khẳng định chủ quyền của nước ta với một hòn đảo dù rất nhỏ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?

A. Tạo cơ sở để mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh tế biển.

B. Tạo căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.

C. Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

D. Tạo cơ sở khẳng định chủ quyền với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

Đáp án: D

Giải thích:

Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn vì: Việc khẳng định chủ quyền của một nước đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo, khẳng định lãnh thổ thống nhất toàn vẹn của Việt Nam.

Câu 2: Đảo nào sau đây của nước ta không phải là một huyện đảo?

A. Lý Sơn.

B. Thổ Chu.

C. Cồn Cỏ.

D. Phú Quý.

Đáp án: B

Giải thích:

Thổ Chu không phải là một huyện đảo.

Câu 3: Tỉnh nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo?

A. Quảng Trị.

B. Quảng Ninh.

C. Quảng Ngãi.

D. Bình Thuận.

Đáp án: B

Giải thích:

Quảng Ninh là tỉnh có 2 huyện đảo Vân Đồn Và Cô Tô

Câu 4: Những tỉnh, thành phố nào của nước ta có 2 huyện đảo?

A. Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

B. Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

C. Quảng Ninh, Đà Nẵng, Kiên Giang.

D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang.

Đáp án: D

Giải thích:

Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang nhà những tỉnh, thành phố có hai huyện đảo

Câu 5: Cảng nước sâu nào sau đây không thuộc miền Trung?

A. Vũng Áng.

B. Dung Quất.

C. Vũng Tàu.

D. Nghi Sơn.

Đáp án: C

Giải thích:

Vũng Tàu là cảng nước sâu không thuộc miền Trung.

Câu 6: Nghề làm muối ở nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: C

Giải thích:

Nghề làm muối làng nghề truyền thống phát triển mạnh ở nhiều địa phương của nước ta nhất là ở duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 7: Nguồn tài nguyên khoáng sản được coi là vô tận của vùng biển nước ta là

A. dầu khí.

B. muối.

C. ôxit titan.

D. cát trắng.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguồn tài nguyên khoáng sản được coi là vô tận của vùng biển nước ta là muối.

Câu 8: Nguồn tài nguyên khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta?

A. Dầu khí.

B. Muối.

C. Ôxit titan.

D. Cát trắng.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguồn tài nguyên khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là dầu khí

Câu 9: Đâu không phải là điều thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển của nước ta?

A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.

B. Có nhiều vùng biển nước sâu, kín gió.

C. Có nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu tốt.

D. Có nhiều cửa sông rộng.

Đáp án: C

Giải thích:

Có nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu tốt không phải là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển ở nước ta.

Câu 10: Điều kiện nào sau đây thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo ở nước ta?

A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.

B. Có nhiều vùng biển nước sâu, kín gió.

C. Có nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu tốt.

D. Có tài nguyên khoáng sản phong phú.

Đáp án: C

Giải thích:

Có nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu tốt là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo ở nước ta.

Câu 11: Cảng nào sau đây là cảng nước sâu của nước ta?

A. Cái Lân.

B. Kiên Lương.

C. Hải Phòng.

D. Sài Gòn.

Đáp án: A

Giải thích:

Cái Lân (Quảng Ninh) là cảng nước sâu của nước ta.

Câu 12: Tỉnh Quảng Ninh có các huyện đảo nào sau đây?

A. Vân Đồn và Cô Tô.

B. Cát Hải và Bạch Long Vĩ.

C. Cồn Cỏ và Cát Hải.

D. Vân Đồn và Cát Hải.

Đáp án: A

Giải thích:

Vân Đồn và Cô Tô là hai huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh

II. Thông hiểu

Câu 1: Khó khăn lớn nhất đối với hoạt động khai thác thủy sản xa bờ của nước ta là

A. nguồn lao động có trình độ cao còn ít.

B. nguồn tài nguyên thủy sản bị cạn kiệt.

C. thiếu tàu thuyền và thiết bị hiện đại.

D. gia tăng ô nhiễm môi trường biển.

Đáp án: C

Giải thích:

Khó khăn lớn nhất đối với hoạt động khai thác thủy sản ra bè ở nước ta hiện nay là thiếu tàu thuyền và thiết bị hiện đại.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng biển và hải đảo của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Có ngư trường rộng với trữ lượng hải sản lớn.

B. Nhiều đảo và quần đảo thuận lợi khai thác hải sản.

C. Cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú.

D. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh.

Đáp án: D

Giải thích:

Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh phát biểu không đúng với vùng biển và Hải đảo của đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3: Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần khẳng định chủ quyền vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là

A. đánh bắt xa bờ.

B. đánh bắt ven bờ.

C. trang bị vũ khí quân sự.

D. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

Đáp án: A

Giải thích:

Việc phát triển đánh bắt xa bờ không những giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản mà còn giúp bảo vệ vùng trời vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

Câu 4: Vấn đề nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật biển ở nước ta?

A. Tránh khai thác quá mức các đối tượng có giá trị kinh tế cao.

B. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.

C. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, bảo vệ môi trường.

D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt.

Đáp án: B

Giải thích:

Hạn chế vượt đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra không đúng với hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật biển ở nước ta.

Câu 5: Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là

A. nguồn lợi sinh vật biển phong phú.

B. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

C. có nhiều thế mạnh phát triển du lịch.

D. thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển.

Đáp án: B

Giải thích:

Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

Câu 6: Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nước ta là

A. tăng cường giao lưu kinh tế giữa các huyện đảo.

B. giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

C. hạn chế các thiên tai phát sinh trên vùng biển.

D. tạo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

Đáp án: D

Giải thích:

Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nước ta là tạo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

Câu 7: Đánh giá nào sau đây không đúng với tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta?

A. Có một số mỏ sa khoáng ôxit có giá trị xuất khẩu.

B. Đồng bằng sông Hồng thuận lợi nhất để sản xuất muối.

C. Cát trắng có ở các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hòa.

D. Vùng thềm lục địa có các tích tụ dầu khí, với nhiều mỏ.

Đáp án: B

Giải thích:

Đồng bằng sông Hồng thuận lợi nhất để sản xuất muối là đánh giá không đúng với tài nguyên khoáng sản vùng biển ở nước ta

Câu 8: Nước ta phải khai thác tổng hợp kinh tế biển không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Giúp khắc phục các khó khăn do thiên nhiên gây ra.

B. Môi trường biển - đảo rất nhạy cảm trước những tác động.

C. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.

D. Môi trường biển không chia cắt được nên phải khai thác tổng hợp.

Đáp án: A

Giải thích:

Khai thác tổng hợp kinh tế biển là khai thác mọi thế mạnh của biển.Mỗi tài nguyên lại cần có phương pháp, cách thức, khoa học kĩ thuật, trình độ và nguồn vốn khác nhau để khai thác được hiệu quả vì vậy giúp khắc phục các khó khăn do thiên nhiên gây ra không phải do nguyên nhân nước ta phải khai thác tổng hợp kinh tế biển

Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của việc đánh bắt thuỷ sản xa bờ ?

A. Nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác hải sản vùng biển.

B. Thuận tiện cho việc trao đổi hàng hoá với nước ngoài.

C. Góp phần hạn chế sự suy giảm tài nguyên sinh vật vùng ven bờ.

D. Góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

Đáp án: B

Giải thích:

Việc phát triển đánh bắt xa bờ không những giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản mà còn giúp bảo vệ vùng trời vùng biển và thềm lục địa của nước ta. Nhận định không đúng khi nói về vai trò của việc đánh bắt thủy sản xa bờ: Thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa với nước ngoài bằng đường biển

Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng với nghề làm muối ở nước ta?

A. Là nghề truyền thống.

B. Phát triển mạnh ở nhiều địa phương.

C. Phát triển mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ.

D. Sản xuất muối công nghiệp đã được tiến hành.

Đáp án: C

Giải thích:

Nghề làm muối làng nghề truyền thống phát triển mạnh ở nhiều địa phương của nước ta nhất là ở duyên hải Nam Trung Bộ, như vậy phát triển mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ là không chính xác

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta hiện nay?

A. Khi lọc, hóa dầu hoạt động sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của dầu khí.

B. Nước ta đã làm chủ hoàn toàn việc thăm dò, không liên doanh với nước ngoài.

C. Phải hết sức tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong các hoạt động dầu khí.

D. Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh.

Đáp án: B

Giải thích:

Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm điện đã được đẩy mạnh với việc mở rộng các dự án liên doanh với nước ngoài, như vậy nước ta đã làm chủ hoàn toàn việc thăm dò, không liên doanh với nước ngoài là không chính xác.

Câu 12: Phương hướng khai thác các nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là

A. đánh bắt xa bờ.

B. Đánh bắt ven bờ.

C. trang bị vũ khí quân sự.

D. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương hướng khai thác các nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là đánh bắt xa bờ.

III. Vận dụng

Câu 1: Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước ta về kinh tế là

A. căn cứ để tiến ra khai thác nguồn lợi biển.

B. cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển.

C. tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

D. làm điểm tựa để bảo vệ an ninh quốc phòng.

Đáp án: A

Giải thích:

Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước ta về kinh tế là hệ thống căn cứ để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Các đáp án còn lại là ý nghĩa với bảo vệ an ninh, chủ quyền vùng biển.

Câu 2: Vai trò chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là

A. giúp bảo vệ vùng biển.

B. tăng sản lượng khai thác.

C. bảo vệ được vùng trời.

D. bảo vệ được vùng thềm lục địa.

Đáp án: B

Giải thích:

Tác dụng của đánh bắt xa bờ về mặt kinh tế là giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản (chú ý từ khóa tác dụng mặt kinh tế).

Câu 3: Nhận định nào sau đây thể hiện ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo ở nước ta?

A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

B. Nơi có thể tổ chức quần cư.

C. Nơi trú ngụ của tàu thuyền khi gặp thiên tai.

D. Là cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển.

Đáp án: D

Giải thích:

Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

Câu 4: Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nước ta phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển?

A. Tài nguyên biển bị suy giảm nghiêm trọng.

B. Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng.

C. Môi trường biển là không chia cắt được.

D. Môi đảo biển có tính biệt lập nhất định.

Đáp án: A

Giải thích:

Tài nguyên biển bị suy giảm nghiêm trọng không phải là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nước ta phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển.

Câu 5: Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải đường biển chủ yếu do

A. có vai trò kết nối giữa đất liền và các đảo, quần đảo.

B. có vị trí ngã tư đường hàng hải quốc tế quan trọng.

C. xu thế mở rộng quan hệ buôn bán quốc tế.

D. tự nhiên thuận lợi cho xây dựng nhiều cảng.

Đáp án: B

Giải thích:

Điều kiện của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải đường biển: Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

Câu 6: Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế ở vùng biển ở nước ta đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

B. Khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống ở ven biển.

C. Mang lại hiệu quả cao về kinh tế, môi trường và bảo vệ chủ quyền.

D. Phát triển kinh tế các vùng ven biển và bảo vệ chủ quyền.

Đáp án: C

Giải thích:

Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế ở vùng biển nước ta đem lại ý nghĩa cao về môi trường và bảo vệ chủ quyền.

Câu 7. Ngành khai thác dầu khí phát triển mạnh nhất ở nơi nào sau đây của vùng biển nước ta?

A. Đông Nam Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: A

Giải thích: Ngành khai thác dầu khí phát triển mạnh nhất ở các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ. Với các mỏ dầu, khí nổi bật như Rồng, Lan Tây, Rạng Đông,...

Câu 8. Điều kiện thuận lợi của vùng biển nước ta để phát triển du lịch biển - đảo là

A. có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

B. nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

C. sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.

D. có nhiều sa khoáng và thềm lục địa có dầu mỏ.

Đáp án: A

Giải thích: Điều kiện thuận lợi của vùng biển nước ta để phát triển du lịch biển - đảo là có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

Câu 9. Vì sao các ngành kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta?

A. vùng biển nước ta rộng, đường bờ biển dài.

B. biển giàu tài nguyên khoáng sản, hải sản.

C. kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong GDP của cả nước.

D. biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông, du lịch.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân các ngành kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta, vì kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong GDP của cả nước.

Câu 10. Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa vó hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là

A. đánh bắt xa bờ.

B. đánh bắt ven bờ.

C. trang bị vũ khí quân sự.

D. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

Đáp án: A

Giải thích:

Xác định từ khóa “phương hướng khai thác thủy sản bảo vệ thềm lục địa”

Khai thác thủy sản có hai hướng là ven bờ và xa bờ. Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm và để bảo vệ vùng thềm lục địa ở ngoài khơi, bảo vệ vùng biển rộng lớn thì cần đánh bắt xa bờ ⇒ phương hướng khai thác hợp lí nhất là đánh bắt xa bờ.

Câu 11. Điểm nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

A. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.

B. Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.

C. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.

D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

Đáp án: C

Giải thích: Việc hạn chế đánh bắt xa bờ không thể tránh được thiệt hại do bão gây ra.

Câu 12. Tài nguyên nào không thể phục hồi khi khai thác quá mức ở vùng biển nước ta?

A. Dầu, khí.

B. Muối biển.

C. Hải sản.

D. Rừng ngập mặn

Đáp án: A

Giải thích: Dầu, khí là tài nguyên nào không thể phục hồi khi khai thác quá mức ở vùng biển nước ta.

Câu 13. Nước ta chưa cần phải quan tâm đến vấn đề nào khi tiến hành khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

A. khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.

B. khai thác quá mức các đối tượng có nguồn lợi kinh tế.

C. sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi.

D. mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa.

Đáp án: D

Giải thích: Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta chưa cần phải quan tâm tới việc: mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa.Vì biển Đông vốn đã là biển chung của nhiều nước. Việc quá nhiều nước tham gia sẽ gây ra vấn đề chủ quyền, an ninh.

Câu 14. Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là

A. hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác biển và đại dương trong thời đại mới.

B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.

C. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta.

Đáp án: C

Giải thích: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

Câu 15. Vì sao nước ta cần đẩy mạnh đánh bắt xa bờ?

A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết.

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao lại bảo vệ được vùng trời, vùng biển và thềm lục địa.

C. góp phần bảo vệ môi trường và vùng biển.

D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn.

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì mang lại hiệu quả kinh tế cao lại bảo vệ được vùng trời, vùng biển và thềm lục địa.

Câu 16. Vì sao việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng?

A. mang lại hiệu quả cao về KTXH, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ.

B. khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo, vùng biển và thềm lục địa xung quanh.

C. tăng sản lượng đánh bắt, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế địa phương.

D. giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Đáp án: B

Giải thích: Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng vì khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo, vùng biển và thềm lục địa xung quanh

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên có đáp án

Trắc nghiệm Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có đáp án

Trắc nghiệm Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm có đáp án

1 5,903 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: