TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 25 (có đáp án 2024): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 25.
Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
I. Nhận biết
Câu 1: Vùng nông nghiệp nào sau đây có trình độ thâm canh cây công nghiệp cao nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đáp án: C
Giải thích:
Đông Nam Bộ là vùng có trình độ thâm canh cây công nghiệp cao nhất.
Câu 2: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. bão, lũ.
B. thiếu nước vào mùa khô.
C. thời tiết không ổn định.
D. trượt lở đất.
Đáp án: B
Giải thích: Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng dễ bị hạn hán về mùa khô. Do mùa khô sâu sắc, tình trạng xâm nhập mặn gây trở ngại cho sử dụng đất, thiếu nước ngọt dẫn đến thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, thiếu nước để thau chua rửa mặn đất đai.
Câu 3: Hình thức sản xuất chủ yếu nào sau đây đưa nông nghiệp nước ta lên nền sản xuất hàng hóa?
A. Hợp tác xã.
B. Nông trường.
C. Hộ gia đình.
D. Trang trại.
Đáp án: D
Giải thích:
Hiện nay, nông nghiệp nước ta đang phát triển chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. Nhằm thúc đẩy sản xuất nông lâm và thủy sản theo hướng hàng hóa.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với điều kiện sinh thái nông nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
B. Thường có nạn cát bay, gió Lào.
C. Đồng bằng hẹp, khá màu mỡ.
D. Dễ bị hạn hán vào mùa khô.
Đáp án: B
Giải thích:
Dựa vào bảng 25.1 sgk trang 107-108 và Atlat Địa lí, đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản, dễ bị hạn hán vào mùa khô.
Câu 5: Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về diện tích gieo trồng cây công nghiệp nào sau đây?
A. Cao su.
B. Cà phê.
C. Dừa.
D. Chè.
Đáp án: A
Giải thích:
Cao su được trồng chủ yếu trên đất bazan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ
Câu 6: Vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ không có hướng chuyên môn hóa nào dưới đây?
A. Khai thác thủy sản.
B. Chăn nuôi bò sữa, gia cầm.
C. Nuôi trồng thủy sản.
D. Trồng cây công nghiệp hàng năm.
Đáp án: A
Giải thích:
Đông Nam Bộ không có hướng chuyên môn hóa về khai thác thủy sản (dựa vào bảng 25.1 sgk trang 107-108 và Atlat Địa lí)
Câu 7: Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng nổi bật nhất trong phát triển ngành/hoạt động kinh tế nào sau đây?
A. Kinh tế biển.
B. Sản xuất lương thực.
C. Thủy điện.
D. Khai thác và chế biến khoáng sản.
Đáp án: A
Giải thích:
Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng nổi bật nhất trong phát triển ngành kinh tế biển do có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho việc phát triển.
Câu 8: Các cây trồng nào sau đây không phải chuyên môn hóa của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn .
B. Cây ăn quả, cây dược liệu.
C. Đậu tương, lạc, thuốc lá.
D. Cao su, cà phê, điều.
Đáp án: D
Giải thích:
Cao su, cà phê, điều không phải chuyên môn hóa của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (dựa vào bảng 25.1 sgk trang 107-108 và Atlat Địa lí).
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với điều kiện sinh thái của vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Rừng ngập mặn với diện tích lớn.
B. Có mùa đông lạnh.
C. Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng.
D. Đất phù sa màu mỡ.
Đáp án: A
Giải thích:
Rừng ngập mặn với diện tích lớn không đúng với điều kiện sinh thái của vùng đồng bằng sông Hồng (dựa vào bảng 25.1 sgk trang 107-108 và Atlat Địa lí)
Câu 10: Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yêu là
A. Cây lương thực.
B. Cây công nghiệp ngắn ngày
C. Cây công nghiệp lâu năm.
D. Gia cầm.
Đáp án: C
Giải thích:
Cây công nghiệp lâu năm như cà phê cao su, hồ tiêu là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên.
Câu 11: Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất của nước ta hiện nay là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: D
Giải thích:
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có số lượng trang trại nhiều nhất nước ta hiện nay (biểu đồ cột hình 25 trang 111, sách giáo khoa Địa Lý 12).
Câu 12: Lúa, đay, cói, mía, vịt, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: D
Giải thích:
Lúa, đay, cói, mía, vịt, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng đồng bằng sông Cửu Long (dựa vào bảng 25.1 sgk trang 107-108 và Atlat Địa lí).
II. Thông hiểu
Câu 1: Thế mạnh nông nghiệp ở trung du và miền núi nước ta là
A. cây lâu năm và chăn nuôi lợn.
B. chăn gia cầm và cây hàng năm.
C. cây hàng năm và cây lâu năm.
D. cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Đáp án: D
Giải thích:
Thế mạnh nông nghiệp ở trung du và miền núi nước ta là trồng cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. Ví dụ: cây cà phê, cao su, chè; trâu, bò…
Câu 2: Vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi phát triển nhất nước ta là do
A. các giống vật nuôi địa phương có giá trị kinh tế cao.
B. nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ rộng.
C. lực lượng lao động đông đảo, có nhiều kinh nghiệm.
D. có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giống vật nuôi tốt.
Đáp án: B
Giải thích:
Vùng ĐBSH và ĐBSCL có ngành chăn nuôi phát triển là do có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú từ nông nghiệp, thủy sản đến thức ăn công nghiệp,… và có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng về kinh tế trang trại ở nước ta?
A. Ra đời từ các nông trường quốc doanh.
B. Phát triển từ kinh tế hộ gia đình.
C. Số lượng đang tăng lên khá nhanh.
D. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Đáp án: A
Giải thích:
Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình nhưng từng bước đã nông nghiệp thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hóa.
Câu 4: Đặc điểm giống nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là
A. diện tích đất ba dan rộng lớn, thiếu nước vào mùa khô.
B. các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khí hậu cận xích đạo.
C. địa hình bán bình nguyên, khí hậu phân hóa rõ rệt theo độ cao.
D. nguồn nước dồi dào, có tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản.
Đáp án: A
Giải thích:
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có những điểm giống nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp như đặc trưng về khí hậu giống nhau: có mùa mưa - khô rõ rệt, khí hậu mang tính cận xích đạo gió mùa
Câu 5: Đặc điểm giống nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phèn rộng lớn.
B. khí hậu có một mùa đông lạnh, đất mặn rộng lớn.
C. đất phù sa màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. ô trũng lớn và bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá.
Đáp án: C
Giải thích:
Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều được hình thành do phù sa của các hệ thống sông lớn bồi đắp nên có đất phù sa ngọt chiếm diện tích lớn, thuận lợi cho phát triển cây lương thực đặc biệt là lúa nước.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Mật độ dân số tương đối thấp và không đều.
B. Điều kiện giao thông vận tải đang được đầu tư.
C. Tập trung rất nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.
D. Người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
Đáp án: C
Giải thích:
Các cơ sở công nghiệp chế biến của Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu tập trung ở vùng trung du, phần lớn khu vực miền núi còn nhiều khó khăn hạn chế. Vì thế nhận định Trung du miền núi Bắc Bộ tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến là sai.
Câu 7: Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh ở nước ta giai đoạn hiện nay là
A. lực lượng lao động.
B. khoa học - kỹ thuật.
C. tập quán sản xuất.
D. thị trường tiêu thụ.
Đáp án: D
Giải thích:
Mục đích của việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận => Yêu cầu về đầu ra sản phẩm (thị trường tiêu thụ) là rất quan trọng => Thị trường tiêu thụ rộng lớn -> sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển và ngược lại khi thị trường nông sản biến động sẽ có tác động trực tiếp đến nền sản xuất.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải là điều kiện sinh thái nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng?
A. Đất phù sa sông màu mỡ.
B. Nhiều vũng, vịnh biển sâu.
C. Khí hậu có mùa đông lạnh.
D. Đồng bằng có nhiều ô trũng.
Đáp án: B
Giải thích:
Đồng bằng châu thổ sông Hồng là đồng bằng rộng thứ 2 cả nước, có dạng tam giác châu ; đất phù sa sông Hồng bồi đắp rất màu mỡ.
Câu 9: Thế mạnh về tự nhiên nào sau đây là quan trọng nhất để phát triển khai thác thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Nhiều vụng, đầm phá, bãi triều.
B. Bờ biển dài, có các ngư trường lớn.
C. Ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc.
D. Bờ biển có nhiều vịnh để xây dựng cảng cá.
Đáp án: B
Giải thích:
Duyên hải, Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên để phát triển khai thác thủy sản như đường bờ biển dài, có nhiều ngư trường lớn, (Ví dụ Hoàng Sa -Trường Sa ; Ninh Thuận - Bình Thuận).
Câu 10: Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa sản xuất lúa chủ yếu do có
A. đất phù sa màu mỡ, nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phú.
B. nguồn nước phong phú, nhiệt ẩm dồi dào, nhiều giống lúa tốt.
C. nhiều giống lúa tốt, đất phù sa màu mỡ, có một mùa mưa lớn.
D. nhiệt ẩm dồi dào, có nhiều giống lúa tốt, đất phù sa màu mỡ.
Đáp án: A
Giải thích:
Đồng bằng châu thổ sông Hồng là đồng bằng rộng thứ 2 cả nước, có dạng tam giác châu; đất phù sa sông Hồng bồi đắp rất màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nguồn nước dồi dào phong phú.
Câu 11: Thuận lợi chủ yếu của khí hậu đối với phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là tạo điều kiện để
A. sản xuất nông sản nhiệt đới.
B. đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
C. nâng cao hệ số sử dụng đất.
D. nâng cao trình độ thâm canh.
Đáp án: B
Giải thích:
Khí hậu của TDMNBB có đặc trưng là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh lại phân hóa theo đai cao nên vừa có thể phát triển cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, vừa có thể phát triển cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới vào mùa đông hoặc trên vùng núi cao như Sa Pa => Thuận lợi chủ yếu của khí hậu đối với phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là tạo điều kiện để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
Câu 12: Vùng nào sau đây ít chịu khô hạn và thiếu nước vào mùa khô?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
Đáp án: B
Giải thích:
Xét về điều kiện sinh thái nông nghiệp, vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng ít chịu khô hạn và thiếu nước về mùa khô do mùa khô ở Đồng bằng sông Hồng vẫn có mưa phùn (SGK/107-108, địa lí 12 cơ bản).
III. Vận dụng
Câu 1: Đa dạng hóa nông nghiệp sẽ có tác dụng
A. tạo ra nguồn hàng lớn tập trung cho xuất khẩu.
B. giảm bớt độc canh, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn.
C. giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.
D. tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển.
Đáp án: C
Giải thích:
Đa dạng hóa trong nông nghiệp là phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của các vùng nông nghiệp -> giúp khai thác tối đa và hiệu quả các thế mạnh tự nhiên của mỗi vùng, từ đó tạo nhiều việc làm cho lao động, giảm rủi ro khi thị trường nông sản biến động… => Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích tập trung phát triển các mô hình trang trại có quy mô lớn.
Câu 2: Tây Nguyên có thể trồng được cây chè do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Khí hậu phân hóa theo độ cao.
B. Diện tích đất bazan lớn.
C. Nguồn nước dồi dào.
D. Công nghiệp chế biến chè phát triển.
Đáp án: A
Giải thích:
Cây chè được trồng nhiều ở Tây Nguyên chủ yếu do có các cao nguyên cao với khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng
Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Đông Nam Bộ phát triển mạnh?
A. Thị trường rộng lớn, cơ sở hạ tầng hiện đại.
B. Thị trường rộng lớn, mạng lưới đô thị dày đặc.
C. Giao thông vận tải thuận lợi, sản phẩm chất lượng cao.
D. Giao thông vận tải thuận lợi, mạng lưới đô thị dày đặc.
Đáp án: A
Giải thích:
Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế hàng hóa phát triển sớm cơ cấu kinh tế phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước, có vị trí thuận lợi, dân số đông thị trường tiêu thụ lớn, đồng thời cơ sở hạ tầng mạng lưới giao thông vận tải phát triển.
Câu 4: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do
A. khí hậu nhiệt đới, có độ ẩm cao, lượng mưa lớn.
B. độ cao địa hình và khí hậu có mùa đông lạnh.
C. khí hậu có sự phân mùa.
D. lượng mưa hàng năm lớn.
Đáp án: B
Giải thích:
Trung du miền núi Bắc Bộ có khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới, gió mùa có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện khí hậu vùng núi và gió mùa Đông Bắc. Bởi vậy trung thu và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt ôn đới.
Câu 5: Các sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành dựa trên những thuận lợi chủ yếu nào sau đây?
A. Đất đai, địa hình.
B. Khí hậu, thủy văn, sinh vật.
C. Thị trường tiêu thụ.
D. Các cơ sở chế biến công nghiệp.
Đáp án: A
Giải thích:
Đồng bằng sông Cửu Long là Đồng bằng lớn nhất cả nước với địa hình bằng phẳng đất phù sa màu mỡ. Đây là điều kiện thuận lợi chủ yếu để phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa.
Câu 6: Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động
A. tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
B. dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.
C. nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
D. khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng.
Đáp án: C
Giải thích:
Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động nâng cao chất lượng, giá thành sản phẩm hạ thấp hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
Câu 7. Nước ta không có vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm nào?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Đáp án: A
Giải thích: Nước ta có 3 vùng chuyên canh, đó là Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh quan trọng và lớn nhất cả nước, đứng thứ hai là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm Tây Nguyên, đứng thức 3 là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Một số lọa cây công nghiệp tiêu biểu của các vùng chuyên canh là cà phê, cao su, tiêu, điều, chè,…
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng?
A. Dân số đông nhất cả nước.
B. Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.
C. Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến.
D. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh.
Đáp án: A
Giải thích: Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước ⇒ Nhận xét: ĐBSH có dân số đông nhất cả nước là Sai.
Câu 9. Chuyên môn hóa cây chè ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào thế mạnh về
A. đất đỏ badan
B. khí hậu cận nhiệt đới ở nơi cao trên 1000m.
C. sự phân hóa hai mùa mưa, khô rõ rệt.
D. địa hình có các cao nguyên badan rộng lớn.
Đáp án: B
Giải thích: Cây chè thích hợp với khí hậu cận nhiệt mát mẻ. Các cao nguyên trên 1000 m ở Tây Nguyên có khí hậu cận nhiệt đới nên có thể phát triển chuyên môn hóa cây chè. Đặc biệt là Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với kinh tế trang trại của nước ta?
A. Phát biểu từ kinh tế hộ gia đình.
B. Từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
C. Số lượng trang trại nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trong cơ cấu theo loại hình sản xuất, tỉ trọng trang trại chăn nuôi lớn nhất.
Đáp án: D
Giải thích: Giải thích: Trong cơ cấu theo loại hình sản xuất, tỉ trọng trang trại nuôi trồng thủy sản lớn nhất (30,1%), phân bố chủ yếu ở ĐBSCL ⇒ Nhận xét: tỉ trọng trang trại chăn nuôi lớn nhất là Sai.
Câu 11. Sự biến động của sản xuất hàng hóa là do sự biến động của
A. chính sách phát triển.
B. nguồn vốn đầu tư.
C. các yếu tố tự nhiên.
D. thị trường.
Đáp án: D
Giải thích: Các sản phẩm của sản xuất hàng hóa là nhằm mục đích hướng ra xuất khẩu (nghĩa là mang ra trao đổi, buôn bán trên thị trường), chính vì vậy sự biến động của thị trường (mất giá, được giá,…) sẽ dẫn đến sự biến động của sản xuất hàng hóa (đẩy mạnh sản xuất hay hạn chế sản xuất,…).
Câu 12. Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết các vật nuôi chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ là
A. Trâu, bò và gia cầm.
B. Trâu, lợn và gia cầm.
C. Lợn, gia cầm và bò.
D. Trâu, lợn và bò.
Đáp án: D
Giải thích:
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18:
B1. Xác định vị trí vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ và nhận biết kí hiệu các vật nuôi chuyên môn hóa.
B2. Đọc tên các vật nuôi chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ là bò, trâu và lợn.
Câu 13. Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết các vật nuôi chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Trâu, bò.
B. Bò, lợn.
C. Lợn, gia cầm.
D. Trâu, lợn.
Đáp án: B
Giải thích:
Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18:
B1. Xác định vị trí vùng nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ và nhận biết kí hiệu các vật nuôi chuyên môn hóa.
B2. Đọc tên các vật nuôi chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp DHNTB là bò, lợn.
Câu 14. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là
A. Trình độ thâm canh.
B. Điều kiện về địa hình.
C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.
D. Truyền thống sản xuất của dân cư.
Đáp án: C
Giải thích:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có đất feralit đỏ vàng, khí hậu phân hóa đa dạng (cận nhiệt, ôn đới núi cao) thích hợp với cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới, cây ăn quả và dược liêu, chăn nuôi trâu bò.
- Tây Nguyên có đất đỏ badan màu mỡ trên các cao nguyên xếp tầng, khí hậu nhiệt đới có sự phân mùa mưa – khô sâu sắc thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, chè, hồ tiêu, điều; chăn nuôi bò.
Như vậy, sự khác nhau về đất đai và khí hậu đã tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa 2 vùng.
Câu 15. Sự khác biệt trong chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là do
A. Khí hậu.
B. Địa hình.
C. Đất trồng.
D. Nguồn nước.
Đáp án: A
Giải thích:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu phân hóa đa dạng (cận nhiệt, ôn đới núi cao) nên thích hợp với cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới, cây ăn quả và dược liêu, chăn nuôi trâu bò.
- Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới có sự phân mùa mưa – khô sâu sắc nên thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, chè, hồ tiêu, điều, chăn nuôi bò.
Như vậy, sự khác nhau về khí hậu đã tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa 2 vùng.
Câu 16. Việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp diễn ra mạnh ở
A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
Đáp án: C
Giải thích: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có tiềm năng về sản xuất hàng hóa, những vùng chuyên canh lớn về cây công nghiệp, cây lương thực của nước ta.
Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp có đáp án
Trắc nghiệm Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm có đáp án
Trắc nghiệm Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp có đáp án
Trắc nghiệm Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc có đáp án
Trắc nghiệm Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án