TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 26 (có đáp án 2024): Cơ cấu ngành công nghiệp

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 26.

1 17933 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

I. Nhận biết

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?

A. Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.

B. Đầu tư mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp.

C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.

D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

Đáp án: B

Giải thích:

Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, cụ thể là: đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông –lâm- thủy sản, công nghiệp sản xuất tiêu dùng, tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước.

Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ

=> Nhận định: Đẩy mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp là không đúng.

Câu 2: Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở

A. mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp trong hệ thống.

B. tỉ trọng của từng ngành so với giá trị của toàn ngành.

C. sự phân chia các ngành công nghiệp trong hệ thống.

D. số lượng các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống.

Đáp án: B

Giải thích:

Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở thị trọng giá trị sản xuất của từng ngành nhóm ngành trong toàn bộ hệ thống công nghiệp được hình thành phù hợp với điều kiện cụ thể trong và ngoài nước ở mỗi giai đoạn nhất định.

Câu 3: Đâu không phải là biện pháp trực tiếp để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?

A. Nâng cao chất lượng lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ.

B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.

C. Ưu tiên các ngành công nghiệp trọng điểm, tăng vốn đầu tư.

D. Đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp, hạ giá thành sản phẩm.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là:

- Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước và xu thế chung của khu vực – thế giới.

- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ.

- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước.

Câu 4: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành

A. có thế mạnh lâu dài.

B. mang lại hiệu quả cao.

C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.

D. có tác động mạnh mẽ đến các ngành khác.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài mang lại hiệu quả kinh tế cao và tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.

Câu 5: Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?

A. Luyện kim.

B. Năng lượng.

C. Sản xuất hàng tiêu dùng.

D. sản xuất vật liệu xây dựng.

Đáp án: A

Giải thích:

Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là công nghiệp năng lượng (điện), công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 6: Ngành công nghiệp nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm?

A. Đóng tàu, ô tô.

B. Luyện kim.

C. Năng lượng.

D. Khai thác, chế biến lâm sản.

Đáp án: C

Giải thích:

Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là công nghiệp năng lượng (điện), công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?

A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có xu hướng chuyển dịch giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp khai thác tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, chế biến.

Câu 9: Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là

A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: A

Giải thích:

Kiến thức lớp 12 bài 26, phần cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ, vùng có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước là đồng bằng sông Hồng và phụ cận. hoặc dựa vào atlat trang 21 ta thấy vùng này có nhiều trung tâm công nghiệp nhất cả nước với cơ cấu ngành rất đa dạng.

Câu 10: Theo cách phân loại hiện hành nước ta có

A. 2 nhóm với 28 ngành.

B. 3 nhóm với 29 ngành.

C. 4 nhóm với 30 ngành.

D. 5 nhóm với 31 ngành.

Đáp án: B

Giải thích:

Theo cách phân loại hiện hành nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp, đó là nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành) công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất phân phối điện khí đốt nước (2 ngành).

Câu 11: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nhanh?

A. Nhiều nhà máy điện có quy mô lớn đi vào hoạt động.

B. Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước láng giềng.

C. Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.

D. Nhu cầu điện để phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng lớn.

Đáp án: B

Giải thích:

- Để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa và nâng cao đời sống nhân dân yêu cầu cơ sở năng lượng rất quan trọng

- Nước ta có tiềm năng thủy điện rất lớn.

=>Hiện nay đã xây dựng được nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn (Sơn La 2400MW)

=>Với nhu cầu lớn + tiềm năng dồi dào đang được khai thác tốt,

=> Tăng nhanh sản lượng điện.

=> Nhận xét: Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước láng giềng là Sai

Câu 12: Ở nước ta, ngành công nghiệp nào sau đây cần ưu tiên đi trước một bước?

A. Điện lực.

B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Chế biến dầu khí.

D. Chế biến nông - lâm - thuỷ sản.

Đáp án: A

Giải thích:

Điện lực là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ khoa học – kĩ thuật, đáp ứng đời sống văn minh của con người. Muốn phát triển các ngành công nghiệp khác thì ngành công nghiệp điện lực phải được ưu tiên đi trước.

II. Thông hiểu

Câu 1: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do

A. xa các nguồn nhiên liệu than.

B. xây dựng đòi hỏi vốn lớn hơn.

C. ít nhu cầu về điện hơn phía Bắc.

D. gây ô nhiễm môi trường.

Đáp án: A

Giải thích:

Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam vì nằm xa nguồn nguyên liệu (nguồn than của nước ta tập trung chủ yếu ở miền Bắc thuộc khu vực Quảng Ninh).

Câu 2: Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thuỷ điện nước ta là

A. chủ yếu là sông ngòi ngắn và dốc.

B. lượng nước không ổn định trong năm.

C. thiếu kinh nghiệm trong khai thác.

D. trình độ khoa học - kĩ thuật còn thấp.

Đáp án: B

Giải thích:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có sự phân mùa, lượng nước tập chủ yếu vào mùa mưa (khoảng 75%), đây là khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta.

Câu 3: Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để

A. khai thác tốt hơn thế mạnh về khoáng sản.

B. tận dụng tối đa nguồn vốn từ nước ngoài.

C. phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường.

D. sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động.

Đáp án: C

Giải thích:

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường. Trong tình hình mới, nhu cầu thị trường ngày càng lớn đối với nhiều mặt hàng sản phẩm công nghiệp, vì thế cần có cơ cấu sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu của thị trường, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm của các nước trong khu vực và trên thế giới

Câu 4: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển dựa vào điều kiện thuận lợi chủ yếu nào sau đây?

A. Nguồn vốn đầu tư lớn.

B. Cơ sở hạ tầng phục đồng bộ.

C. Nguồn lao động có trình độ cao.

D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

Đáp án: D

Giải thích:

Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ từ nông – lâm – ngư nghiệp.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện ngành công nghiệp nước ta?

A. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

B. Đầu tư theo chiều sâu và đổi mới trang thiết bị.

C. Đẩy mạnh một số ngành công nghiệp trọng điểm.

D. Chỉ điều chỉnh một số ngành theo nhu cầu thị trường.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương hướng chủ yếu để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp gồm:

- Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, cụ thể là: đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp sản xuất tiêu dùng, tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ.

=> Nhận định: Chỉ điều chỉnh một số ngành theo nhu cầu thị trường là không đúng.

Câu 6: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Các trung tâm lớn nhất phân bố tập trung ở ven biển.

B. Các trung tâm lớn phân bố chủ yếu ở rìa đồng bằng.

C. Nhiều trung tâm có giá trị sản lượng cao nhất cả nước.

D. Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.

Đáp án: D

Giải thích:

Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước.

Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho mức độ tập trung công nghiệp hạn chế ở khu vực trung du, miền núi nước ta?

A. Sự phân hóa tài nguyên thiên nhiên.

B. Hạ tầng giao thông vận tải hạn chế.

C. Vị trí địa lí không có nhiều thuận lợi.

D. Thiếu lao động có trình độ kĩ thuật.

Đáp án: B

Giải thích:

Ở trung du miền núi còn gặp nhiều khó khăn hạn chế trong phát triển công nghiệp là do thiếu sự đồng bộ của pháp nhân số kinh tế đặc biệt là giao thông vận tải.

Câu 8: Ngành công nghiệp được coi là cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước trong quá trình phát triển kinh tế nước ta là

A. luyện kim.

B. khai thác than.

C. khai thác dầu.

D. sản xuất điện.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong xu thế phát triển chung của công nghiệp sản xuất điện được coi là ngành cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước trong quá trình phát triển kinh tế nước ta.

Câu 9: Công nghiệp chế biến chè của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Đáp án: C

Giải thích:

Công nghiệp chế biến chè của nước ta phân bố gắn liền với vùng chuyên canh chè lớn nhất cả nước là Trung du miền núi Bắc Bộ

Câu 10: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta?

A. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.

B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.

C. Đẩy mạnh phát triển ở tất cả các ngành công nghiệp.

D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

Đáp án: C

Giải thích:

Phương hướng chủ yếu để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp gồm:

- Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, cụ thể là: đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp sản xuất tiêu dùng, tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ

=> Nhận định: Đẩy mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp là không đúng.

Câu 11: Than có chất lượng tốt nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Tây Bắc.

D. Đông Bắc.

Đáp án: D

Giải thích:

Than tập trung chủ yếu ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn cho nhiệt lượng 7000 đến 8000 calo/kg.

Câu 12: Sử dụng than trong sản xuất nhiệt điện ở nước ta gây ra vấn đề môi trường chủ yếu nào sau đây?

A. Cạn kiệt khoáng sản.

B. Ô nhiễm không khí.

C. Phá hủy tầng đất mặt.

D. Ô nhiễm nguồn nước.

Đáp án: B

Giải thích:

Than là nguồn nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất và ô nhiễm nhất. Khi đốt than để sản xuất điện, nhiều loại khí độc, kim loại nặng sẽ thoát ra, gây ô nhiễm cho nguồn nước và đất nông nghiệp ở xung quanh các nhà máy nhiệt điện than, đồng thời gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, tạo ra những cơn mưa axít.

III. Vận dụng

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp?

A. Hạ giá thành sản phẩm.

B. Tăng năng suất lao động.

C. Đa dạng hóa sản phẩm.

D. Nâng cao chất lượng.

Đáp án: C

Giải thích:

Kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp là nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.

Như vậy, đa dạng hóa sản phẩm không phải kết quả của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp.

Câu 2: Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp chủ yếu do

A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.

B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Khai thác triệt để các lợi thế tài nguyên thiên nhiên.

D. Dân số đông, lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.

Đáp án: C

Giải thích:

Hiện nay, do việc khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có, Đông Nam Bộ đã trở thành vùng dẫn đầu cả nước với tỉ trọng chiếm hơn ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước

Câu 3: Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu nhằm

A. nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

B. phù hợp tình hình phát triển thực tế của đất nước.

C. đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Ngành công nghiệp của nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Câu 4: Nước ta cần phải xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt chủ yếu nhằm

A. khai thác lợi thế về tài nguyên.

B. khai thác thế mạnh về lao động.

C. nâng cao chất lượng sản phẩm.

D. thích nghi với cơ chế thị trường.

Đáp án: D

Giải thích:

Nước ta cần phải xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt chủ yếu nhằm Thích nghi với cơ chế thị trường.

Câu 5: Công nghiệp chế biến sữa phát triển mạnh xung quanh các thành phố lớn do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Lao động có kĩ thuật cao.

B. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

C. Giao thông vận tải phát triển.

D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Đáp án: D

Giải thích:

Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu do đây là khu vực có dân số đông nên nhu cầu về các sản phẩm từ sữa rất lớn.

Câu 6: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nước ta?

A. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.

B. Tập trung vào phát triển nhiều ngành sản xuất khác nhau.

C. Gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

D. Đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

Đáp án: A

Câu 7. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Mở rộng thị trường tiêu thụ.

B. Mở rộng diện tích các vùng chuyên canh.

C. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

D. Sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu.

Đáp án: C

Giải thích: Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng canh tranh trên thị trường quốc tế.

Câu 8. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là

A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

B. Dọc theo duyên hải miền Trung.

C. Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: A

Giải thích: Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất trong cả nước.

Câu 9. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ

A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.

B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.


C. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.

D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.

Đáp án: C

Giải thích: Nhờ khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động có trình độ cao, vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là dầu khí, cơ sở hạ tầng hoàn thiện,... Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp.

Câu 10. Một số vùng kinh tế của nước ta, công nghiệp kém phát triển do

A. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

B. Thiếu nguồn lao động đặc biệt nguồn lao động có tay nghề.

C. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém và vị trí địa lí không thuận lợi.

D. Thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng,...

Đáp án: D

Giải thích: Những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển là do thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, thị trường... , đặc biệt là giao thông vận tải còn kém phát triển.

Câu 11. Các hoạt động công nghiệp tập trung thường gắn liền với

A. các trung tâm công nghiệp.

B. nguồn lao động có tay nghề.

C. kết cấu hạ tầng thuận lợi.

D. tài nguyên thiên nhiên.

Đáp án: D

Giải thích: Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố như tài nguyên thiên nhân, nguồn lao động, thị trường, ví trí thuận lợi,… nhưng những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, sau đó là nguồn lao động có tay nghề, thị trường tiêu thụ,… Ví dụ: Quảng Ninh có nhiều khoáng sản than nên nhiệt điện, khai thác – chế biến than phát triển,….

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ý nào đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

A. Công nghiệp chế biến tăng 7,6%.

B. Công nghiệp khai thác giảm 6,1%.

C. Công nghiệp khai thác tăng 1,6%.

D. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước tăng 1,6%.

Đáp án: B

Giải thích:

Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện “Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành” có thể thấy:

- Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm từ 15,7% xuống 9,6% (giảm 6,1%).

- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng từ 78,7% lên 85,4% (tăng 6,7%).

- Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước giảm từ 5,6% xuống 5% (giảm 1,6%).

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn năm 2000 – 2007?

A. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh.

B. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh.

C. Tỉ trọng khu vực Nhà nước có xu hướng tăng.

D. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

Đáp án: C

Giải thích:

Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế, ta thấy:

- Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm từ 34,2% xuống 20% (giảm mạnh, giảm 14,2%).

- Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng từ 24,5% lên 35,4% (tăng 10,9% - tăng nhanh).

- Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 41,3% lên 44,6% (tăng 3,3%).

Như vậy, tỉ trọng khu vực nhà nước có xu hướng tăng là không đúng.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

Đáp án: A

Giải thích:

Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện“Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành”có thể thấy:

- Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm từ 15,7% xuống 9,6% (giảm 6,1%).

- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng từ 78,7% lên 85,4% (tăng 6,7%).

- Công nghiệp sx, phân phối điện, khí đốt, nước giảm từ 5,6% xuống 5% (giảm 1,6%).

⇒ Nhận xét: Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến là Sai.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn năm 2000 – 2007?

A. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.

B. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước giảm nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

C. Tỉ trọng khu vực Nhà nước tăng mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

D. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh.

Đáp án: D

Giải thích:

Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế:

- Tỉ trọng khu vực Nhà nước (màu hồng) giảm từ 34,2% xuống 20%.

- Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước (màu vàng) tăng từ 24,5% lên 35,4%.

- Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (màu xanh lá) tăng từ 41,3% lên 44,6%.

Câu 16. Nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất khiến công nghiệp miền núi chưa phát triển là do

A. thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

C. địa hình hiểm trở.

D. ít lao động có trình độ, chuyên môn tốt.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất khiến công nghiệp miền núi chưa phát triển là do sự phát triển thiếu đồng bộ của ngành giao thông vận tải, cơ sở chế biến, điện,…

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm có đáp án

Trắc nghiệm Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc có đáp án

Trắc nghiệm Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch có đáp án

Trắc nghiệm Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có đáp án

1 17933 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: