TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 37 (có đáp án 2024): Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 37.

1 14,093 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên

I. Nhận biết

Câu 1: Giải pháp nào sau đây không có tác dụng với việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?

A. Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng.

B. Đẩy mạnh giao đất, giao rừng.

C. Phát triển khai thác, chế biến gỗ.

D. Khai thác hợp lí đi đôi với trồng rừng.

Đáp án: C

Giải thích:

Phát triển khai thác chế biến gỗ không có tác dụng với việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên.

Câu 2: Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn do điều kiện chủ yếu nào sau đây?

A. Có nguồn nước dồi dào.

B. Đất badan tập trung thành vùng lớn.

C. Khí hậu phân hóa theo độ cao.

D. Khí hậu cận xích đạo với 2 rõ rệt.

Đáp án: B

Giải thích:

Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn do đất ba gian tập trung thành vùng lớn.

Câu 3: Số lượng các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên là

A. 5.

B. 6.

C. 8.

D. 10.

Đáp án: A

Giải thích:

Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Câu 4: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là

A. Crôm.

B. Mangan.

C. Sắt.

D. Bôxit.

Đáp án: D

Giải thích:

Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là bôxit.

Câu 5: Tỉnh có diện tích trồng cà phê nhiều nhất nước ta là

A. Kon Tum.

B. Gia Lai.

C. Đắk Lắk.

D. Lâm Đồng.

Đáp án: C

Giải thích:

Có diện tích trồng cà phê nhiều nhất nước ta là Đắk Lắk.

Câu 6: Thành phố nổi tiếng về cà phê có chất lượng cao ở Tây Nguyên là

A. Kon Tum.

B. Buôn Ma Thuột.

C. Plây ku.

D. Đà Lạt.

Đáp án: B

Giải thích:

Buôn Ma Thuột là thành phố nổi tiếng về cà phê có chất lượng cao ở Tây Nguyên.

Câu 7: Vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là bao nhiêu % ?

A. 40.

B. 50.

C. 60.

D. 70.

Đáp án: C

Giải thích:

Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60%.

Câu 8: Cây chè được trồng chủ yếu ở tỉnh nào sau đây của Tây Nguyên?

A. Kon Tum.

B. Gia Lai.

C. Đắk lắk.

D. Lâm Đồng.

Đáp án: D

Giải thích:

Cây chè được trồng chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng.

Câu 9: Vị trí địa lí của Tây Nguyên không tiếp giáp với

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Lào và CamPuChia.

D. Biển Đông.

Đáp án: D

Giải thích:

Vị trí địa lý của Tây Nguyên không tiếp giáp với biển Đông.

Câu 10: Cây công nghiệp lâu năm nào sau đây quan trọng nhất của Tây Nguyên?

A. Chè.

B. Cao su.

C. Hồ tiêu.

D. Cà phê.

Đáp án: D

Giải thích:

Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất của Tây Nguyên là cây cà phê.

Câu 11: Nhà máy thủy điện nào sau đây ở Tây Nguyên có công suất lớn nhất?

A. Yaly.

B. Buôn Kuốp.

C. Xrê Pôk 3.

D. Đồng Nai 4.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở Tây Nguyên là Yaly.

Câu 12: Vùng chuyên canh cà phê lớn nhất của nước ta là

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng Bằng Sông Hồng.

C. Duyên Hải Nam Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Đáp án: D

Giải thích:

Vùng chuyên canh cà phê lớn nhất của nước ta là Tây Nguyên.

II. Thông hiểu

Câu 1: Khó khăn lớn nhất trong phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là

A. thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao.

B. giống cây trồng cho năng suất chưa cao.

C. thị trường xuất khẩu có nhiều biến động.

D. công nghiệp chế biến còn chậm phát triển.

Đáp án: C

Giải thích:

Thị trường xuất khẩu có nhiều biến động là khó khăn lớn nhất trong phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên hiện nay.

Câu 2: Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa xã hội chủ yếu nào sau đây?

A. Giải quyết việc, tạo ra tập quán sản xuất mới.

B. Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh.

C. Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước.

D. Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu.

Đáp án: A

Giải thích:

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã thu hút về đây hàng vạn lao động từ các vùng khác nhau của đất nước và cũng tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Câu 3: Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi nào sau đây?

A. Khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất bazan giàu dinh dưỡng.

B. Đất bazan có diện tích rộng, giống cây trồng có chất lượng tốt.

C. Đất bazan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào.

D. Khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên cao trên 1000m, đất tốt.

Đáp án: A

Giải thích:

Khí hậu có tính chất cận Xích đạo đất bazan dinh dưỡng là điều kiện để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

Câu 4: Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất của cây công nghiệp ở Tây Nguyên?

A. Mở rộng thêm diện tích trồng trọt.

B. Đẩy mạnh chế biến sản phẩm.

C. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

D. Quy hoạch các vùng chuyên canh.

Đáp án: A

Giải thích:

Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên.

Câu 5: Nhận định nào sau đây không phải là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?

A. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

B. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

C. Hoàn thiện quy hoạch vùng chuyên canh cây công nghiệp.

D. Hạn chế người nhập cư để giảm sức ép về vấn đề việc làm.

Đáp án: D

Giải thích:

Hạn chế người nhập cư để giảm sức ép về vấn đề việc làm, không phải là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

Câu 6: Vị trí địa lí là nhân tố gây nên khó khăn nào dưới đây của Tây Nguyên?

A. Mùa khô kéo dài và rất sâu sắc.

B. Nghèo khoáng sản.

C. Tài nguyên rừng đang suy giảm.

D. Trình độ lao động thấp.

Đáp án: A

Giải thích:

Vị trí địa lý gây mùa khô kéo dài và rất sâu sắc ở Tây Nguyên.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của Tây Nguyên?

A. Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài.

B. Trữ năng thủy điện tập trung chủ yếu trên các dòng sông Xê Xan và Xrê Pôk.

C. Độ che phủ rừng lớn nhất cả nước nhưng đang bị suy giảm nghiêm trọng.

D. Đất phù sa là chủ yếu và phân bố tập trung trên các cao nguyên bằng phẳng.

Đáp án: D

Giải thích:

Đất phù sa là chủ yếu và sản xuất tập trung trên các cao nguyên bằng phẳng là phát biểu sai về đặc điểm tự nhiên của Tây Nguyên.

Câu 8: Tây Nguyên có thể trồng được cây chè nhờ điều kiện nào sau đây?

A. Đất đỏ badan diện tích lớn, tầng phong hóa sâu.

B. Khí hậu ở các cao nguyên trên 1000m mát mẻ.

C. Các cao nguyên có bề mặt khá bằng phẳng.

D. Có nhiều nông trường trường và các nhà máy chế biển.

Đáp án: B

Giải thích:

các cao nguyên trên 1000m khí hậu mát mẻ vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).

Câu 9: Vấn đề đặt ra trong hoạt động chế biến lâm sản ở Tây Nguyên là

A. phải chú trọng tới việc ngăn chặn nạn phá rừng.

B. khai thác hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng.

C. chú trọng đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.

D. đẩy mạnh chế biến gỗ, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong hoạt động chế biến lâm sản ở Tây Nguyên cần đẩy mạnh hơn nữa Việc chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

Câu 10: Biểu hiện nào dưới đây chứng minh Tây Nguyên là vùng trọng điểm cà phê số một của nước ta?

A. Có nhiều giống cà phê năng suất cao.

B. Áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật.

C. Diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước.

D. Nhà nước có nhiều chính sách phát triển.

Đáp án: C

Giải thích:

Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên diện tích cà phê năm 2006, khoảng 450000 ha chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.

Câu 11: Nhân tố được coi là có ảnh hưởng lớn nhất đến phân bố cây cà phê ở Tây Nguyên là

A. khí hậu cận xích đạo.

B. đất đỏ badan.

C. kinh nghiệm của người dân.

D. địa hình phân bậc rõ rệt.

Đáp án: B

Giải thích:

Đất đỏ badan là nhân tố được coi có ảnh hưởng lớn nhất đến phân bố cây cà phê ở Tây Nguyên.

Câu 12: Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về

A. diện tích cây ăn quả.

B. sản lượng cây cao su.

C. trữ năng thủy điện.

D. diện tích cây cà phê.

Đáp án: D

Giải thích:

Tây Nguyên đứng đầu cả nước về diện tích cây cà phê.

III. Vận dụng

Câu 1: Khí hậu Tây Nguyên có đặc điểm nào khác với Đông Nam Bộ?

A. Mang tính chất cận xích đạo.

B. Có một mùa mưa và một mùa khô rất rõ rệt.

C. Phân hoá mạnh theo độ cao.

D. Chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam.

Đáp án: C

Giải thích:

Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ khí hậu ở vùng Đông Nam Bộ ít phân hóa theo độ cao còn Tây Nguyên có các cao nguyên xếp tầng cao 800 – 1000 – 1500m với một số đỉnh núi cao trên 2000m nên khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

Câu 2: Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. quy hoạch lại vùng chuyên canh.

B. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

C. đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp.

D. tìm thị trường tiêu thụ ổn định.

Đáp án: D

Giải thích:

Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là tìm thị trường sản xuất ổn định, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khó tính như Hoa Kì, EU, Nhật,…

Câu 3: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

A. thay đổi giống cây mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng.

B. phát triển các mô hình kinh tế trang trại với quy mô ngày càng lớn.

C. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và thành lập các nông trường.

D. xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh.

Đáp án: D

Giải thích:

Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là xây dựng công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

Câu 4: Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. nâng cao chất lượng sản phẩm.

B. tăng cao khối lượng nông sản.

C. sử dụng hợp lí các tài nguyên.

D. nâng cao đời sống người dân.

Đáp án: C

Giải thích:

Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên là nâng cao chất lượng sản phẩm. tăng cao khối lượng nông sản. sử dụng hợp lí các tài nguyên. nâng cao đời sống người dân.

Câu 5: Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, vấn đề cần chý ý nhất là

A. không làm thu hẹp diện tích rừng.

B. đầu tư mở rộng các nhà máy chế biến.

C. xây dựng mạng lưới giao thông vận tải.

D. tăng cường hợp tác với nước ngoài.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, vấn đề cần chú ý nhất là không làm thu hẹp diện tích rừng.

Câu 6: Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là

A. có khai thác nhưng không có chế biến lâm sản.

B. công tác trồng rừng không được thực hiện hàng năm.

C. tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên.

D. các vườn quốc gia đang bị khai thác bừa bãi.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong những năm gần đây, nạn phá rừng gia tăng, làm giảm sút nghiêm trọng lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của nhiều loài.... Ngoài ra, mùa khô kéo dài cũng làm tình trạng cháy rừng nghiêm trọng hơn.

Câu 7. Tại sao Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của nước ta?

A. là cửa ngõ cho duyên hải Nam Trung Bộ mở rộng quan hệ với Lào và Campuchia.

B. vị trí nằm tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ.

C. ngã ba biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia.

D. đây là vùng duy ở nước ta không giáp biển.

Đáp án: C

Giải thích: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng là do vừa tiếp giáp với Lào và vừa tiếp giáp Campuchia (ngã ba biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia thuộc tỉnh Kon Tum).

Câu 8. Vì sao Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở nước ta hiện nay?

A. Đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

B. Khí hậu cận xích đạo với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

C. Khí hậu thuận lợi, nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm phong phú.

D. Mùa khô kéo dài là điều kiện để phơi, sấy sản phẩm cây công nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Nhờ có diện ích đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn nên có thể hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở Tây Nguyên

Câu 9. Tại sao ngành chế biến lương thực lại không phát triển mạnh ở vùng Tây Nguyên?

A. Không có thị trường tiêu thụ.

B. Không có lực lượng lao động.

C. Không sẵn nguồn nguyên liệu.

D. Giao thông vận tải kém phát triển.

Đáp án: C

Giải thích: Ở Tây Nguyên do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực nên không có sẵn nguồn nguyên liệu cho ngành ngành chế biến lương thực. Vùng Tây Nguyên chỉ phát triển mạnh các cây công nghiệp (cà phê, cao sư, tiêu, điều, chè,...).

Câu 10. Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là

A. ngăn chặn nạn phá rừng

B. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

C. khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

D. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.

Đáp án: B

Giải thích: Vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. Các ý A, C, D là vấn đề đặt ra đối với việc khai thác và bảo vệ rừng ⇒ Loại đáp án A, C, D.

Câu 11. Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do

A. địa hình núi cao và nhiều sông lớn

B. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng lớn.

C. lượng mưa dồi dào.

D. nền địa chất ổn định.

Đáp án: A

Giải thích: Tây Nguyên có địa hình là các cao nguyên xếp tầng với nhiều độ cao khác nhau + nhiều sông lớn, nguồn nước dồi dào với tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn mang lại nguồn thủy năng dồi dào.

Câu 12. Trong thời gian qua, Tây Nguyên đã thu hút hàng vạn lao động, phần lớn trong số đó đến từ

A. Vùng núi, trung du phía Bắc

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Các đô thị ở Đông Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ

Đáp án: A

Giải thích: Phần lớn nguồn di dân tới Tây Nguyên là từ đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Ở những khu vực này đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn (thiên tai lũ lụt, đói nghèo..) người dân di cư vào Tây Nguyên để tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp (hiện tượng di dân xuất hiện từ những năm 1990). Hiện nay, với chính sách của Nhà nước, các luồng di dân tự do đã được hạn chế và có kế hoạch hơn.

Câu 13. Người nhập cư đến vùng Tây Nguyên nhằm mục đích nào?

A. Khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản.

B. Tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp.

C. Mang tri thức, khoa học – kĩ thuật đến vùng đất này.

D. Chia rẽ và cướp đất của các dân tộc thiểu số ở vùng đất này.

Đáp án: B

Giải thích:

Phần lớn nguồn di dân tới Tây Nguyên là từ đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

- Ở những khu vực này đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn (thiên tai lũ lụt, đói nghèo..),.

Nên người dân di cư vào Tây Nguyển để tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp (hiện tượng di dân xuất hiện từ những năm 1990). Hiện nay, với chính sách của Nhà nước, các luồng di dân tự do đã được hạn chế và có kế hoạch hơn.

Câu 14. Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê hiện nay ở Tây Nguyên là

A. phát triển mạnh mô hình trang trại trồng cà phê.

B. kết hợp với công nghiệp chế biến

C. đa dạng hóa cây cà phê

D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Đáp án: B

Giải thích: Ở nước ta, cây cà phê được sản xuất với mục đích chủ yếu là cung cấp mặt hàng cho xuất khẩu. Điều này khiến cho ngành sản xuất cà phê phụ thuộc vào thị trường nông sản và dễ biến động. Biện pháp lâu dài để phát triển ổn định cây cà phê là kết hợp với công nghiệp chế biến nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho thị trường cà phê trong nước, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

Câu 15. Các vườn quốc gia nào sau đây thuộc về Tây Nguyên?

A. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Bạch Mã.

B. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Nam Cát Tiên.

C. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Vũ Quang.

D. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Chư Mom Rây.

Đáp án: D

Giải thích: Các vườn quốc gia thuộc vùng Tây Nguyên là: Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Chư Mom Rây.

Câu 16. Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là

A. ngăn chặn nạn phá rừng.

B. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

C. khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

D. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.

Đáp án: B

Giải thích: Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có đáp án

Trắc nghiệm Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo có đáp án

Trắc nghiệm Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm có đáp án

1 14,093 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: