TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 2 (có đáp án 2024): Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Bộ 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 2.

1 67,840 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Bài giảng Địa lí lớp 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

I. Nhận biết

Câu 1: Các nước Đông Nam Á không có chung đường biên giới với nước ta trên biển là

A. Phi-lip-pin, Mi-an-ma.

B. Phi-lip-pin, Bru-nây.

C. Đông-ti-mo, Mi-an-ma.

D. Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin.

Đáp án: C

Giải thích: Đông Timor và Myanmar là các nước không có chung đường biên giới với nước ta trên biển.

Câu 2: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?

A. Á-Âu và Bắc Băng Dương.

B. Á- Âu và Đại Tây Dương.

C. Á-Âu và Ấn Độ Dương.

D. Á-Âu và Thái Bình Dương.

Đáp án: D

Giải thích: Việt Nam vừa gắn với lục địa Á âu vừa tiếp giáp với biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.

Câu 3: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhà nước ta có chủ quyền gì ở vùng đặc quyền kinh tế?

A. Hoàn toàn về kinh tế.

B. Một phần về kinh tế.

C. Không có chủ quyền gì.

D. Hoàn toàn về chính trị.

Đáp án: A

Giải thích: Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế ở vùng đặc quyền kinh tế, các nước khác được đặt ống dẫn dầu dây cáp ngầm và tàu thuyền máy bay nước ngoài ruột tự do hoạt động về hàng hải và hàng không.

Câu 4: Hệ tọa độ địa lí trên đất liền nước ta là

A. 23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.

B. 23023’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.

C. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ.

D. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ.

Đáp án: C

Giải thích: Hệ tọa độ địa lí trên đất liền nước ta là 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ.

Câu 5: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi

A. vị trí trong vùng nội chí tuyến.

B. địa hình nước ta thấp dần ra biển.

C. hoạt động của gió phơn Tây Nam.

D. địa hình nước ta nhiều đồi núi.

Đáp án: A

Giải thích: Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu bắc, nên có nhiệt độ cao chan hòa ánh nắng nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của Gió mậu dịch và gió mùa Châu Á gió mùa điển hình nhất trên thế giới nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

Câu 6: Cơ sở nào sau đây dùng để xác định đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta?

A. Bên ngoài của lãnh hải.

B. Phía trong đường cơ sở.

C. Hệ thống các bãi triều.

D. Hệ thống đảo ven bờ.

Đáp án: A

Giải thích: Ranh giới của lãnh hải được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan chính là đường biên giới quốc gia trên biển.

Câu 7: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư là vùng

A. lãnh hải.

B. tiếp giáp lãnh hải.

C. đặc quyền về kinh tế.

D. thềm lục địa.

Đáp án: B

Giải thích: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư là vùng lãnh hải.

Câu 8: Lãnh hải của nước ta là

A. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

B. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển rộng 12 hải lí.

C. vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

D. vùng biển rộng 24 hải lí tính từ đường cơ sở.

Đáp án: B

Giải thích: Lãnh hải của nước ta là Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển lãnh hải Việt Nam quá chiều rộng 12 hải lý.

Câu 9: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa là

A. thềm lục địa.

B. tiếp giáp lãnh hải.

C. lãnh hải.

D. đặc quyền kinh tế.

Đáp án: A

Giải thích: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa là thềm lục địa.

Câu 10: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là

A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

B. vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang.

C. vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong.

D. vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong.

Đáp án: A

Giải thích: Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta.

Câu 11: Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng

A. lãnh hải.

B. đặc quyền kinh tế.

C. thềm lục địa.

D. tiếp giáp lãnh hải.

Đáp án: B

Giải thích: Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 12: Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào sau đây?

A. Lào và Thái Lan.

B. Campuchia và Trung Quốc.

C. Lào và Campuchia.

D. Lào và Trung Quốc.

Đáp án: C

Giải thích: Phía tây nước ta tiếp giáp với những quốc gia Lào và Campuchia.

II. Thông hiểu

Câu 1: Đường biên giới trên biển và trên đất liền của nước ta dài gặp khó khăn lớn nhất về

A. thu hút đầu tư nước ngoài.

B. bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

C. thiếu nguồn lao động.

D. phát triển nền văn hóa.

Đáp án: B

Giải thích: Đường biên giới trên biển của nước ta gặp khó khăn lớn nhất về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Câu 2: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là

A. tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây.

B. nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản vô cùng giàu có.

C. thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

D. thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực.

Đáp án: C

Giải thích: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước... tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Câu 3: Sự đa dạng về bản sắc dân tộc của nước ta là do vị trí

A. có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn với văn minh bản địa.

B. diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động.

C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế lớn.

D. liền kề của hai vành đai sinh khoáng lớn.

Đáp án: A

Giải thích: Nước ta có sự đa dạng về bản sắc dân tộc do vị trí giao thoa của nhiều nền văn minh lớn trên thế giới với văn minh bản địa, với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 4: Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên và hình thành các vùng tự nhiên khác nhau ở nước ta chủ yếu do

A. Khí hậu và sông ngòi.

B. Vị trí địa lí và hình thể.

C. Khoáng sản và biển.

D. Gió mùa và dòng biển.

Đáp án: B

Giải thích: Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều kinh tuyến nên tự nhiên nước ta có sự phân hóa khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam; đường bờ biển dài, tiếp giáp biển đông rộng lớn kết hợp với sự phân bậc rõ nét của địa hình: gồm miền núi cao, đồi trung du, đồng bằng, thềm lục địa, kết hợp hướng các dãy núi => tạo nên sự phân hóa đa dạng giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo.

Câu 5: Trong các vùng biển sau đây, vùng nào có diện tích lớn nhất?

A. Nội thủy.

B. Lãnh hải.

C. Tiếp giáp lãnh hải.

D. Đặc quyền kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích: Bộ phận lãnh thổ có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta là vùng đặc quyền kinh tế, rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở

Câu 6: Vùng nội thủy của nước ta không phải là

A. cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải.

B. từ mép nước thủy triều thấp nhất đến đường cơ sở.

C. vùng tiếp giáp đất liền, ở trong đường cơ sở.

D. một bộ phận được xem như lãnh thổ trên đất liền.

Đáp án: B

Giải thích: Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong của đường cơ sở. Ngày 12-11-1982 Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

Câu 7: Nhân tố nào dưới đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta?

A. Sự phong phú, đa dạng của các nhóm đất và sông ngòi.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.

C. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa phức tạp.

D. Vị trí trên đường di cư và di lưu của nhiều loài thực vật.

Đáp án: D

Giải thích: Nhân tố quyết định tính chất phong phú về thành phần loài của giới thực vật Việt Nam là do vị trí địa lí nằm ở nơi giao lưu của nhiều luồng di cư sinh vật

Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa vị trí địa lí nước ta?

A. Tạo điều kiện chung sống hòa bình với các nước Đông Nam Á.

B. Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên là nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Tạo điều kiện để xây dựng nền văn hóa thống nhất trong khu vực.

D. Tạo điều kiện cho phát triển giao thông đường biển quốc tế.

Đáp án: C

Giải thích: Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta không phải là để tạo điều kiện xây dựng nền văn hóa thống nhất trong khu vực. Bởi mỗi nước có một nền văn hóa riêng, mang đậm bản sắc dân tộc

Câu 9: Vị trí địa lí làm cho nước ta phải giải quyết vấn đề kinh tế nào sau đây?

A. Trình độ phát triển kinh tế rất thấp.

B. Cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực.

C. Nợ nước ngoài nhiều và tăng nhanh.

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định.

Đáp án: B

Giải thích: Vị trí địa lý thuận lợi của nước ta có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, vị trí địa lý làm cho nước ta phải giải quyết vấn đề về cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực.

Câu 10: Vị trí địa lí nước ta không tạo thuận lợi cho hoạt động nào sau đây?

A. Mở rộng hợp tác đầu tư với các nước.

B. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

C. Phòng chống thiên tai.

D. Phát triển kinh tế biển.

Đáp án: C

Giải thích: Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai bão lũ lụt hạn hán thường xuyên xảy ra nên cần có các biện pháp phòng chống, như vậy đáp án phòng chống thiên tai không chính xác.

Câu 11: Ý nghĩa quan trọng về văn hóa - xã hội của vị trí địa lí nước ta là

A. phát triển giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không.

B. tạo cầu nối phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực.

C. tạo điều kiện thu hút vốn và kỹ thuật đầu tư nước ngoài.

D. tạo điều kiện để chung sống hòa bình với các nước trong khu vực.

Đáp án: D

Giải thích: Về văn hóa xã hội, vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử văn hóa xã hội và mối giao lưu lâu đời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị cùng phát triển giữa các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 12: Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước ta về kinh tế là

A. căn cứ để tiến ra khai thác nguồn lợi biển.

B. cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển.

C. tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

D. làm điểm tựa để bảo vệ an ninh quốc phòng.

Đáp án: A

Giải thích: Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước ta về kinh tế là căn cứ để tiến ra khai thác nguồn lợi biển.

III. Vận dụng

Câu 1: Khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ vì

A. nước ta nằm liền kề với 2 vành đai sinh khoáng lớn.

B. ảnh hưởng của biển Đông và các khối khí di chuyển qua biển.

C. nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu.

D. thiên nhiên chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió Tín phong.

Đáp án: B

Giải thích: Khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ do nước ta chịu ảnh hưởng của biển Đông và các khối khí di chuyển qua biển nên được tăng cường ẩm, khí hậu ẩm, mưa nhiều hơn các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi.

Câu 2: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của của thiên nhiên nước ta là

A. Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng.

C. Khí hậu có một mùa đông lạnh, ít mưa.

D. Chịu ảnh hưởng chế dộ gió mùa châu á.

Đáp án: A

Giải thích: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến nên có tính chất nhiệt đới. Nước ta nằm giáp biển Đông nên có tính chất ẩm. Nước ta nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên có tính chất gió mùa.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?

A. Vùng biển có diện tích lớn gấp ba lần vùng đất liền.

B. Thềm lục địa nông, mở rộng ở phía Bắc và phía Nam.

C. Độ nông - sâu của thềm lục địa đồng nhất từ Bắc vào Nam.

D. Thềm lục địa miền Trung hẹp, tiếp giáp với vùng biển sâu.

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta là độ nông sâu của thềm lục địa đồng nhất từ Bắc vào Nam vì thềm lục địa miền Trung hẹp tiếp giáp với vùng biển sâu

Câu 4: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu kết hợp các loại hình giao thông vận tải nào?

A. Đường sắt và đường biển.

B. Đường biển và đường hàng không.

C. Đường bộ và đường hàng không.

D. Đường sắt và đường bộ.

Đáp án: B

Giải thích: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải đường hàng không và đường biển bởi nước ta nằm gần ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế; có vị trí cửa ngõ ra biển của Đông Nam Á đất liền, nhất là Lào và Đông Bắc Campuchia

Câu 5: Vị trí tiếp giáp với biển nên nước ta có

A. nền nhiệt cao chan hòa ánh nắng.

B. khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt.

C. thảm thực vật xanh tốt giàu sức sống.

D. thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng.

Đáp án: C

Giải thích: Nhờ tiếp giáp biển nên nước ta được cung cấp nguồn nhiệt ẩm dồi dào, đem lại lượng mưa lớn, đường bờ biển dài, tiếp giáp vùng biển Đông ấm và ẩm nên thiên nhiên phát triển xanh tốt quanh năm và giàu sức sống.

Câu 6: Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ Việt Nam không gây ra hạn chế nào sau đây?

A. Hoạt động giao thông vận tải.

B. Bảo vệ an ninh, chủ quyền.

C. Khoáng sản có trữ lượng không lớn.

D. Khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp.

Đáp án: C

Giải thích: Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ Việt Nam gây khó khăn cho việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ, thiên nhiên phân hóa phức tạp, giao thông Bắc Nam nhiều trắc trở => hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ Việt Nam không làm cho khoáng sản đa dạng nhưng trữ lượng không lớn

Câu 7. Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương là nước

A. Lào

B. Campuchia

C. Việt Nam

D. Mi-an-ma

Đáp án: C

Giải thích: SGK/14, địa lí 12 cơ bản

Câu 8. Nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Đáp án: C

Giải thích: SGK/13, địa lí 12 cơ bản

Câu 9. Trên đất liền, nước ta không có chung biên giới với nước nào?

A. Lào

B. Thái Lan

C. Trung Quốc

D. Campuchia

Đáp án: B

Giải thích: SGK/14, địa lí 12 cơ bản

Câu 10. Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta không phải là

A. có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, châu Á

B. tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới

C. chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước

D. xảy ra các vấn đề tranh chấp biển Đông, ranh giới trên đất liền với Trung Quốc

Đáp án: D

Giải thích: SGK/16, địa lí 12 cơ bản

Câu 11. Nhờ có biển Đông mà nước ta có

A. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi

B. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh

C. Thiên nhiên phân hóa đa dạng theo độ cao

D. Khí hậu khô, nóng với các nước ở Tây Á, châu Phi

Đáp án: A

Giải thích: SGK/16-17, địa lí 12 cơ bản

Câu 12. Nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản là do

A. tiếp giáp với đường hàng hải, hàng không quốc tế

B. nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương

C. nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương

D. nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều động thực vật

Đáp án: B

Giải thích: SGK/16, địa lí 12 cơ bản

Câu 13. Nước ta có thuận lợi rất lớn để xây dựng đường hàng hải và hàng không quốc tế là do

A. gần đường hàng hải, hàng không quốc tế và cửa ngõ ra biển của nhiều nước

B. gần đường di lưu, di cư của các luồng sinh vật và cửa ngõ ra biển của nhiều nước

C. gần các vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và cửa ngõ ra biển của nhiều nước

D. tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là khoáng sản và thủy sản ở biển Đông

Đáp án: A

Giải thích: SGK/16, địa lí 12 cơ bản

Câu 14. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không phải do

A. Nằm trong vùng có khí hậu điển hình châu Á

B. Nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc

C. Có vùng biển Đông kín, nóng, ẩm

D. Có lãnh thổ kéo dài 15 vĩ tuyến Bắc – Nam

Đáp án: D

Giải thích:

Câu 15. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào của nước ta giáp biển?

A. Quảng Ninh

B. Hà Giang

C. Điện Biên

D. Sơn La

Đáp án: A

Giải thích: Dựa Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, ta thấy các tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Điện Biên và Sơn La đều là các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các tỉnh thuộc vùng này chỉ có duy nhất tỉnh Quảng Ninh giáp biển.

Câu 16. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào?

A. Móng Cái.

B. Lệ Thanh.

C. Mường Khương.

D. Cầu Treo.

Đáp án: D

Giải thích:

Dựa vào Atlat ĐLVN trang 23, xác định được:

- Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Mường Khương (Lào Cai) giáp Trung Quốc.

- Cửa khâu Lệ Thanh (Gia Lai) giáp Campuchia.

- Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) giáp Lào.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển có đáp án

1 67,840 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: