TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 21 (có đáp án 2024): Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 21.

1 9,857 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

I. Nhận biết

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền?

A. Năng suất lao động thấp.

B. Đẩy nhanh chuyên môn hóa.

C. Sản xuất trên quy mô lớn.

D. Gắn liền với dịch vụ nông nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích:

Nền nông nghiệp cổ truyền và sản xuất nhỏ, công cụ thủ công sử dụng nhiều sức người năng suất lao động thấp.

Câu 2: Sản xuất nông nghiệp không có vai trò nào sau đây?

A. Đảm bảo lương thực cho con người.

B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

C. Cung cấp các tư liệu sản xuất chủ yếu.

D. Sản xuất hàng hóa xuất khẩu có giá trị.

Đáp án: C

Giải thích:

Sản xuất nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng giúp đảm bảo lương thực cho con người cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, chế biến và chạm mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Câu 3: Sản phẩm nông nghiệp nào sau đây không phải là vùng thế mạnh của vùng đồng bằng nước ta?

A. sản xuất lương thực.

B. cây lâu năm.

C. nuôi trồng thủy sản.

D. cây ngắn ngày.

Đáp án: B

Giải thích: Ở đồng bằng thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày thâm canh tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.

Câu 4: Tính mùa vụ trong nông nghiệp nước ta được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh

A. thay đổi cơ cấu mùa vụ.

B. đa dạng hóa nông nghiệp.

C. trao đổi nông sản giữa các vùng miền và công nghiệp chế biến.

D. giao thông vận tải, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.

Đáp án: D

Giải thích:

Tính mùa vụ được khai thác tốt nhờ đẩy mạnh hoạt động vật cản áp dụng rộng rãi, công nghiệp, chế biến và bảo quản nông sản.

Câu 5: Vùng có hệ số sử dụng đất canh tác cao nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Đáp án: A

Giải thích:

Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lâu đời, nhân dân có kinh nghiệm thâm canh tăng vụ nên đây là vùng có hệ số sử dụng đất cao nhất cả nước.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa nước ta?

A. Người sản xuất quan tâm tới thị trường tiêu thụ.

B. Sản xuất nhiều loại sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.

C. Sử dụng nhiều máy móc, công nghệ mới.

D. Nông nghiệp gắn liền với công nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích:

Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ người dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất, đẩy mạnh thâm canh chuyên môn hóa sử dụng ngày càng nhiều máy móc vật tư nông nghiệp công nghệ mới.

Câu 7: Để sản xuất được nhiều nông sản hàng hóa cần đẩy mạnh

A. quảng canh, cơ giới hóa.

B. thâm canh, chuyên môn hóa.

C. đa canh và xen canh.

D. luân canh và xen canh.

Đáp án: B

Giải thích:

Để sản xuất được nhiều nông sản hàng hóa, phương thức canh tác được phổ biến ở nước ta là thâm canh, chuyên môn hóa.

Câu 8: Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là

A. có sản phẩm đa dạng.

B. có nền nông nghiệp nhiệt đới.

C. nông nghiệp thâm canh trình độ cao.

D. nông nghiệp đang được hiện đại hóa.

Đáp án: B

Giải thích:

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

Câu 9: Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là

A. địa hình đa dạng.

B. đất feralit.

C. khí hậu nhiệt đới ẩm.

D. nguồn nước phong phú.

Đáp án: C

Giải thích:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc - Nam và theo chiều cao của địa hình nên có ảnh hưởng bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

Câu 10: Nền nông nghiệp cổ truyền được phát triển chủ yếu ở những vùng

A. gần các thành phố lớn.

B. gần các trục giao thông.

C. có truyền thống sản xuất hàng hóa.

D. có điều kiện còn khó khăn.

Đáp án: D

Giải thích:

Nền nông nghiệp cổ truyền được đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công sử dụng nhiều lúc người năng suất lao động thấp. Phần lớn sản phẩm là để tiêu thụ tại chỗ, do đó nền nông nghiệp phát triển chủ yếu ở những khu vực có điều kiện còn khó khăn.

Câu 11: Sản phẩm nông nghiệp của nước ta chủ yếu có nguồn gốc

A. nhiệt đới.

B. ôn đới.

C. cận nhiệt.

D. hàn đới.

Đáp án: A

Giải thích:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc - Nam và theo chiều cao của địa hình nên có ảnh hưởng bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

Câu 12: Đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền nước ta là

A. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.

B. sản xuất mang tính chuyên môn hóa.

C. người sản xuất quan tâm nhiều đến lợi nhuận.

D. sử dụng ngày càng nhiều vật tư nông nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích:

Nền nông nghiệp cổ truyền được đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công sử dụng nhiều sức người năng suất lao động thấp, phần lớn sản phẩm để tiêu thụ tại chỗ.

II. Thông hiểu

Câu 1: Ở vùng trung du và miền núi nước ta có thế mạnh phát triển hoạt động nông nghiệp nào sau đây?

A. Cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản.

B. Cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản.

C. Cây hàng năm và chăn nuôi gia súc lớn.

D. Cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

Đáp án: D

Giải thích:

Ở trung du và miền núi thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn do có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, cơ sở thức ăn, kinh tế xã hội.

Câu 2: Việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và trung du phải gắn liền với việc

A. cải tạo đất đai.

B. đẩy mạnh thâm canh.

C. trồng và bảo vệ vốn rừng.

D. giải quyết vấn đề lương thực.

Đáp án: C

Giải thích:

Hiện nay nước ta đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, tuy nhiên trong quá trình sản xuất cần chú ý bảo đảm vốn rừng không bị suy giảm, tránh hiện tượng phá rừng để trồng cây công nghiệp nhất là các vùng đất dốc để hạn chế hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất đai, góp phần điều hòa nguồn nước.

Câu 3: Tính mùa vụ của nông nghiệp nước ta được khai thác tốt hơn không phải nhờ vào việc

A. sử dụng công nghệ bảo quản.

B. đẩy mạnh hoạt động vận tải.

C. tăng cường sản xuất chuyên môn hoá.

D. áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến.

Đáp án: C

Giải thích:

Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải áp dụng rộng rãi công nghiệp, chế biến và bảo quản nông sản.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp hàng hoá?

A. Người dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường.

B. Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận.

C. Đẩy mạnh thâm canh, sử dụng nhiều máy móc.

D. Sản xuất rất nhiều loại sản phẩm ở mỗi vùng.

Đáp án: D

Giải thích:

Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra mục đích sản xuất, không chỉ tạo ra nhiều nông sản mà quan trọng hơn là tạo ra nhiều lợi nhuận. Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa là đẩy mạnh thâm canh chuyên môn hóa sử dụng ngày càng nhiều máy móc vật tư nông nghiệp, công nghệ mới.

Câu 5: Nền nông nghiệp nước ta có tính chất nhiệt đới không phải do

A. Sự đa dạng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Tài nguyên đất và tài nguyên khí hậu phong phú.

C. Nguồn nước và tài nguyên sinh vật dồi dào.

D. Người lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất.

Đáp án: D

Giải thích:

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

Câu 6: Vụ đông đã trở thành vụ chính của vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án: A

Giải thích:

Đồng bằng sông Hồng là vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, đem lại một mùa đông lạnh => thuận lợi cho phát triển các loại rau, quả ôn đới, ưa lạnh => vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính của vùng đồng bằng sông Hồng.

Câu 7: Tính mùa vụ trong nông nghiệp của nước ta được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh các hoạt động

A. vận tải, chế biến và bảo quản nông sản.

B. xuất khẩu với các thị trường có nhu cầu lớn.

C. tạo dựng và quảng bá thương hiệu nông sản.

D. áp dụng khoa học – kĩ thuật trong sản xuất.

Đáp án: A

Giải thích:

Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.

Câu 8: Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng trong nông nghiệp chủ yếu là do sự phân hóa của điều kiện

A. khí hậu và nguồn nước.

B. địa hình và đất trồng.

C. khí hậu và đất trồng.

D. địa hình và khí hậu.

Đáp án: B

Giải thích:

Sự phân hóa của các điều kiện địa hình đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

Câu 9: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa?

A. Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng.

B. Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa.

C. Mỗi địa phương sản xuất nhiều loại sản phẩm.

D. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra để tiêu dùng tại chỗ.

Đáp án: B

Giải thích:

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa là đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa vì thế hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa là biểu hiện chứng tỏ sản xuất nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng hàng hóa.

Câu 10: Nguyên nhân nào làm tăng thêm tính bấp bênh của nông nghiệp nước ta?

A. Đồng bằng chỉ chiếm 14 diện tích lãnh thổ.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thay đổi thất thường.

C. Nguồn nước sông từ ngoài lãnh thổ chảy vào.

D. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Đáp án: B

Giải thích:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp, việc phòng chống thiên tai sâu hại cây trồng dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.

Câu 11: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng đã tạo điều kiện cho nước ta

A. phát triển mạnh nền nông nghiệp ôn đới.

B. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

C. đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

D. đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta có sự phân hóa đa dạng đã tạo điều kiện cho đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. VD: Nước ta có thể phát triển các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới.

Câu 12: Điều kiện tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến cơ cấu mùa vụ nông nghiệp ở nước ta?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Địa hình chủ yếu là đồi núi.

C. Khí hậu phân hóa đa dạng.

D. Tài nguyên đất đai đa dạng.

Đáp án: C

Giải thích:

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến cơ cấu mùa vụ nước ta là khí hậu phân hóa đa dạng – phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo chiều cao địa hình.

III. Vận dụng

Câu 1: Phương hướng quan trọng nhất để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là

A. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.

B. mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước.

C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản.

D. tăng cường chăn nuôi gia súc lớn.

Đáp án: A

Giải thích:

Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp xuất khẩu (gạo, cà phê, cao sư, hoa quả,…).

Câu 2: Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng căn bản đến

A. việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

B. cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của các vùng.

C. tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.

D. sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp nước ta.

Đáp án: B

Giải thích:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rõ rệt theo chiều bắc nam và theo chiều cao của địa hình nên có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

Câu 3: Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là

A. từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.

B. sử dụng hợp lí tài nguyên vào phát triển sản xuất.

C. thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

D. góp phần vào việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

Đáp án: A

Giải thích:

Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình, nhưng từng bước đã đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa. Như vậy, ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.

Câu 4: Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là

A. tạo thêm nhiều việc làm cho số lượng lớn người lao động.

B. đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành và lãnh thổ.

C. khai thác có hiệu quả sự đa dạng, phong phú của tự nhiên.

D. tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng.

Đáp án: D

Giải thích:

Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khó tính của thị trường, nâng cao sức cạnh tranh với sản phẩm nông sản nước ngoài.

Câu 5: Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Khai thác hợp lí hơn sự phong phú, đa dạng của tự nhiên.

B. Giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi.

C. Tập trung phát triển nông sản ở những vùng chuyên canh.

D. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.

Đáp án: C

Giải thích:

Đa dạng hóa trong nông nghiệp là phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của các vùng nông nghiệp, giúp khai thác tối đa và hiệu quả các thế mạnh tự nhiên của mỗi vùng, từ đó tạo nhiều việc làm cho lao động, giảm rủi ro khi thị trường nông sản biến động. Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích tập trung phát triển các mô hình trang trại có quy mô lớn.

Câu 6: Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta là

A. khai thác hợp lí tự nhiên, sử dụng hiệu quả lao động.

B. sử dụng hiệu quả nguồn lao động, bảo vệ môi trường.

C. bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí điều kiện tự nhiên.

D. tạo thêm việc làm, sử dụng hiệu quả nguồn lao động.

Đáp án: A

Giải thích:

Ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta là cho phép khai thác hợp lí hơn các sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên, sử dụng tốt hơn nguồn lao động.

Câu 1. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là

A. đặc điểm về đất đai và khí hậu.

B. truyền thống sản xuất của dân cư.

C. trình độ thâm canh.

D. điều kiện về địa hình.

Đáp án: A

Giải thích: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là do sự khác nhau về đặc điểm về đất đai và khí hậu. Tây Nguyên chủ yếu là đất badan màu mỡ trên các cao nguyên, có khí hậu cận xích đạo với một mùa khô – mưa sâu sắc. Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh và đất đai chủ yếu là đất feralit đỏ vàng.

Câu 2. Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là do có sự phân hoá chủ yếu của các điều kiện

A. Khí hậu, nguồn nước.

B. Địa hình và đất trồng.

C. Đất trồng, độ ẩm và nguồn nước.

D. Khí hậu và đất trồng.

Đáp án: B

Giải thích:

Ở nước ta, địa hình và đất trồng có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng tạo điều kiện cho áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau. Ví dụ:

- Vùng trung du miền núi: đất feralit đồi núi, nhiều đồng cỏ ⇒ phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển nông – lâm kết hợp.

- Vùng đồng bằng: rộng lớn bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, địa hình bờ biển đa dạng ⇒ cho phép phát triển cây lương thực, nuôi trồng thủy sản.

Câu 3. Năng suất lúa nước ta tăng nhanh là do nguyên nhân chính nào?

A. Bón nhiều phân hóa học.

B. Áp dụng các biện pháp thâm canh.

C. Tăng diện tích.

D. Sử dụng giống mới.

Đáp án: B

Giải thích: Việc tăng năng suất lúa có thể tiến hành nhờ tăng diện tích sử dụng giống mới, bón nhiều phân hóa học (Chỉ làm tăng năng suất trong thời gian ngắn/theo mùa vụ). Chỉ có áp dụng các biện pháp thâm canh (tăng năng suất bền vững).

Câu 4. Để sản xuất được nhiểu nông sản, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là

A. quảng canh, cơ giới hóa.

B. thâm canh, chuyên môn hóa.

C. đa canh và xen canh.

D. luân canh và xen canh.

Đáp án: B

Giải thích: Để nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận biện pháp quan trọng là áp dụng các phương thức sản xuất: thâm canh, chuyên môn hóa sản xuất (hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn).

Câu 5. Nền nông nghiệp hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nào dưới đây?

A. Chất lượng lao động.

B. Thị trường.

C. Các yếu tố khí hậu.

D. Nguồn vốn đầu tư.

Đáp án: B

Giải thích: Nền nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với đặc trưng là: người nông dân quan tâm hơn đến thi trường tiêu thụ, mục đích quan trọng sản xuất ra nhiều hàng hóa để bán ra thị trường, thu nhiều lợi nhuận ⇒ Với đặc trưng và mục đích sản xuất đó, sản xuất nông nghiệp nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của sự biến động thị trường.

Câu 6. Ở nước ta, miền Nam đặc trưng về các loại quả nhiệt đới (sầu riêng, mít, chôm chôm, bơ…), trong khi miền Bắc là các loại hoa quả ôn đới như lê, mận, đào, rau màu vụ đông (bắp cải, xu hào, khoai tây…) thể hiện

A. Sự phân bố cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp

B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.

D. Sự chuyển đôi cơ cấu mùa vụ từ Bắc vào Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Mỗi miền có đặc trưng riêng về sản phẩm nông nghiệp, phù hợp với điều kiện khí hậu. Miền bắc có một mùa đông lạnh phù hợp với hoa quả xứ lạnh; miền Nam có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm phù hợp với các loại hoa quả xứ nóng.

Câu 7. Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuâtt ngày càng lớn, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của

A. biến động của thị trường.

B. nguồn lao động đang giảm.

C. các thiên tai ngày càng tăng.

D. tính chất bấp bênh vốn có củ nô nông nghiệp

Đáp án: A

Giải thích:

Nền nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với đặc trưng là:

- Người nông dân quan tâm hơn đến thi trường tiêu thụ.

- Mục địch quan trọng sản xuất ra nhiều hàng hóa để bán ra thị trường, thu nhiều lợi nhuận.

Như vậy, với đặc trưng và mục đích sản xuất đó, sản xuất nông nghiệp nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của sự biến động thị trường.

Câu 8. Ở vùng Tây Nguyên chuyên các loại cây nhiệt đới như cà phê, cao su, điều,.. đã thể hiện

A. Các tập đoàn cây, con phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.

C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.

D. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

Đáp án: A

Giải thích: Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,… đã thể hiện các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. Các loài cây trên thích hợp với điều kiện khí hậu, đất trồng của Nam Trung Bộ.

Câu 9. Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Nguyên

D. Bắc Trung Bộ

Đáp án: A

Giải thích: Với đặc điểm địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) ⇒ Trung du và miền núi Bắc Bộ hội tụ đầy đủ 3 đai khí hậu: Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới núi cao tạo điều kiện phát triển các loài cây ăn quả, dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

Câu 10. Trung du và miền núi Bắc Bộ có những loại cây trồng điển hình nào?

A. Cây dừa, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới

B. Cây cà phê, cao su, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt.

C. Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi.

D. Cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp cận nhiệt.

Đáp án: C

Giải thích: Với đặc điểm địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) nên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hội tụ đầy đủ 3 đai khí hậu: Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới núi cao. Điều đó tạo điều kiện phát triển các loài cây ăn quả, dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm có đáp án

1 9,857 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: