TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 35 (có đáp án 2024): Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 35.

1 24,355 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

I. Nhận biết

Câu 1: Điều kiện sinh thái nông nghiệp nào sau đây không phải của Bắc Trung Bộ?

A. Nhiều vùng biển để nuôi thủy sản.

B. Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi.

C. Đất phù sa, đất feralit và đất badan.

D. Thường xảy ra thiên tai, nạn cát bay.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhiều vùng biển để nuôi thủy sản không phải là điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 2: Tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ là

A. Nghệ An.

B. Thanh Hóa.

C. Hà Tĩnh.

D. Thừa Thiên - Huế.

Đáp án: A

Giải thích:

Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ.

Câu 3: Trong tổng diện tích đất có rừng của vùng Bắc Trung Bộ, loại rừng nào sau đây có diện tích lớn nhất?

A. Sản xuất.

B. Phòng hộ.

C. Nhập mặn.

D. Đặc dụng.

Đáp án: B

Giải thích:

Loại rừng có diện tích lớn nhất ở bắc Trung Bộ là rừng phòng hộ.

Câu 4: Vùng gò đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về

A. chăn nuôi đại gia súc.

B. cây công nghiệp hàng năm.

C. chăn nuôi gia cầm.

D. cây lương thực và nuôi lợn.

Đáp án: A

Giải thích:

Vùng gò đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc.

Câu 5: Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ven biển của vùng Bắc Trung Bộ là

A. lạc, mía, thuốc lá.

B. lạc, đậu tương, đay, cói.

C. dâu tằm, lạc, cói.

D. lạc, dâu tằm, bông, cói.

Đáp án: A

Giải thích:

Lạc, mía, thuốc lá là các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất pha cát ven biển ở bắc Trung Bộ.

Câu 6: Các nhà máy xi măng lớn thuộc vùng Bắc Trung Bộ là

A. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp.

B. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Nghi Sơn.

C. Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Hoàng Thạch.

D. Bỉm Sơn, Tam Điệp, Yên Bình.

Đáp án: B

Giải thích:

Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Nghi Sơn là các nhà máy xi măng thuộc vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 7: Bắc Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh?

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Đáp án: B

Giải thích:

ắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh (Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình, Trị, Thiên).

Câu 8: Loại đất chủ yếu ở dải đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ là

A. đất phèn.

B. đất xám.

C. đất cát pha.

D. đất mặn.

Đáp án: C

Giải thích:

Đất cát pha là loại đất chủ yếu ở dải đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.

Câu 9: Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với vùng kinh tế nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Tây nguyên.

Đáp án: D

Giải thích:

Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với vùng kinh tế Tây Nguyên.

Câu 10: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ là

A. phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

B. phát triển vùng trọng điểm trồng cây lương thực, thực phẩm.

C. vấn đề phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

D. hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích:

Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng vì nó không chỉ góp phần tạo ra cơ cấu ngành, mà còn tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

Câu 11: Diện tích rừng giàu của Bắc Trung Bộ hiện nay chủ yếu tập trung ở

A. vùng núi biên giới Việt - Lào.

B. vùng đồi núi thấp.

C. đồng bằng ven biển.

D. các đảo gần bờ.

Đáp án: A

Giải thích:

Diện tích rừng giàu của Bắc Trung Bộ hiện nay tập trung ở vùng biên giới Việt Lào.

Câu 12: Tài nguyên khoáng sản có giá trị lớn nhất trong vùng Bắc Trung Bộ là

A. crôm, thiếc, sắt, đá vôi, sét, đá quý.

B. crôm, thiếc, đá vôi, đồng.

C. Đá vôi, thiếc, a patit, kẽm.

D. Dầu khí, than, đá vôi.

Đáp án: A

Giải thích:

Crôm, thiếc, sắt, đá vôi, sét, đá quý là những tài nguyên khoáng sản có giá trị lớn ở vùng Bắc Trung Bộ.

II. Thông hiểu

Câu 1: Hạn chế lớn nhất về tự nhiên trong phát triển nông nghiệp của Bắc Trung Bộ là

A. bão, lũ lụt, hạn hán.

B. gió lào khô nóng, bão cát.

C. xâm nhập mặn, ngập úng.

D. sóng lừng, sạt lở bờ biển.

Đáp án: A

Giải thích:

Bão, lũ lụt, hạn hán là những hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên trong sự phát triển nông nghiệp của Bắc Trung Bộ.

Câu 2: Từ Tây sang Đông ở Bắc Trung Bộ thuận lợi để hình thành cơ cấu kinh tế theo không gian là

A. nông - lâm - ngư nghiệp.

B. lâm - nông - ngư nghiệp.

C. ngư - nông - lâm nghiệp.

D. ngư - lâm - nông nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích:

Đối với vùng Bắc Trung Bộ, lát cắt lãnh thổ từ Tây sang đông thể hiện cơ cấu ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) theo không gian là: lâm - nông - ngư nghiệp.

Câu 3: Khó khăn nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu công nghiệp của Bắc Trung Bộ chưa được hoàn chỉnh?

A. Nguyên liệu, nhiên liệu còn thiếu.

B. Vốn và kĩ thuật còn nhiều hạn chế.

C. Lao động ít và thiếu kinh nghiệm.

D. Thị trường nhỏ và còn biến động.

Đáp án: B

Giải thích:

Do những hạn chế về điều kiện kỹ thuật, vốn nên cơ cấu công nghiệp của vùng chưa thật định hình và sẽ có nhiều biến đổi trong những thập kỷ tới.

Câu 4: Ý nghĩa quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là

A. tạo thế mở hơn nữa để tiếp tục thu hút đầu tư.

B. thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía tây.

D. tạo thế liên hoàn trong cơ cấu kinh tế theo không gian.

Đáp án: C

Giải thích:

Dự án đường Hồ Chí Minh nối với quốc lộ 1A bằng các tuyến đường ngang theo hướng Đông - Tây -> thu hút dân cư -> làm cho sự phân công lao động theo lãnh thổ được tốt hơn => Từ đó đẩy mạnh khai thác phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi phía Tây.

Câu 5: Việc hình thành cơ cấu nông lâm ngư nghiệp vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa lớn nhất là

A. tạo nên thế liên hoàn trong phát triển kinh tế.

B. giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

C. giúp hình thành các mô hình sản xuất mới.

D. tạo nên các sản phẩm thế mạnh của vùng.

Đáp án: A

Giải thích:

Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng vì nó góp phần hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiệu quả tiềm năng biển và đất liền, cụ thể: vùng núi cao phía tây phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn, vùng gò đồi thấp hình thành mô hình nông – lâm kết hợp, trồng cây công nghiệp lâu năm, vùng đồng bằng ven biển canh tác cây lương thực và cây công nghiệp hằng năm (lúa, lạc, đậu tương…), nuôi trồng thủy sản trên các cửa sông, bãi triều ven biển và đánh bắt thủy sản ở vùng biển rộng lớn phía đông.

Câu 6: Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa vào điều kiện thuận lợi nào sau đây?

A. Đất badan màu mỡ ở vùng đồi trước núi.

B. Đất cát pha ở các đồng bằng ven biển.

C. Dân có kinh nghiệm chinh phục tự nhiên.

D. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến.

Đáp án: A

Giải thích:

Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa vào đất badan màu mỡ ở vùng đồi trước núi.

Câu 7: Vai trò quan trọng của rừng đặc dụng ở Bắc Trung Bộ là

A. ngăn chặn nạn cát bay và cát chảy.

B. cung cấp nhiều lâm sản có giá trị.

C. hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột.

D. bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm.

Đáp án: D

Giải thích:

Rừng đặc dụng có vai trò trong bảo vệ nguồn gen, đa dạng sinh vật trong các vườn quốc gia và các khu bảo tồn. Liên hệ bài Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên và bài vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ.

Câu 8: Hầu hết các nhà máy thủy điện ở Bắc Trung Bộ có công suất nhỏ, chủ yếu là do

A. sông suối luôn ít nước quanh năm.

B. phần lớn là các sông ngắn, trữ năng thủy điện ít.

C. thiếu vốn để xây dựng các nhà máy thủy điện lớn.

D. nhu cầu tiêu thụ điện không lớn.

Đáp án: B

Giải thích:

Các nhà máy thuỷ điện ở Bắc Trung Bộ chủ yếu có công suất nhỏ vì phần lớn sông ngắn, trữ năng thuỷ điện ít.

Câu 9: Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong việt phát triển ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là

A. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản.

B. khai thác hợp lí đi đôi bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

C. hạn chế việc nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển.

D. ngừng việc khai thác ven bờ, đầu tư cho đánh bắt xa bờ.

Đáp án: B

Giải thích:

Hiện nay do đánh bắt gần bờ quá mức, thủy sản ven bờ bị giảm sút nghiêm trọng, cùng với đó là các vấn đề ô nhiễm môi trường ven biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến khai thác, nuôi trồng thủy sản vì vậy Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong quá trình phát triển ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là: Khai thác hợp lí, đi đôi với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Câu 10: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các cửa khẩu của vùng Bắc Trung Bộ là

A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây.

B. tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước láng giềng.

C. phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.

D. thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng giao lưu quốc tế.

Đáp án: B

Giải thích:

Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các cửa khẩu của vùng Bắc Trung Bộ là tăng cường giao thương với các nước láng giềng.

Câu 11: Vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Bắc Trung Bộ còn hạn chế, chủ yếu là do

A. nguồn tài nguyên nghèo nàn.

B. nguồn lao động trình độ thấp.

C. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

D. cơ sở hạ tầng kém phát triển.

Đáp án: D

Giải thích:

Vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ nước ta còn hạn chế, chủ yếu là do cơ sở hạ tầng kém phát triển.

Câu 12: Vấn đề nào sau đây không phải là hạn chế lớn trong phát triển ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ?

A. Thiếu nguồn lao động.

B. Nguồn lợi ven bờ suy giảm.

C. Bão và gió mùa Đông Bắc.

D. Tàu thuyền, ngư cụ lạc hậu.

Đáp án: A

Giải thích:

Thiếu nguồn lao động không phải là hạn chế lớn trong việc phát triển nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

III. Vận dụng

Câu 1: Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. bảo vệ, phát triển rừng.

B. xây dựng các hồ thủy lợi.

C. xây dựng đê, kè chắn sóng.

D. di dân đến các vùng khác.

Đáp án: A

Giải thích:

Bảo vệ và phát triển rừng là biện pháp quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở bắc Trung Bộ.

Câu 2: Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển công nghiệp năng lượng của vùng Bắc Trung Bộ là

A. thiên tai thường xuyên xảy ra.

B. hạn chế về nguồn nhiên liệu tại chỗ.

C. thiếu vốn và công nghệ lạc hậu.

D. chất lượng nguồn lao động thấp.

Đáp án: B

Giải thích:

Vấn đề phát triển cơ sở năng lượng là một ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng do những hạn chế về nguồn nguyên liệu tại chỗ nên việc giải quyết nhu cầu nguyện chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ?

A. Làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ.

B. Phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.

C. Đẩy mạnh giao lưu với các vùng, quốc gia ở khu vực.

D. Nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Đáp án: D

Giải thích:

Nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên và môi trường không phải là ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ.

Câu 4: Để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian ở vùng Bắc Trung Bộ, biện pháp quan trọng nhất là

A. phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

B. phát triển kinh tế - xã hội ở vùng phía tây.

C. hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với các đô thị lớn.

D. gắn các vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp với ngư nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích:

Bắc Trung Bộ hiện nay, để tạo thể liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian cần phải gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với lâm và ngư nghiệp. Việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ,…

Câu 5: Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ?

A. Mở rộng các cơ sở công nghiệp chế biến thủy sản.

B. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.

C. Tăng cường phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ.

D. Phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật dịch vụ nghề cá.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhân tố có tác động chủ yếu đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ là việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.

Câu 6: Việc xây dựng các cảng biển ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?

A. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.

B. Tạo thuận lợi để đa dạng hàng hóa vận chuyển.

C. Làm tăng khả năng thu hút các nguồn đầu tư.

D. Giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ.

Đáp án: C

Giải thích:

Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Bắc Trung Bộ tức là đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa chủ yếu là làm tăng khả năng thu hút các nguồn đầu tư vào các khu kinh tế ven biển, thu hút đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp - dịch vụ ven biển.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cơ cấu các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Thanh Hóa là gì?

A. Vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, cơ khí, luyện kim màu.

B. Vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, dệt may, cơ khí.

C. Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.

D. Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản.

Đáp án: D

Giải thích:

B1. Xem kí hiệu các ngành công nghiệp ở Atlat trang 3.

B2. Đọc tên các ngành công nghiệp thuộc trung tâm công nghiệp Thanh Hóa. Gồm 4 ngành: Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản.

Câu 8. Tại sao các nhà máy thuỷ điện ở Bắc Trung Bộ chủ yếu có công suất nhỏ?

A. Các sông suối luôn ít nước quanh năm.

B. Phần lớn sông ngắn, trữ năng thuỷ điện ít.

C. Thiếu vốn để xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô lớn.

D. Nhu cầu tiêu thụ điện trong sản xuất và sinh hoạt chưa cao.

Đáp án: B

Giải thích: Sông ngòi Bắc Trung Bộ với đặc điểm là chủ yếu sông ngắn, dốc nên trữ năng thuỷ điện nhỏ.

Câu 9. Tại sao việc đánh bắt thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ hiện nay gặp nhiều khó khăn?

A. thiếu lực lượng lao động.

B. phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ.

C. ngư dân chưa có kinh nghiệm đánh bắt.

D. mưa bão diễn ra quanh năm.

Đáp án: B

Giải thích: Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ việc đánh bắt ven bờ là chính, nên ở nhiều nơi nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. Vì vậy, đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn.

Câu 10. Vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết khi phát huy thế mạnh công nghiệp của Bắc Trung Bộ là gì?

A. điều tra trữ lượng các loại khoáng sản.

B. tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

C. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng.

D. thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Đáp án: C

Giải thích: Do hạn chế về nguồn nguyên liệu sản xuất điện nên việc giải quyết nhu cầu về điện dựa vào nguồn điện lưới quốc gia. Nên để phát huy thế mạnh công nghiệp của BTB, vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng.

Câu 11. Công nghiệp của Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng do

A. thiếu tài nguyên thiên nhiên.

B. nhiều thiên tai.

C. cơ sở hạ tầng yếu kém.

D. hậu quả của chiến tranh kéo dài.

Đáp án: C

Giải thích: Do ảnh hưởng của chiến tranh và thiên tai nên cơ sở hạ tầng ở Bắc Trung Bộ còn yếu kém.

Câu 12. Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa

A. tạo ra cơ cấu ngành đa dạng, khai thác hợp lí các tiềm năng của vùng.

B. giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, hạn chế du canh, du cư.

C. hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiệu quả các tiềm năng biển và đất liền.

D. tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

Đáp án: D

Giải thích: Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa là tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

Câu 13. Vào mùa hạ gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do

A. ảnh hưởng của Biển Đông.

B. ảnh hưởng của gió mùa.

C. bức chắn địa hình.

D. ảnh hưởng của gió mùa và bức chắn địa hình.

Đáp án: D

Giải thích: Vào mùa hạ gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do ảnh hưởng của gió mùa và bức chắn địa hình (dãy Trường Sơn).

Câu 14. Tại sao sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?

A. mỗi tỉnh đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi.

B. nhằm khai thác các thế mạnh về lâm nghiệp của mỗi tỉnh.

C. tỉnh nào cũng có khả năng phát triển kinh tế biển.

D. nhằm phát huy thế mạnh của vùng gò đồi của tất cả các tỉnh.

Đáp án: A

Giải thích: Sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, vì mỗi tỉnh đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi.

Câu 15. Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ, không phải vì

A. Tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

B. Tạo thế mở cửa nền kinh tế.

C. Làm thay đổi quan trọng sự phân công lao động theo lãnh thổ.

D. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích: Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ, không phải vì để làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.

Câu 16. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hoạt động công nghiệp của Bắc Trung Bộ?

1) Có nhiều hạn chế về điều kiện cơ sở hạ tầng và kĩ thuật.

2) Cơ cấu công nghiệp chưa thật định hình.

3) Cơ sở năng lượng (điện) là ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng.

4) Các khoáng sản crômit, thiếc đã được khai thác ở quy mô lớn.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Hạn chế trong phát triển công nghiệp của BTB là:

- Điều kiện kĩ thuật lạc hậu, giao thông vận tải và thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế ⇒ Nhận xét 1 đúng.

- Cơ sở năng lượng (điện) là ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng tầng hạn chế ⇒ Nhận xét 3 đúng.

- Công nghiệp của vùng chưa thật định hình, mới hình thành những trung tâm công nghiệp quy mô nhỏ hoặc vừa ⇒ Nhận xét 2 đúng.

- Nhiều tài nguyên khoáng sản vẫn còn ở dạng tiềm năng hoặc chưa được khai thác triệt để ⇒ Nhận xét 4: Các khoáng sản crômit, thiếc đã được khai thác ở quy mô lớn chưa đúng.

Như vậy, có 3 nhận xét đúng: 1,2, 3

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên có đáp án

Trắc nghiệm Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có đáp án

Trắc nghiệm Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo có đáp án

1 24,355 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: