TOP 40 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 10 (có đáp án 2024): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Bô 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 10.

1 20,517 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

I. Nhận biết

Câu 1: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát

A. hướng các dòng sông.

B. hướng các dãy núi.

C. chế độ nhiệt.

D. chế độ mưa.

Đáp án: D

Giải thích:

Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát chế độ mưa.

Câu 2: Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình

A. phong hóa.

B. bồi tụ.

C. bóc mòn.

D. rửa trôi.

Đáp án: B

Giải thích:

Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình bồi tụ nhanh ở khu vực đồng bằng.

Câu 3: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là

A. xâm thực - bồi tụ.

B. xâm thực

C. bồi tụ.

D. bồi tụ - xói mòn.

Đáp án: A

Giải thích:

Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là: Xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi và bồi tụ nhanh ở khu vực đồng bằng

Câu 4: Nơi có sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất là

A. đồng bằng.

B. miền núi.

C. ô trũng.

D. ven biển.

Đáp án: B

Giải thích:

Nơi có sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất là khu vực miền núi.

Câu 5: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là

A. đất xám bạc màu.

B. đất mùn thô.

C. đất phù sa.

D. đất feralit.

Đáp án: D

Giải thích:

Hai nhóm đất có diện tích lớn nhất nước ta là đất phù sa và đất feralit. Trong đó đất phù sa có diện tích khoảng 3 triệu ha, đất feralit có diện tích trên 16 triệu ha. => Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là 16 triệu ha.

Câu 6: Nước ta có khoảng bao nhiêu con sông dài trên 10km?

A. 2360.

B. 2620.

C. 3260.

D. 3630.

Đáp án: A

Giải thích:

Nước ta có khoảng 2360 con sông dài trên 10km.

Câu 7: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình vùng ven biển nước ta là

A. mài mòn - bồi tụ.

B. xâm thực - thổi mòn.

C. xâm thực - bồi tụ.

D. bồi tụ - xói mòn.

Đáp án: A

Giải thích:

Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình vùng ven biển nước ta là mài mòn - bồi tụ.

Câu 8: Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu do

A. quá trình tích tụ mùn mạnh.

B. rửa trôi các chất bazơ dễ tan.

C. tích tụ oxit sắt và ôxit nhôm.

D. quá trình phong hóa mạnh mẽ.

Đáp án: C

Giải thích:

Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu do sự tích tụ oxit sắt và ôxit nhôm.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta?

A. Cán cân bức xạ quanh năm âm.

B. Sinh vật cận nhiệt đới chiếm ưu thế.

C. Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

D. Chế độ nước sông không phân mùa.

Đáp án: C

Giải thích:

Xâm thực mạnh ở miền đồi núi là biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Câu 10: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm của nước ta là

A. rừng thưa nhiệt đới khô rụng lá theo mùa.

B. rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.

C. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

D. rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh.

Đáp án: C

Giải thích:

Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Hiện nay rừng nguyên sinh còn lại rất ít.

Câu 11: Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Quá trình phong hóa diễn ra mạnh.

B. Tích tụ oxit sắt Fe2O3.

C. Mưa nhiều, rửa trôi các chất bazơ.

D. Tích tụ oxit nhôm Al2O3.

Đáp án: C

Giải thích:

Mưa nhiều rửa trôi hết các chất bazơ dễ tan làm đất chua.

Câu 12: Sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa là do

A. chế độ mưa mùa.

B. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

C. hoạt động của bão.

D. sự đa dạng của hệ thống sông ngòi.

Đáp án: A

Giải thích:

Chế độ nước sông theo sát chế độ mưa => trong năm nước ta có hai mùa mưa - khô nên chế độ nước sông ngòi cũng theo mùa lũ – cạn.

II. Thông hiểu

Câu 1: Đặc điểm của đất feralit là

A. có màu đỏ vàng, chua nghèo mùn.

B. có màu đen, xốp thoát nước.

C. có màu đỏ vàng, đất rất màu mỡ.

D. có màu nâu, khó thoát nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Đặc tính của đất feralit là lớp vỏ phong hóa dày, đất thoáng khí, thoát nước, nghèo các chất bazơ, nhiều oxit sắt, nhôm; đất chua, dễ bị thoái hóa. Loại đất này thích hợp để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và đồng cỏ cho chăn nuôi, nhưng không thích hợp để trồng lúa và các cây ngắn ngày.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta?

A. Mạng lưới dày đặc.

B. Nhiều nước quanh năm.

D. Thủy chế theo mùa.

C. Có trữ lượng phù sa lớn.

Đáp án: B

Giải thích:

Đặc điểm của sông ngòi nước ta:

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

Như vậy, đặc điểm nhiều nước quanh năm là không chính xác.

Nhiều nước quanh năm

Câu 3: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?

A. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, ít phù sa, chế độ nước thất thường.

B. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa.

C. Sông ngòi dày đặc, có nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước ổn định.

D. Sông ngòi dày đặc, chủ yếu hướng tây bắc - đông nam và vòng cung.

Đáp án: B

Giải thích:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm: Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa.

Câu 4: Địa hình Caxtơ (hang động, suối cạn, thung khô) được hình thành chủ yếu trên loại đá nào sau đây?

A. Granit.

B. Vôi.

C. Badan.

D. Sét.

Đáp án: B

Giải thích:

Địa hình Caxtơ (hang động, suối cạn, thung khô) được hình thành chủ yếu trên loại đá vôi.

Câu 5: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nào sau đây?

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Du lịch.

D. Giao thông vận tải.

Đáp án: B

Giải thích:

Ngành nông nghiệp là ngành phụ thuộc nhiều nhất vào các điều kiện tự nhiên : đất, khí hậu, nước,… -> Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động của ngành nông nghiệp.

Câu 6: Thành phần loài nào sau đây không thuộc cây nhiệt đới?

A. Dầu.

B. Đỗ Quyên.

C. Dâu tằm.

D. Đậu.

Đáp án: B

Giải thích:

Thành phần loài nào sau đây không thuộc cây nhiệt đới là Đỗ Quyên.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta?

A. Nhiều sông.

B. Phần lớn là sông nhỏ.

C. Giàu phù sa.

D. Ít phụ lưu.

Đáp án: D

Giải thích:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm: Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa. Như vậy, Ít phụ lưu là đáp án không chính xác.

Câu 8: Quá trình feralit hóa là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu

A. cận nhiệt lục địa.

B. nhiệt đới ẩm.

C. ôn đới hải dương.

D. cận cực lục địa.

Đáp án: B

Giải thích:

Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất nóng, ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất bazơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta?

A. Dày đặc.

B. Ít nước.

C. Giàu phù sa.

D. Thủy chế theo mùa.

Đáp án: B

Giải thích:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm: Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa. Như vậy, đặc biển ít nước là không chính xác.

Câu 10: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc do

A. địa hình nhiều đồi núi, lượng mưa lớn.

B. lượng mưa lớn, có các đồng bằng rộng.

C. có các đồng bằng rộng, đồi núi dốc lớn.

D. đồi núi dốc, lớp phủ thực vật bị phá hủy.

Đáp án: A

Giải thích:

Do địa hình nhiều đồi núi bị cắt xẻ mạnh, tạo nên nhiều khe rãnh kết hợp với lượng mưa lớn (1500 – 2000mmm) cung cấp đủ nguồn nước cho duy trì dòng chảy quanh năm => đã hình thành nên mạng lưới sông ngòi dày đặc ở nước ta.

Câu 11: Hậu quả của quá trình xâm thực mạnh gây ra ở miền núi là

A. tạo thành nhiều phụ lưu.

B. tạo nên các cao nguyên lớn.

C. địa hình cắt xẻ, rửa trôi.

D. tạo thành dạng địa hình mới.

Đáp án: C

Giải thích:

Hậu quả của quá trình xâm thực mạnh gây ra ở miền núi là địa hình nhiều đồi núi bị cắt xẻ mạnh, tạo nên nhiều khe rãnh.

Câu 12: Xâm thực mạnh ở miền núi không gây hậu quả trực tiếp nào sau đây?

A. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ.

B. Đất trượt, đá lở.

C. Các đồng bằng mở rộng.

D. Địa hình cacxtơ.

Đáp án: C

Giải thích:

Biểu hiện không đúng với hiện tượng xâm thực mạnh ở miền đồi núi nước ta: Các đồng bằng mở rộng

III. Vận dung

Câu 1: Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở

A. hiện tượng bào mòn, rửa trôi.

B. thành tạo địa hình cacxtơ.

C. đất trượt, đá lở ở sườn dốc.

D. hiện tượng xâm thực mạnh.

Đáp án: B

Giải thích:

Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở thành tạo địa hình cacxtơ, nước tham gia hòa tan đá vôi, thành tạo nên các dạng địa hình độc đáo như hang động, suối cạn, thung khô, núi đá vôi với nhiều hình thù …

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Chế độ nước thay đổi theo mùa.

C. Tổng lượng dòng chảy lớn.

D. Xâm thực mạnh ở miền núi.

Đáp án: D

Giải thích:

Quá trình xâm thực, bào mòn mạnh địa hình ở miền núi đã tạo ra nhiều vật liệu, sau đó sẽ được vận chuyển xuống sông ngòi và dần hình thành thành phù sa. Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình miền đồi núi là sự bồi tụ, mở mang nhanh chóng của các đồng bằng hạ lưu sông.

Câu 3: Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long không trực tiếp gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Xâm nhập mặn sâu vào trong đất liền.

B. Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.

C. Làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.

D. Sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng.

Đáp án: D

Giải thích:

Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long không gây ra hậu quả nào sau đây. Mùa khô kéo dài không phải là nguyên nhân gây ra sâu bệnh phá hoại mùa màng ở vùng này (sâu bệnh thường phát triển nhiều trong điều kiện khí hậu độ ẩm lớn).

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu khiến nước ta có lượng mưa lớn là do

A. nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.

B. địa hình có nhiều nơi đón gió từ biển.

C. các khối khí đi qua biển mang theo ẩm lớn.

D. vị trí địa lí nằm trong khu vực nội chí tuyến.

Đáp án: C

Giải thích:

Nước ta có lượng mưa lớn chủ yếu là do chịu ảnh hưởng của các khối khí qua biển, được cung cấp nguồn ẩm dồi dào

Câu 5: Phần lớn sông ngòi nước ta có đặc điểm ngắn và dốc chủ yếu do nhân tố nào sau đây quy định?

A. Địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng.

B. Khí hậu và sự phân bố địa hình.

C. Hình dạng lãnh thổ và khí hậu.

D. Hình dạng lãnh thổ và địa hình.

Đáp án: D

Giải thích:

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi ở nước ta nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là hình dạng lãnh thổ và sự phân bố địa hình. Hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, địa hình lại chia cắt lớn nên sông ngòi chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và độ dốc lớn.

Câu 6: Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là

A. tác động của hướng các dãy núi.

B. sự phân hóa độ cao của địa hình.

C. tác động của gió mùa và sông ngòi.

D. tác động của gió mùa và địa hình.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta chủ yếu là do tác động kết hợp của địa hình và gió mùa. Có thể thấy rõ điều đó ở các trung tâm mưa lớn như Móng Cái, Huế,…là những khu vực có địa hình cao đón gió từ biển vào đem lại lượng mưa lớn.

Câu 7: Ở nước ta, các đồng bằng hạ lưu sông được bồi tụ, mở mang nhanh chóng là hệ quả của

A. Quá trình xâm thực, bóc mòn mạnh mẽ ở miền núi

B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc

C. Sông ngòi nhiều nước

D. Chế độ nước sông theo mùa

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/45 địa lí 12 cơ bản

Câu 8: Đắc điểm nào dưới đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất gió mùa của khí hậu

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc

B. Sông ngòi nhiều nước giàu phù xa

C. Chế độ nước sông theo mùa

D. Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 – ý b, SGK/45 - 46 địa lí 12 cơ bản

Câu 9: chế độ nước sống theo mùa là do

A. Sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông ngòi nhỏ

B. Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn

C. 60% lượng nước sông là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ

D. Nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mùa mưa

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 – ý b, SGK/45 - 46 địa lí 12 cơ bản

Câu 10: Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường do

A. Độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh

B. Sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng

C. Chế độ mưa thất thường

D. Lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 – ý b, SGK/45 - 46 địa lí 12 cơ bản

Câu 11: Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta lớn là do

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc

B. Tổng lượng nước sông lớn

C. Chế độ nước sông thay đổi theo mùa

D. Quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ ở miền núi

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 – ý b, SGK/45 - 46 địa lí 12 cơ bản

Câu 12: Ở nước ta loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là

A. Đất phèn ,đất mặn B. Đất cát, đát pha cát

C. Đất feralit D. Đất phù sa ngọt

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 – ý c, SGK/46 địa lí 12 cơ bản

Câu 13: Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở vùng

A. Núi cao B. Đồi núi thấp

C. Đồng bằng ven biển D. Đồng bằng châu thổ

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 – ý c, SGK/46 địa lí 12 cơ bản

Câu 14: Đất feralit có màu đỏ vàng là do

A. Hình thành trên đất mẹ có nhiều chất xơ

B. Nhận dược nhiều ánh nắng mặt trời

C. Lượng phù xa trong đất lớn

D. Tích tụ nhiều oxit sắt

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 – ý c, SGK/46 địa lí 12 cơ bản

Câu 15: ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là

A. Rừng gió mùa thường xanh

B. Rừng rậm nhiệt đới ẩm là rộng thường xanh

C. Rừng gió mùa nửa rụng lá

D. Rừng thưa khô rụng lá

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 – ý d, SGK/46 địa lí 12 cơ bản

Câu 16: thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất tới loại hoạt động

A. Sản xuất công nghiệp B. Sản xuất nông nghiệp

C. Thương mại D. Du lịch

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 – ý d, SGK/46 địa lí 12 cơ bản.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có đáp án

Trắc nghiệm Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai có đáp án

Trắc nghiệm Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta có đáp án

1 20,517 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: