TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Toán 10

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 10 Bài 3: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 10 Bài 3.

1 2834 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Toán lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn - Kết nối tri thức

I. Nhận biết

Câu 1. Trong các cặp số sau đây, cặp nào không là nghiệm của bất phương trình x + 2y < 1

A. ( 2; 1);

B. (3; 7);

C. (0; 1);

D. (0; 0).

Đáp án: C

Giải thích:

Xét đáp án A: – 2 + 2.1 = 0 < 1, đáp án A là nghiệm của bất phương trình.

Xét đáp án B: 3 + 2.(– 7) = – 11 < 1, đáp án B là nghiệm của bất phương trình.

Xét đáp án C: 0 + 2.1 = 2 > 1, đáp án C không là nghiệm của bất phương trình.

Xét đáp án D: 0 + 2.0 = 0 < 1, đáp án D là nghiệm của bất phương trình.

Câu 2. Cặp số (0; 3) là nghiệm của bất phương trình nào sau đây?

A. x + y 3 > 0;

B. – x – y < 0;

C. x + 3y + 1 < 0;

D. – x – 3y – 1 < 0.

Đáp án: C

Giải thích:

Xét đáp án A: 0 + (– 3) – 3 = – 6 < 0, đáp án A không là nghiệm của bất phương trình.

Đáp án B: – 0 – (– 3) = 3 > 0, đáp án B không là nghiệm của bất phương trình.

Đáp án C: 0 + 3.( – 3) + 1= – 8 < 0, đáp án C là nghiệm của bất phương trình.

Đáp án D: – 0 – 3(– 3) – 1 = 8 > 0, đáp án D không là nghiệm của bất phương trình.

Câu 3. Trong các cặp số sau đây: ( 5; 0); ( 2; 1); (1; 3); (– 7; 0). Có bao nhiêu cặp số là nghiệm của bất phương trình x – 4y + 5 ≥ 0?

A. 0;

B. 1;

C. 3;

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích:

Xét đáp án A: – 5 – 4.0 + 5 = 0, vậy (– 5; 0) là nghiệm của bất phương trình.

Đáp án B: – 2 – 4.1 + 5 = – 1 < 0, vậy (– 2; 1) không là nghiệm của bất phương trình.

Đáp án C: 1 – 4.3 + 5 = 8 < 0, vậy (1; 3) không là nghiệm của bất phương trình.

Đáp án D: – 7 – 4.0 + 5 = – 2 < 0, vậy (–7; 0) không là nghiệm của bất phương trình.

Vậy có 1 cặp số là nghiệm của bất phương trình.

Câu 4. Bất phương trình nào say đây là bất phương trình bậc nhất hai ẩn

A. x + 2y = 5;

B. 3x2 – 2y > 0;

C. x – y + 1 ≥ 0;

D. 2x + y2 – 3 < 0.

Đáp án: C

Giải thích:

Xét đáp án A: x + 2y = 5 là phương trình bậc nhất hai ẩn nên không phải là bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

Xét đáp án B: 3x2 – 2y > 0 không là bất phương trình bậc nhất hai ẩn vì có chứa x2.

Xét đáp án C: x – y + 1 ≥ 0 là bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

Xét đáp án D: 2x + y2 – 3 < 0 không là bất phương trình bậc nhất hai ẩn vì chứa y2.

Câu 5. Bất phương trình x – 2(y – x + 1) > 0 tương đương với bất phương trình nào sau đây?

A. 3x – y – 2 > 0;

B. 3x – 2y + 2 > 0;

C. 3x – 2y + 1 > 0;

D. 3x – 2y – 2 > 0.

Đáp án: D

Giải thích:

x – 2(y – x + 1) > 0 x – 2y + 2x – 2 > 0 3x – 2y – 2 > 0

Vậy đáp án đúng là D

Câu 6. Bất phương trình nào sau đây không là bất phương trình bậc nhất hai ẩn

A. x + 2y > 1;

B. x + 3 < y;

C. 3x + y + 1 ≤ 0;

D. 2x + y2 > 2.

Đáp án: D

Giải thích:

Đáp án D: 2x + y2 > 2 không là bất phương trình bậc nhất hai ẩn vì chứa y2.

Câu 7. Cho bất phương trình 2x – 3y + 6 ≥ 0. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. Bất phương trình chỉ có một nghiệm duy nhất.

B. Bất phương trình vô nghiệm.

C. Bất phương trình luôn có vô số nghiệm.

D. Bất phương trình có tập nghiệm là ℝ.

Đáp án: C

Giải thích:

Trên mặt phẳng tọa độ, đường thẳng 2x – 3y + 6 = 0. chia mặt phẳng thành hai nửa mặt phẳng.

Chọn điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng đó, có: 2.0 – 3.0 + 6 = 6 > 0. Ta thấy (0; 0) là nghiệm của bất phương trình đã cho. Vậy miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng chứa điểm O(0; 0) kể cả bờ.

Vậy bất phương trình luôn có vô số nghiệm.

II. Thông hiểu

Câu 8. Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của m để cặp số (– 2m; 1) là nghiệm của bất phương trình 2x – y – 3 > 0?

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. Vô số.

Đáp án: A

Giải thích:

Vì cặp số (– 2m; 1) là nghiệm của bất phương trình 2x – y – 3 > 0, nên ta có:

2.( – 2m) – 1 – 3 = – 4m – 4 > 0 m < – 1

Mà m là số nguyên dương nên không tồn tại giá trị của m thỏa mãn điều kiện của phương trình.

Câu 9. Nửa mặt phẳng là miền nghiệm của bất phương trình – x + 2 + 2(y – 2) < 2(1 – x) chứa điểm nào trong các điểm sau:

A. (0; 3);

B. (2; 1);

C. (4; 2);

D. (1; 1).

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: – x + 2 + 2(y – 2) < 2(1 – x) x + 2 + 2y – 4 < 2 – 2x x + 2y < 4.

Xét điểm (0; 3), có: 0 + 2.3 = 6 > 4, không thoả mãn bất phương trình x + 2y < 4, vậy điểm (0; 3) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án A sai.

Xét điểm (2; 1), có: 2 + 2.1 = 4, không thoả mãn bất phương trình x + 2y < 4, vậy điểm (2; 1) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án B sai.

Xét điểm (4; 2), có: 4 + 2.2 = 8 > 4, không thoả mãn bất phương trình x + 2y < 4, vậy điểm (4; 2) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án C sai.

Xét điểm (1; – 1), có: 1 + 2.( – 1) = – 1 < 4, thoả mãn bất phương trình x + 2y < 4, vậy điểm (1; – 1) thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án D đúng.

Câu 10. Miền nghiệm của bất phương trình 4(x – 1) + 5(y – 3) > 2x – 9 là nửa mặt phẳng không chứa điểm nào sau đây

A. (0; 3);

B. (1; 2);

C. (- 1; 1);

D. (2; 5)

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: 4(x – 1) + 5(y – 3) > 2x – 9 4x – 4 + 5y – 15 > 2x – 9 2x + 5y > 10.

Xét điểm (0; 3), có: 2.0 + 5.3 = 15 > 10 thoả mãn bất phương trình 2x + 5y > 10, vậy điểm (0; 3) thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án A sai.

Xét điểm (1; 2), có: 2.1 + 5.2 = 12 > 10 thoả mãn bất phương trình 2x + 5y > 10, vậy điểm (1; 2) thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án B sai.

Xét điểm (–1; 1), có: 2.(– 1) + 5.1 = 3 < 10 không thoả mãn bất phương trình 2x + 5y > 10, vậy điểm (–1; 1) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án C đúng.

Xét điểm (2; 5), có: 2.2 + 5.5 = 29 > 10 thoả mãn bất phương trình 2x + 5y > 10, vậy điểm (2; 5) thuộc miền nghiệm của bất phương trình, đáp án D sai.

Câu 11. Miền nghiệm của bất phương trình x + y ≤ 2 là phần tô đậm của hình vẽ nào, trong các hình vẽ sau (kể cả bờ)?

A. TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

B.TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

C.TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

D.TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Đáp án: A

Giải thích:

Xét đường thẳng x + y – 2 = 0 đi qua 2 điểm A(2; 0) và B(0; 2). Lấy điểm O(0; 0) ta có: 0 + 0 = 0 < 2. Vậy miền nghiệm của bất phương trình x + y ≤ 2 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng x + y – 2 = 0 và có chứa điểm O cũng chính là phần tô đậm ở đáp án A.

Câu 12. Miền nghiệm của bất phương trình 3(x – 1) + 4(y – 2) < 5x – 3 là phần không bị gạch của hình vẽ nào, trong các hình vẽ sau (không kể bờ)?

A.TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

B.TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

C.TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

D.TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: 3(x – 1) + 4(y – 2) < 5x – 3 3x – 3 + 4y – 8 < 5x – 3 – 2x + 4y < 8

Xét đường thẳng – 2x + 4y – 8 = 0 đi qua 2 điểm A(– 4; 0) và B(0; 2). Lấy điểm O(0; 0) ta có: – 2.0 + 4.0 = 0 < 8. Vậy miền nghiệm của bất phương trình – 2x + 4y < 8 là phần không bị gạch ở đáp án C.

Câu 13. Miền nghiệm của bất phương trình 3x + 2(y + 3) ≥ 4(x + 1) – y + 3 là phần không bị gạch của hình vẽ nào, trong các hình vẽ sau (kể cả bờ)?

A.TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

B.TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

C.TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

D.TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: 3x + 2(y + 3) > 4(x + 1) – y + 3 3x + 2y + 6 > 4x + 4 – y + 3 – x + 3y > 1

Xét đường thẳng – x + 3y – 1 = 0 đi qua 2 điểm A(– 1; 0) và B . Lấy điểm O(0; 0) ta có: – 0 + 3.0 = 0 < 1. Vậy miền nghiệm của bất phương trình – x + 3y > 1 là phần không bị gạch ở đáp án A.

Câu 14. Phần tô đậm trong hình vẽ dưới đây (kể cả đường thẳng d) biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình.

TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. – 2x + y ≥ 0;

B. 2x + y ≥ 0;

C. – 2x – y ≥ 1;

D. x + 2y ≥ 0.

Đáp án: A

Giải thích:

Giả sử đường thẳng (d) chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng có dạng: y = ax + b. Dễ dàng nhận thấy đường thẳng (d) đi qua hai điểm có tọa độ là (0; 0) và (1; 2). Ta có hệ phương trình:

0=a.0+b2=a.1+ba=2b=0 y = 2x.

Suy ra đường thẳng có phương trình 2x + y = 0.

Xét điểm A(0; 2) thuộc vào phần tô màu thay vào phương trình đường thẳng ta được: 2.0 + 2 = 2 > 0.

Vì điểm A(0; 2) thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Vậy phần tô đậm biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình 2x + y ≥ 0 (kể cả đường thẳng d).

Câu 15. Phần nửa mặt phẳng không bị gạch (không kể đường thẳng d) ở hình dưới đây là miền nghiệm của bất phương trình nào?

TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. x + 2y > 2;

B. 2x – y > – 4;

C. 2x – y > 2;

D. x + 2y > 4.

Đáp án: D

Giải thích:

Giả sử đường thẳng (d) chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng có dạng:

y = ax + b. Dễ dàng nhận thấy đường thẳng (d) đi qua hai điểm có tọa độ là (4; 0) và (0; – 2). Ta có hệ phương trình

0=4.a+b2=a.0+ba=12b=2 y = 12x – 2

Suy ra đường thẳng d có phương trình x + 2y = 4.

Xét điểm O(0; 0), ta có: – 0 + 2.0 = 0 > – 4.

Vì O(0; 0) thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Vậy phần nửa mặt phẳng không bị gạch (không kể đường thẳng d) biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x + 2y > – 4.

III. Vận dụng

Câu 16. Phần nửa mặt phẳng không bị gạch (không kể đường thẳng d) ở hình dưới đây là miền nghiệm của bất phương trình ax + by > c. Tính giá trị của biểu thức P = a2 + b2 – 2c ?

TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. P = 3;

B. P = 5;

C. P = 7;

D. P = 4.

Đáp án: A

Giải thích:

Giả sử đường thẳng (d) chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng có dạng:

y = a’x + b’. Dễ dàng nhận thấy đường thẳng (d) đi qua hai điểm có tọa độ là và (0; 1). Ta có hệ phương trình

0=12.a'+b'1=a'.0+b'a'=2b'=1y = – 2x + 1

Vậy đường thẳng có phương trình 2x + y = 1.

Xét điểm O(0; 0), có: 2.0 + 0 = 0 < 1.

Vì O(0; 0) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Vậy phần nửa mặt phẳng không bị gạch biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình 2x + y > 1

Suy ra: a = 2; b = 1; c = 1

P = a2 + b2 – 2c = 22 + 12 – 2.1 = 3.

Vậy P = 3.

Câu 17. Phần nửa mặt phẳng không bị gạch (không kể đường thẳng d) ở hình dưới đây là miền nghiệm của bất phương trình (a – 1)x + (2b + 3)y > – 2. Giá trị của a, b là?

TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. a = – 2; b = 1;

B. a = 2; b = – 1;

C. a = 3; b = – 2;

D. a = – 1; b = – 1.

Đáp án: C

Giải thích:

Giả sử đường thẳng (d) chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng có dạng:

y = a’x + b’. Dễ dàng nhận thấy đường thẳng (d) đi qua hai điểm có tọa độ là (– 1; 0) và (0; 2). Ta có hệ phương trình

0=1.a'+b'2=a'.0+b'a'=2b'=2y = 2x + 2

Suy ra đường thẳng có phương trình 2x + y = 2.

Xét điểm O(0; 0), có: – 2.0 + 0 = 0 < 2.

Vì O(0; 0) thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Do đó phần nửa mặt phẳng không bị gạch biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình 2x + y < 2 2x – y > – 2

Ta có a – 1 = 2 a = 3; 2b + 3 = – 1 b = – 2

Vậy a = 3 và b = – 2.

Câu 18. Phần nửa mặt phẳng tô đậm (không kể đường thẳng ∆) trong hình vẽ dưới đây biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình ax + by > c. Hệ số a, c là nghiệm của hệ phương trình?

TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. 2a+5c=8ac=3 ;

B. 2a+c=0ac=1 ;

C. 2a+5c=12ac=1 ;

D. 2a+c=4a+c=3 .

Đáp án: A

Giải thích:

Giả sử đường thẳng (∆) chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng có dạng:

y = a’x + b’. Dễ dàng nhận thấy đường thẳng (∆) đi qua hai điểm có tọa độ là (– 2; 0) và (0; – 2). Ta có hệ phương trình

0=a'.(2)+b'2=a'.0+b'a'=1b'=2y = – x – 2

Vậy đường thẳng có phương trình x + y = 2

Xét điểm O(0; 0), có: 0 + 0 = 0 > 2.

Vì O(0; 0) thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Vậy phần tô đậm biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x + y > 2 (không kề đường thẳng ∆)

Ta có a = 1; b = 1; c = 2

Xét hệ phương trình A: 2a+5c=8ac=3a=1c=2.

Xét hệ phương trình B: 2a+c=0ac=1a=13c=23 .

Xét hệ phương trình C: 2a+5c=12ac=1a=1c=2 .

Xét hệ phương trình D: 2a+c=4a+c=3a=1c=2 .

Vậy chọn đáp án A.

Câu 19. Phần nửa mặt phẳng không bị gạch (kể cả đường thẳng d) ở hình dưới đây là miền nghiệm của bất phương trình ax + by ≥ c. Kết luận nào sau đây đúng?

TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. a > b > c;

B. a < b < c;

C. b < a < c;

D. a < c < b.

Đáp án: B

Giải thích:

Giả sử đường thẳng (d) chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng có dạng:

y = a’x + b’. Dễ dàng nhận thấy đường thẳng (d) đi qua hai điểm có tọa độ là (3; 0) và (0; 2). Ta có hệ phương trình

0=3.a'+b'2=a'.0+b'a'=23b'=2y = -23x + 2 2x + 3y = 6

Suy ra đường thẳng d có phương trình 2x + 3y = 6.

Xét điểm O(0; 0), ta có: 2.0 + 3.0 = 0 < 6.

Vì O(0; 0) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Vậy phần nửa mặt phẳng không bị gạch biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình 2x + 3y ≥ 6

Ta có a = 2; b = 3; c = 6

Suy ra a < b < c.

Vậy chọn đáp án B.

Câu 20. Có bao nhiêu giá trị của m để phần nửa mặt phẳng không bị gạch (không kể đường thẳng d) ở hình dưới đây là miền nghiệm của bất phương trình (m2 – 3m + 2)x – y < – 2.

TOP 40 câu Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Đáp án: C

Giải thích:

Giả sử đường thẳng (d) chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng có dạng:

y = ax + b. Dễ dàng nhận thấy đường thẳng (d) đi qua hai điểm có tọa độ là (1; 0) và (0; 2). Ta có hệ phương trình

0=a+b2=a.0+ba=2b=2y = – 2x + 2

Vậy đường thẳng có phương trình 2x + y = 2.

Xét điểm O(0; 0), ta có: 2.0 + 0 = 0 < 2.

Vì O(0; 0) không thuộc miền nghiệm của bất phương trình. Vậy phần nửa mặt phẳng không bị gạch biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình 2x + y > 2 2x – y < 2

Suy ra: m2 – 3m + 2 = 2 m2 – 3m + 4 = 0 có ∆ = (– 3)2 – 4.4 = – 7 < 0. Do đó phương trình vô nghiệm.

Vậy không có giá trị của m thoả mãn

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Ôn tập cuối chương 1

Trắc nghiệm Bài 4: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Trắc nghiệm Ôn tập cuối chương 2

Trắc nghiệm Bài 5: Giá trị lượng giác của 1 góc từ 0° đến 180°

Trắc nghiệm Bài 6: Hệ thức lượng trong tam giác

1 2834 lượt xem
Mua tài liệu