TOP 20 câu Trắc nghiệm Mệnh đề (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Toán 10

Bộ 20 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 10 Bài 1: Mệnh đề có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 10 Bài 1.

1 3,019 03/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Toán lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1: Mệnh đề - Kết nối tri thức

I. Nhận biết

Câu 1. Cho các câu sau đây:

a) Không được vào đây!

b) Ngày mai bạn đi học không?

c) Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh năm 1890.

d) 17 chia 3 dư 1.

e) 2003 không là số nguyên tố.

Có bao nhiêu câu là mệnh đề?

A. 2;

B. 1;

C. 3;

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

a) Câu a) không phải là mệnh đề vì nó là câu cảm thán và không khẳng định tính đúng sai.

b) Câu b) không phải là mệnh đề vì nó là câu hỏi và không khẳng định tính đúng sai.

c) Câu c) là mệnh đề vì đó là câu khẳng định tính đúng sai.

d) Câu d) là mệnh đề vì đó là câu khẳng định tính đúng sai.

e) Câu e) là mệnh đề vì đó là câu khẳng định tính đúng sai.

Vậy có 3 câu là mệnh đề.

Câu 2. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

A. Nếu n là số nguyên chẵn thì n2 là số nguyên chẵn;

B. Điều kiện cần và đủ để một số chia hết cho 5 là số đó phải có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5;

C. Tổng 3 góc trong của một tam giác bằng 360°;

D. Tam giác có ba cạnh bằng nhau là tam giác đều.

Đáp án: C

Giải thích:

A. Giải sử n = 2k với k

⇒ n2 = (2k)2 = 4k2 = 2.2k2 chia hết cho 2 nên n2 là số chẵn.

Do đó mệnh đề trên đúng.

B. Mệnh đề trên đúng vì điều kiện cần và đủ để một số chia hết cho 5 là số đó phải có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.

Chẳng hạn số 10 có chữ số tận cùng là 0 hay số 15 có chữ số tận cùng là 5 sẽ chia hết cho 5.

C. Vì tổng 3 góc trong của một tam giác bằng 180° nên mệnh đề trên sai.

D. Mệnh đề trên đúng vì nếu một tam giác có ba cạnh bằng nhau thì đó là tam giác đều.

Câu 3. Phủ định của mệnh đề: “Có ít nhất một số tự nhiên có hai chữ số chia hết cho 11” là mệnh đề nào sau đây:

A. Mọi số tự nhiên có hai chữ số đều chia hết cho 11;

B. Có ít nhất một số tự nhiên có hai chữ số không chia hết cho 11;

C. Mọi số tự nhiên có hai chữ số đều không chia hết cho 11;

D. Có một số tự nhiên có hai chữ số chia hết cho 11.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có:

Phủ định của “có ít nhất” là “mọi”.

Phủ định của “chia hết” là “không chia hết”.

Vậy mệnh đề phủ định của mệnh đề đã cho là: “Mọi số tự nhiên có hai chữ số đều không chia hết cho 11”.

Câu 4. Cho hai mệnh đề P: “x là số chẵn” và Q: “x chia hết cho 2”.

Phát biểu mệnh đề P kéo theo Q.

A. Hoặc x là số chẵn hoặc x chia hết cho 2;

B. Nếu x là số chẵn thì x chia hết cho 2;

C. Nếu x chia hết cho 2 thì x là số chẵn;

D. x là số chẵn và x chia hết cho 2.

Đáp án: B

Giải thích:

Vì mệnh đề kéo theo được phát biểu dưới dạng là “Nếu P thì Q”.

Nên mệnh đề P kéo theo Q là “Nếu x là số chẵn thì x chia hết cho 2”.

Câu 5. Cho mệnh đề: “x2 – 1 chia hết cho 24 khi và chỉ khi x là một số nguyên tố lớn hơn 3”.

Mệnh đề trên không thể viết lại thành mệnh đề nào sau đây?

A. “x2 – 1 chia hết cho 24 tương đương với x là một số nguyên tố lớn hơn 3”;

B. “x2 – 1 chia hết cho 24 là điều kiện cần và đủ để x là một số nguyên tố lớn hơn 3”;

C. “x2 – 1 chia hết cho 24 nếu và chỉ nếu x là một số nguyên tố lớn hơn 3”;

D. “x2 – 1 chia hết cho 24 là điều kiện đủ để x là một số nguyên tố lớn hơn 3”

Đáp án: D

Giải thích:

Xét mệnh đề: “x2 – 1 chia hết cho 24 khi và chỉ khi x là một số nguyên tố lớn hơn 3”.

Đặt:

P: “x2 – 1 chia hết cho 24”.

Q: “x là một số nguyên tố lớn hơn 3”.

Ta viết lại các mệnh đề ở đáp án như sau:

A. P tương đương với Q.

B. P là điều kiện cần và đủ để có Q.

C. P nếu và chỉ nếu Q.

D. P là điều kiện đủ để có Q.

Đối với mệnh đề P Q, ta có thể phát biểu theo một số cách sau:

+ P tương đương Q;

+ P là điều kiện cần và đủ để có Q;

+ P nếu và chỉ nếu Q;

+ P khi và chỉ khi Q.

Ta thấy cách phát biểu ở câu D không nằm trong mấy cách phát biểu ở lý thuyết nên mệnh đề tương đương ở câu D sai.

Câu 6. Cho mệnh đề: “Nếu tứ giác là một hình thoi thì trong tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn”.

Mệnh đề đảo của mệnh đề trên là:

A. “Tứ giác là một hình thoi khi và chỉ khi trong tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn”;

B. “Trong một tứ giác nội tiếp được một đường tròn khi và chỉ khi tứ giác đó là hình thoi”;

C. “Nếu trong một tứ giác nội tiếp được một đường tròn thì tứ giác đó là hình thoi”;

D. “Tứ giác là một hình thoi kéo theo trong tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn”.

Đáp án: C

Giải thích:

Xét mệnh đề “Nếu tứ giác là một hình thoi thì trong tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn”, ta có:

P: “Tứ giác là một hình thoi”.

Q: “Trong tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn”.

Mệnh đề đảo của mệnh đề P Q là mệnh đề Q P được phát biểu như sau:

“Nếu một tứ giác là hình vuông thì tứ giác đó cũng là hình thoi”.

Đối chiếu với các đáp án, ta thấy mệnh đề ở câu C là phù hợp nhất.

Câu 7. Cho mệnh đề: x , x < 3 x2 < 9.

Mệnh đề trên được phát biểu như thế nào?

A. Tồn tại số thực x mà nếu số đó bé hơn 3 thì bình phương của nó bé hơn 9;

B. Với mọi số thực x mà nếu số đó bé hơn 3 thì bình phương của nó bé hơn 9;

C. Không có số thực x nào mà nếu số đó bé hơn 3 thì bình phương của nó bé hơn 9;

D. Có duy nhất một số thực x mà nếu số đó bé hơn 3 thì bình phương của nó bé hơn 9.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có mệnh đề x , x < 3 x2 < 9 được phát biểu như sau:

Với mọi số thực x mà nếu số đó bé hơn 3 thì bình phương của nó bé hơn 9.

Đối chiếu với các đáp án, ta thấy phương án B là hợp lý nhất.

II. Thông hiểu

Câu 1. Câu nào sau đây không phải là mệnh đề chứa biến?

A. x2 + x – 1 > 0;

B. 4 < 5;

C. x là số tự nhiên;

D. x + 6 = 12.

Đáp án: B

Giải thích:

A. Câu trên là mệnh đề chứa biến vì câu trên phụ thuộc vào biến x.

B. Câu B là mệnh đề vì đó là câu khẳng định tính đúng sai.

Nên câu trên không phải là mệnh đề chứa biến.

C. Câu trên là mệnh đề chứa biến vì câu trên phụ thuộc vào biến và ta có tập D của các biến x để câu trên đúng hoặc sai.

D. Câu trên là mệnh đề chứa biến vì câu trên phụ thuộc vào biến và ta có tập D của các biến x để câu trên đúng hoặc sai.

Câu 2. Cho mệnh đề chứa biến P(x): x : x2 + 2 > 12. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. P(2);

B. P(1);

C. P(3);

D. P(4).

Đáp án: D

Giải thích:

Xét bất phương trình (*): x2 + 2 > 12.

A. Thay x = 2 vào phương trình (*) ta có: 22 + 2 = 6 > 12 (vô lý)

Suy ra mệnh đề trên sai.

B. Thay x = 1 vào phương trình (*) ta có: 12 + 2 = 3 > 12 (vô lý).

Suy ra mệnh đề trên sai.

C. Thay x = 3 vào phương trình (*) ta có: 32 + 2 = 11 > 12 (vô lý).

Suy ra mệnh đề trên sai.

D. Thay x = 4 vào phương trình (*) ta có: 42 + 2 = 18 > 12 (đúng).

Suy ra mệnh đề trên đúng.

Câu 3. Mệnh đề phủ định của mệnh đề “Có ít nhất một số thực x thỏa mãn điều kiện bình phương của nó là 1 số không dương” là:

A. x : x2 > 0;

B. x : x2 ≤ 0;

C. x : x2 ≤ 0;

D. x : x2 > 0.

Đáp án: A

Giải thích:

Theo giả thiết, ta có mệnh đề P: "x : x2 ≤ 0".

Ta có:

- Phủ định của phải là .

- Phủ định của quan hệ ≤ là quan hệ >.

Vậy mệnh đề phủ định Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) của mệnh đề P là: x : x2 > 0.

Câu 4. Mệnh đề nào dưới đây sai?

A. “Nếu (-3) > (-2) thì (-3)2 > (-2)2”;

B. “Nếu 3 là số lẻ thì 3 chia hết cho 2”;

C. “Nếu 15 chia hết cho 9 thì 18 chia hết cho 3”;

D. “Nếu 3 chia hết cho 1 và chính nó thì 3 là số nguyên tố”.

Đáp án: B

Giải thích:

Mệnh đề kéo theo “ P suy ra Q” chỉ sai khi P đúng Q sai.

A. Xét mệnh đề “Nếu (-3) > (-2) thì (-3)2 > (-2)2” có mệnh đề P : “(-3) > (-2)” là mệnh đề sai, mệnh đề Q : “(-3)2 > (-2)2” là mệnh đề đúng. Do đó mệnh đề kéo theo P Q là mệnh đề đúng.

B. Xét mệnh đề “Nếu 3 là số lẻ thì 3 chia hết cho 2”;

Mệnh đề “3 là số lẻ” là đúng, tuy nhiên mệnh đề “3 chia hết cho 2” sai.

Theo lý thuyết “Mệnh đề P Q sai khi P đúng và Q sai”

Nên mệnh đề ở câu B sai.

C. Xét mệnh đề “Nếu 15 chia hết cho 9 thì 18 chia hết cho 3”

Mệnh đề P: “15 chia hết cho 9” là sai.

Mệnh đề Q: “18 chia hết cho 3” là mệnh đề đúng.

Do đó mệnh đề C là mệnh đề đúng.

D. Xét mệnh đề: “Nếu 3 chia hết cho 1 và chính nó thì 3 là số nguyên tố”.

Mệnh đề P: “3 chia hết cho 1 và chính nó” là mệnh đề đúng;

Mệnh đề Q: “3 là số nguyên tố” là mệnh đề đúng.

Do đó mệnh đề P Q đúng.

Câu 5. Cho mệnh đề sau:

Cho tứ giác ABCD, ta có các mệnh đề sau:

P: “x là số nguyên dương”.

Q: “x2 là số nguyên dương”.

Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. P Q;

B. Q P;

C. P Q¯ ;

D. P Q.

Đáp án: D

Giải thích:

A. Xét mệnh đề P Q: “Nếu x là số nguyên dương thì x2 là số nguyên dương”.

Mệnh đề này đúng vì bình phương của một số nguyên dương là một số nguyên dương. (1)

Xét mệnh đề đảo Q P: “Nếu x2 là số nguyên dương thì x là số nguyên dương”.

Mệnh đề này sai do nếu x2 là số nguyên dương thì x có thể là số thực dương hoặc số thực âm. (2)

Từ (1) và (2) nên mệnh đề ở đây A sai.

B. Mệnh đề Q P được phát biểu như sau: “Nếu x2 là số nguyên dương thì x là số nguyên dương”.

Mệnh đề này sai do nếu x2 là số nguyên dương thì x có thể là số thực dương hoặc số thực âm.

C. Ta có mệnh đề Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1): “x2 không phải là số nguyên dương”.

Mệnh đề P Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) được phát biểu như sau: “Nếu x là số nguyên dương thì x2 không phải là số nguyên dương”.

Vì với x nguyên dương thì x2 luôn luôn dương nên mệnh đề trên sai.

D. Mệnh đề P Q được phát biểu như sau: “Nếu x là số nguyên dương thì x2 là số nguyên dương”.

Mệnh đề này đúng vì bình phương của một số nguyên dương là một số nguyên dương.

Câu 6. Cho mệnh đề sau: … x , 4x2 – 1 = 0.

Chỗ trống trong mệnh đề trên có thể điền kí hiệu nào dưới đây?

A. ;

B. ;

C. Cả hai kí hiệu đều được;

D. Không có kí hiệu nào thỏa mãn.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

4x2 – 1 = 0 (*) x2 = 14 x = 12 hoặc x = 12

Ta thấy phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt, hay nói cách khác phương trình (*) tồn tại hai giá trị của x là x = Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) và x =Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) thỏa mãn.

Vì vậy ta dùng kí hiệu cho mệnh đề trên.

Câu 7. Cho mệnh đề sau: “Trong một mặt phẳng, nếu hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ 3 thì hai đường thẳng đó song song với nhau”.

Đáp án nào dưới đây là cách viết khác với mệnh đề đã cho?

A. Trong một mặt phẳng, hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ 3 là điều kiện cần để hai đường thẳng đó song song với nhau;

B. Trong một mặt phẳng, hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ 3 tương đương với để hai đường thẳng đó song song với nhau;

C. Trong một mặt phẳng, hai đường thẳng song song với nhau là điều kiện đủ để hai đường thẳng đó cùng song song với đường thẳng thứ 3;

D. Trong một mặt phẳng, hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ 3 là điều kiện đủ để hai đường thẳng đó song song với nhau.

Đáp án: D

Giải thích:

Xét mệnh đề “Trong một mặt phẳng, nếu hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ 3 thì hai đường thẳng đó song song với nhau” ta có:

P: “Trong một mặt phẳng, hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ 3”.

Q: “Hai đường thẳng đó song song với nhau”.

Ta thấy mệnh đề trên có dạng P Q có thể được phát biểu dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ như sau:

+ P là điều kiện đủ để có Q.

+ Q là điều kiện cần để có P.

Do đó định lý đã cho được phát biểu dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ lần lượt là:

+ Trong một mặt phẳng, hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ 3 là điều kiện đủ để hai đường thẳng đó song song với nhau.

+ Trong một mặt phẳng, hai đường thẳng song song với nhau là điều kiện cần để hai đường thẳng đó cùng song song với đường thẳng thứ 3.

Đối chiếu với các đáp án trên, ta thấy mệnh đề ở đáp án D là một cách viết khác của mệnh đề đã cho.

Câu 8. Kí hiệu X là tập hợp tất cả các bạn học sinh x trong lớp 10A1, P(x) là mệnh đề chứa biến “x đạt học sinh giỏi”. Mệnh đề “x X, P(x)” khẳng định rằng:

A. Tất cả các bạn học sinh trong lớp 10A1 đều đạt học sinh giỏi;

B. Bất cứ ai đạt học sinh giỏi đều học lớp 10A1;

C. Có một số bạn học lớp 10A1 đạt học sinh giỏi;

D. Tất cả các bạn học sinh trong lớp 10A1 đều không đạt học sinh giỏi.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có mệnh đề “x X, P(x)” được phát biểu như sau:

“Có một số bạn học lớp 10A1 đạt học sinh giỏi”.

Đối chiếu các đáp án, ta thấy đáp án C là phù hợp nhất.

III. Vận dụng

Câu 1. Cho mệnh đề P: "Tích 3 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 6"?

Xét tính đúng sai của mệnh đề trên và tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề đó.

A. P đúng, Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1): "n , n(n + 1)(n + 2) 6";

B. P sai, Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1): "n , n(n + 1)(n + 2) 6";

C. P đúng, Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1): "n , n(n + 1)(n + 2) Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) 6";

D. P sai, https://vietjack.me/storage/uploads/images/1179/48-1657888172.png: "n , n(n + 1)(n + 2) Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) 6".

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi 3 số tự nhiên liên tiếp n, n+1, n+2.

n(n+1)(n+2)

Với n = 2k 2k(2k+1)(2k+2) chia hết 2

Với n = 2k+1 (2k+1)(2k+2)(2k+3) = (2k+1).2(k+1)(2k+3) chia hết 2

n(n+1)(n+2) chia hết 2 (1)

Với n = 3k 3k(3k+1)(3k+2) chia hết 3

Với n = 3k + 1 (3k + 1)(3k + 2).3(k + 1) chia hết cho 3

Với n = 3k + 2 (3k + 2)(3k + 3)(3k + 4) chia hết 3

n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 3 (2)

Từ (1) và (2) n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 6.

Do đó mệnh đề P đúng.

Ta có:

"Tích 3 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 6"

P: "n , n(n + 1)(n + 2) 6".

Ta lại có:

+ Phủ định của "" là "".

+ Phủ định của là Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

Do đó mệnh đề của định của P là:

Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1): "n , n(n + 1)(n + 2) Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) 6".

Câu 2. Cho mệnh đề chứa biến P(x) = {x : |x2 – 2x – 3| = x2 + |2x + 3|}. Trong đoạn [-2020; 2021] có bao nhiêu giá trị của x để mệnh đề chứa biến P(x) là mệnh đề đúng?

A. 2020;

B. 2021;

C. 2022;

D. 2023.

Đáp án: A

Giải thích:

Số giá trị nguyên để mệnh đề P(x) là mệnh đề đúng chính là số nghiệm nguyên của phương trình |x2 – 2x – 3| = x2 + |2x + 3| (1).

+ Nếu x ≥ Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) thì ta có:

(1) |x2 – 2x – 3| = x2 + |2x + 3| Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) .Mà x và x [-2020; 2021] nên x = 0 thỏa mãn.

+ Nếu x < Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) thì ta có (1) |x2 – 2x – 3| = x2 – 2x – 3. Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối, kết hợp với điều kiện, ta có nghiệm của (1) trong trường hợp này:

(1) Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1) x < Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Mà x [-2020;2021] nên x {-2; -3; …; -2020}.

Do đó tập nghiệm của phương trình là S = {0; -2; -3; …; -2020}.

Vậy có 2020 số nguyên thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 3. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. "n , n(n + 1) là s chính phương";

B. "n , n(n + 1) là s l";

C. "n , n(n + 1)(n + 2) là s l";

D. "n , n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 6".

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:

+ Với n = 1 n(n + 1) = 2 không phải là số chính phương A sai.

+ Với n = 1 n(n + 1) = 2 là số chẵn B sai.

Đặt P = n(n + 1)(n + 2)

TH1: n chẵn P chẵn

TH2: n lẻ (n + 1) chẵn P chẵn

Vậy P chẵn n C sai.

Ta có một số chia hết cho 6 khi và chỉ khi số đó chia hết cho cả 2 và 3.

P 6 Trắc nghiệm Mệnh đề có đáp án - Toán lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

(*) Ở trên ta đã chứng minh P luôn chẵn P 2

(**) P 3

TH1: n 3 P 3

TH2: n chia 3 dư 1 (n + 2) 3 P 3

TH3: n chia 3 dư 2 (n + 1) 3 P 3

Vậy P 3, n .

P 6.

Do đó mệnh đề ở câu D đúng.

Câu 4. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. n , n2 + 1 không chia hết cho 3;

B. n , n < 3 |n| < 3;

C. n , (n 1)2 ≠ n – 1;

D. n , n2 + 1 chia hết cho 4.

Đáp án: A

Giải thích:

A. Với mọi số tự nhiên, ta có các trường hợp sau:

+ n = 3k n2 + 1 = (3k)2 + 1 chia 3 dư 1.

+ n = 3k + 1 n2 + 1 = (3k + 1)2 + 1 = 9k2 + 6k + 2 chia 3 dư 2.

+ n = 3k + 2 n2 + 1 = (3k + 2)2 + 1 = 9k2 + 12k + 3 + 2 chia 3 dư 2.

Vậy mệnh đề “n , n2 + 1 không chia hết cho 3” là mệnh đề đúng.

B. Với n = -4 < 3, ta có |-4| = 4 > 3.

Do đó mệnh đề ở câu B sai.

C. Với n = 2 ta có:

(2 – 1)2 = 2 – 1 = 1.

Do đó mệnh đề ở câu C sai.

D. Với n = 1, ta có 12 + 1 = 2 không chia hết cho 4.

Do đó mệnh đề ở câu D sai.

Câu 5. Cho mệnh đề sau: “Nếu x là một số nguyên tố lớn hơn 3 thì x2 + 20 là một hợp số (tức là số có ước khác 1 và chính nó)”.

Đáp án nào dưới đây là cách viết khác với mệnh đề đã cho?

A. Điều kiện cần để x2 + 20 là một hợp số là x là số nguyên tố lớn hơn 3;

B. Điều kiện đủ để x2 + 20 là một hợp số là x là số nguyên tố lớn hơn 3;

C. Điều kiện cần và đủ để x2 + 20 là một hợp số là x là số nguyên tố lớn hơn 3;

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

Xét mệnh đề “Nếu x là một số nguyên tố lớn hơn 3 thì x2 + 20 là một hợp số” ta có:

P: “x là một số nguyên tố lớn hơn 3”.

Q: “x2 + 20 là một hợp số”.

Ta thấy mệnh đề trên có dạng P Q có thể được phát biểu dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ như sau:

+ Điều kiện cần để có P là Q.

+ Điều kiện đủ để có Q là P.

Do đó định lý đã cho được phát biểu dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ lần lượt là:

+ Điều kiện cần để x là một số nguyên tố lớn hơn 3 là x2 + 20 là một hợp số.

+ Điều kiện đủ để x2 + 20 là một hợp số là x là một số nguyên tố lớn hơn 3.

Đối chiếu với các đáp án trên, ta thấy mệnh đề ở đáp án B là một cách viết khác của mệnh đề đã cho.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Tập hợp

Trắc nghiệm Ôn tập cuối chương 1

Trắc nghiệm Bài 3: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Trắc nghiệm Bài 4: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Trắc nghiệm Ôn tập cuối chương 2

1 3,019 03/01/2024
Mua tài liệu