Toán lớp 4 trang 61 bài 1, 2, 3 (SGK)

Với giải bài tập Toán lớp 4 trang 61 Tính chất kết hợp của phép nhân chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán lớp 4.

1 1087 lượt xem
Tải về


Giải Toán lớp 4 trang 61 Tính chất kết hợp của phép nhân

Toán lớp 4 trang 61 Bài 1: Tính bằng 2 cách (theo mẫu):

a) 4 x 5 x 3

3 x 5 x 6

b) 5 x 2 x 7

3 x 4 x 5

Lời giải

a)

+) 4 x 5 x 3 = ?

Cách 1:

4 x 5 x 3 = (4 x 5) x 3 = 20 x 3 = 60

Cách 2:

4 x 5 x 3 = 4 x (5 x 3) = 4 x 15 = 60

+) 3 x 5 x 6 = ?

Cách 1:

3 x 5 x 6 = (3 x 5) x 6 = 15 x 6 = 90

Cách 2:

3 x 5 x 6 = 3 x (5 x 6) = 3 x 30 = 90

b)

+) 5 x 2 x 7 =?

Cách 1:

5 x 2 x 7 = (5 x 2) x 7 = 10 x 7 = 70

5 x 2 x 7 = 5 x (2 x 7) = 5 x 14 = 70

+) 3 x 4 x 5 = ?

Cách 1:

3 x 4 x 5 = (3 x 4) x 5 = 12 x 5 = 60

Cách 2:

3 x 4 x 5 = 3 x (4 x 5) = 3 x 20 = 60

Toán lớp 4 trang 61 Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 

a) 13 x 5 x 2

5 x 2 x 34

b) 2 x 26 x 5

5 x 9 x 3 x 2

Lời giải

a)

13 x 5 x 2 = 13 x (5 x 2) = 13 x 10 = 130

5 x 2 x 34 = (5 x 2) x 34 = 10 x 34 = 340

b)

2 x 26 x 5 = 26 x (2 x 5) = 26 x 10 = 260

5 x 9 x 3 x 2 = (9 x 3) x (5 x 2) = 27 x 10 = 270

Toán lớp 4 trang 61 Bài 3: Có 8 phòng học, mỗi phòng có 15 bộ bàn ghế có 2 học sinh đang ngồi học. Hỏi tất cả bao nhiêu học sinh đang ngồi học?

Lời giải

8 phòng học có số bộ bàn ghế là:

15 x 8 = 120 (bộ)

Có tất cả số học sinh đang ngồi học là:

2 x 120 = 240 (học sinh)

Bài giảng Toán lớp 4 Tính chất kết hợp của phép nhân

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 4 hay, chi tiết khác:

Toán lớp 4 trang 62 Nhân với số có tận cùng là chữ số 0

Toán lớp 4 trang 63, 64 Đề-xi-mét vuông 

Toán lớp 4 trang 65 Mét vuông

Toán lớp 4 trang 66, 67 Nhân một số tự nhiên với một tổng 

Toán lớp 4 trang 67, 68 Nhân một số với một hiệu

--------------------------------------------------------------------------

 Bài tập Tính chất kết hợp của phép nhân

Giải Vở bài tập Toán lớp 4 trang 62 Tính chất kết hợp của phép nhân

Bài tập Tính chất kết hợp của phép nhân. Nhân với số có tận cùng chữ số 0

----------------------------------------------------------------------------------

Lý thuyết Tính chất kết hợp của phép nhân lớp 4

a) Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức:

(2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4)

Ta có: (2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24

2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24

Vậy: (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4)

b) So sánh giá trị của hai biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) trong bảng sau:

Ta thấy giá trị của (a x b) x c và của a x (b x c) luôn bằng nhau, ta viết:

(a x b) x c = a x (b x c)

Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.

Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a x b x c như sau:

a x b x c = (a x b) x c = a x (b x c).

1 1087 lượt xem
Tải về