Toán lớp 4 trang 20 bài 1, 2, 3 (SGK)

Với giải bài tập Toán lớp 4 trang 20 Viết số tự nhiên trong hệ thập phân chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán lớp 4.

1 983 lượt xem
Tải về


Giải Toán lớp 4 trang 20 Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

Video Giải Toán lớp 4 trang 20 Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

Toán lớp 4 trang 20 Bài 1: Viết theo mẫu:

Đọc số

Viết số

Số gồm có

Tám mươi nghìn bảy trăm mười hai

80 712

8 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục, 2 đơn vị

Năm nghìn tám trăm sáu mươi tư

   
 

2020

 

Năm mươi lăm nghìn năm trăm

   
   

9 triệu, 5 trăm, 9 đơn vị


Lời giải

Đọc số

Viết số

Số gồm có

Tám mươi nghìn bảy trăm mười hai

80 712

8 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục, 2 đơn vị

Năm nghìn tám trăm sáu mươi tư

5864

5 ngàn, 8 trăm, 6 chục, 4 đơn vị

Hai nghìn không trăm hai mươi

2020

Hai nghìn, 2 chục

Năm mươi lăm nghìn năm trăm

55 500

5 chục nghìn, 5 nghìn, 5 trăm

Chín triệu năm trăm linh chín

9 000 509

9 triệu, 5 trăm, 9 đơn vị


Toán lớp 4 trang 20 Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu): 387; 873; 4738; 10 837

Mẫu: 387 = 300 + 80 + 7

Lời giải

873 = 800 + 70 + 3;

4738 = 4000 + 700 + 30 + 8

10837 = 10000 + 800 + 30 + 7

Toán lớp 4 trang 20 Bài 3: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng (theo mẫu)

Số

45

57

561

5824

5 842 769

Giá trị của chữ số 5

 

 

 

 

 


Lời giải

Số

45

57

561

5824

5 842 769

Giá trị của chữ số 5

5

50

500

5000

5 000 000

Bài giảng Toán lớp 4 Viết số tự nhiên trong hệ thập phân 

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 4 hay, chi tiết khác:

Toán lớp 4 trang 22 So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên

Toán lớp 4 trang 22 Luyện tập

Toán lớp 4 trang 23 Yến, tạ, tấn

Toán lớp 4 trang 24 Bảng đơn vị đo khối lượng (12167

Toán lớp 4 trang 25 Giây, thế kỉ

------------------------------------------------------------------------

Bài tập Viết số tự nhiên trong hệ thập phân 

Giải Vở bài tập Toán lớp 4 trang 17 Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

Bài tập Viết số tự nhiên trong hệ thập phân. So sánh số tự nhiên

-------------------------------------------------------------------------------

Lý thuyết Viết số tự nhiên trong hệ thập phân lớp 4

1. Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

Trong cách viết số tự nhiên:

+ Ở mỗi hàng có thể viết được một chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.

Ví dụ:

10 đơn vị = 1 chục

10 chục = 1 trăm

10 trăm = 1 nghìn….

+ Với mười chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được mọi số tự nhiên.

+ Nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.

+ Viết số tự nhiên với các đặc điểm trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.

2. Các dạng toán

a) Đọc và viết số:

Ví dụ 1: Đọc và viết theo mẫu:

Đọc số

Viết số

6 378 188

Sáu triệu ba trăm bảy mươi tám một trăm tám mươi tám

478 248

 

 

Hai trăm linh bảy

 

 

 

 

 

 

 

Lời giải:

Đọc số

Viết số

6 378 188

Sáu triệu ba trăm bảy mươi tám một trăm tám mươi tám

478 248

Bốn trăm bảy mươi tám nghìn hai trăm bốn mươi tám

207

Hai trăm linh bảy

 

 

 

 

 

 

 

b) Tìm giá trị của các chữ số trong mỗi số

Ví dụ: Ghi giá trị của chữ số 3 trong các số: 385 267, 853, 756 344, 823 247, 32

Lời giải:

Giá trị của chữ số 3 trong số 385 267 là 300 000.

Giá trị của chữ số 3 trong số 853 là 3.

Giá trị của chữ số 3 trong số 756 344 là 300.

Giá trị của chữ số 3 trong số 823 247 là 3000.

Giá trị của chữ số 3 trong số 32 là 30.

c) Lập các số tự nhiên

Ví dụ: Từ các số 2, 3, 5 hãy lập các số tự nhiên có 2 chữ số.

Lời giải:

Các số tự nhiên có 2 chữ số được lập từ các số 2, 3, 5 là: 22, 23, 25, 32, 33, 35, 52, 53, 55.

1 983 lượt xem
Tải về