Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau

Trả lời Câu 4 trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 6.

1 1534 lượt xem


Giải Soạn văn 6 - Kết nối tri thức: Thực hành tiếng Việt trang 56

Câu 4 (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau. Theo em, cách giải thích nào hợp lí?

a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.

Chung sức chung lòng có nghĩa là:

- Nhất trí

- Đoàn kết

- Quyết tâm cao độ.

b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.

Mười phân vẹn mười có nghĩa là:

- Tài giỏi

- Toàn vẹn, không có khiếm khuyết

- Đẩy đủ, toàn diện.

Trả lời:

a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người.

=> Chung sức chung lòng có nghĩa là: đoàn kết.

b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.

=> Mười phân vẹn mười có nghĩa là: Toàn vẹn, không có khiếm khuyết.

1 1534 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: