Soạn bài Mây và sóng trang 44 (Kết nối tri thức)

Hướng dẫn soạn bài Mây và sóng bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Mây và sóng để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 6,615 22/11/2022
Tải về


Soạn bài Mây và sóng Kết nối tri thức

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 1  Mây và sóng

A. Soạn bài Mây và sóng ngắn gọn

Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy em sẽ làm gì?

Trả lời:

Nếu em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi và trò chơi đang vui nhưng đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà thì em sẽ nghe lời dặn của mẹ, về nhà đúng giờ. Em sẽ hẹn bạn khi được mẹ cho phép hôm sau sẽ sang chơi tiếp.

Đọc văn bản

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Hình dung: Cảnh em bé trò chuyện với những người “trên mây” và “trong sóng”. 

Trả lời:

- Em bé trò chuyện với những người trên mây : 

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà

Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. 

+ Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được” 

+ Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. 

+ Con bảo: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” 

+ Họ: Mỉm cười bay đi. 

- Em bé trò chuyện với những người trong sóng : 

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn

Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết dừng đến nơi nao”. 

+ Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” 

+ Họ đáp: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. 

+ Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được”.  

+ Họ: Mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Câu 2 (trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Hình dung: Niềm vui của em bé trong trò chơi với mẹ. 

Trả lời:

- Con là mây và mẹ sẽ là trăng 

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. 

- Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, 

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. 

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Sau khi đọc

Câu 1 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì. 

Trả lời:

Theo em, giọng kể của câu chuyện là người con đang kể chuyện với người mẹ và cậu bé kể về việc rất nhiều lời mời gọi đi chơi nhưng cậu vẫn từ chối để ở bên cạnh mẹ.

Câu 2 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Qua lời trò chuyện của những người "trên mây" và "trong sóng", em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào. 

Trả lời:

Qua lời trò chuyện của những người "trên mây" và "trong sóng", em thấy thế giới của họ hiện lên đầy hấp dẫn, thú vị, họ nhảy múa, ca hát, vui vẻ, hồn nhiên và yêu đời.. 

Câu 3 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được" thể hiện tâm trạng gì của em bé. 

Trả lời:

Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?" của em bé thể hiện:

- Sự ngây thơ của em bé, vì dù sao em bé vẫn chỉ là một em bé mà thôi. Đó là sự thắc mắc, muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh mình.

- Sự thích thú của em bé vì những lời gọi mời đầy hấp dẫn.

- Sự lưỡng lự của em bé vì rất muốn đi nhưng dường như có điều gì đó ngăn cản em.

Câu 4 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng"? 

Trả lời:

Em bé đã từ chối lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng". Bởi em là một đứa bé ngoan, em đã nhớ về mẹ, thương mẹ và từ chối lời mời. Lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức khiến cho họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua.

Câu 5 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy? 

Trả lời:

- Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi:

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Mây, trăng, sóng, bờ biển đều đã thể hiện lên trò chơi của em nhưng trong đó lại có cả mẹ. Ở đây, thiên nhiên rộng lớn, kì ảo, thơ mộng vẫn hiện lên. Nó còn hiện lên đậm nét hơn nữa qua tình cảm của em bé với mẹ. Em sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ. Rồi sẽ lăn, lăn, lăn mãi cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Tình cảm ấy thật sâu đậm, thật thiết tha. Và chắc chắn rằng nó sẽ kéo dài từ bình minh đến tối.

- Nổi bật hẳn lên trong phần hai cũng như là một điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm chính là câu thơ "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào". Tại sao em bé lại nói như vậy, đó là bởi em tin chắc rằng tình cảm giữa em và người mẹ sẽ ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Tình cảm ấy sâu sắc đến mức không ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hòa cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.

Câu 6 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ? 

Trả lời:

- Bởi tác phẩm có ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ.

Đây vẫn được coi là một bài thơ.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Hãy tưởng tượng em đang là người trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.

Bài làm tham khảo

Mây và sóng cùng đến rủ em đi chơi. Mây mang em đến muôn vàn trò chơi: "Ở thế giới cao xa kia, cậu sẽ được cùng chúng tớ nhảy múa, ca hát". Em vô cùng háo hức "Mọi thứ đẹp đến thế sao". Tung mình cùng những cánh chim, ngắm mọi cảnh vật trên thế gian này và hơn thế là được tự do bay lượn, đó là khao khát đẹp đối với mỗi con người. Sóng cũng đưa em đến với thế giới của bao khao khát: tự do, chạy nhảy tung tăng, đắm mình trong làn nước mát... Thế giới muôn màu hấp dẫn em vô cùng, vô tận. Thế nhưng, nếu em chỉ mải nô nghịch với mây, với sóng, chắc mẹ sẽ buồn lắm vì thiếu tiếng cười, tiếng nói của em. Có lẽ, em sẽ từ biệt hai người bạn để được ở bên mẹ, người bạn, người thân và người thương của em. 

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Mây và sóng

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- R. Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go.

- Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.

- Quê quán: sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.

- Ông làm thơ từ rất sớm, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội.

Soạn bài Mây và sóng Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Sự nghiệp sáng tác: để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc cực lớn.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

- Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.

- Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ).

- Tác phẩm được xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.

2. Thể loại: Thơ tự do

3. Bố cục: Gồm 2 phần:

- Phần 1. Từ đầu đến “và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.

- Phần 2. Còn lại: Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

4. Tóm tắt:

Câu chuyện về người bạn nhỏ nhận được rất nhiều lời mời gọi đi chơi của tự nhiên, lời mời gọi ở trên mây và lời mời gọi của sóng biển. Nhưng bạn nhỏ vẫn kiên định ở nhà bên cạnh mẹ và chơi những trò chơi thú vị với mẹ của mình. Câu chuyện ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và tình yêu thương vô bờ bến mà bạn nhỏ dành cho mẹ của mình.

5. Giá trị nội dung:

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

6. Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…

- Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang → lời khuyên của cha thấm sâu vào con.

- Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 47

Bức tranh của em gái tôi

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình

Củng cố và mở rộng trang 56

1 6,615 22/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: