Soạn bài Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 28 (Kết nối tri thức)

Hướng dẫn soạn bài Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của em bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của em để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 10,865 11/11/2022
Tải về


Soạn bài Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của em Kết nối tri thức

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 1 Soạn bài Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của em

A. Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em ngắn gọn

* Phân tích bài viết tham khảo 

- Văn bản: Người bạn nhỏ 

+ Bài văn được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) 

+ Nội dung: kể về kỉ niệm với một người bạn nhỏ (mèo Mun) 

+ Các nhân vật : mẹ, nhân vật tôi (lớp 5), em Bông (lớp 3), chú mèo mun, … 

+ Giới thiệu câu chuyện: Đoạn đầu đã giới thiệu “trải nghiệm cùng người bạn nhỏ ấy là câu chuyện đáng nhớ với cả 3 mẹ con tôi”. 

+ Tập trung vào sự việc đã xảy ra: Các sự việc 

Sự việc 1: Ngôi nhà mới của ba mẹ con rất xinh xắn nhưng có nhiều chuột. 

Sự ciệc 2: Bà ngoại gửi cho ba mẹ con một con mèo mun. 

Sự việc 3: Ngôi nhà nhỏ đã thay đổi từ khi có Mun. 

Sự việc 4: Một buổi chiều, Mun đã bị mất tích. 

+ Cảm xúc của người viết trước sự việc được kể: buồn, khóc, chẳng ai quên được Mun, … 

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết 

a. Lựa chọn đề tài 

- Có thể tham khảo một vài ý tưởng sau đây:

+ Một trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc (một lần kết bạn, chuyến đi có ý nghĩa, bữa tiệc sinh nhật, một thành tích hay chiến thắng, một lần em giúp đỡ người khác hay được người khác giúp đỡ,...).

+ Một trải nghiệm buồn, tiếc nuối (chia tay một người bạn, hiểu lầm một người, một lần mắc lỗi,...).

+ Một trải nghiệm khiến em thay đổi, tự hoàn thiện bản thân (một hành trình khám phá, một lần thất bại,...).

Ví dụ: Lựa chọn một trải nghiệm buồn, nuối tiếc một lần tôi mắc lỗi

b. Tìm ý 

Trả lời các câu hỏi: 

- Câu chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu? (Ở lớp năm học lớp 2) 

- Những ai có liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì? 

+ Hà: Người đã bị ngã khi trèo lên lấy cuốn truyện.

+ Tôi (người kể chuyện, trải nghiệm) : Người gián tiếp khiến cho bạn Hà bị ngã.

+ Cô giáo

+ Các bạn học sinh. 

- Điều gì đã xảy ra? 

+ Vì muốn trêu trọc bạn nên tôi đã làm rất nhiều trò để trọc tức Hà.

+ Một lần tôi đã lấy cuốn truyện của Hà, Hà trèo lên lấy lại cuốn truyện và không may đã bị ngã xuống đất

+ Cô giáo phải đưa bạn đến phòng y tế, tôi chạy theo và rất lo lắng, ân hận về hành động của mình.

+ Đó là câu chuyện mà tôi luôn nhớ mãi

c. Lập dàn ý 

Sắp xếp các thông tin và ý tưởng thành một dàn ý:

* Mở bài: Giới thiệu câu chuyện: trải nghiệm buồn, khiến mình nhớ mãi

* Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.

- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan.

+ Ở trong lớp học, năm tôi học lớp 2 

+ Những nhân vật: 

 Hà: Người đã bị ngã khi trèo lên lấy cuốn truyện.

 Tôi (người kể chuyện, trải nghiệm) : Người gián tiếp khiến cho bạn Hà bị ngã.

 Cô giáo

 Các bạn học sinh. 

- Kể lại các sự kiện trong câu chuyện. 

Vì muốn trêu trọc bạn nên tôi đã làm rất nhiều trò để trọc tức Hà.

 Một lần tôi đã lấy cuốn truyện của Hà, Hà trèo lên lấy lại cuốn truyện và không may đã bị ngã xuống đất

Cô giáo phải đưa bạn đến phòng y tế, tôi chạy theo và rất lo lắng, ân hận về hành động của mình.

Đó là câu chuyện mà tôi luôn nhớ mãi

- Kết bài: Kết thúc của câu chuyện và cảm xúc của người viết: Tôi nhận ra lỗi lầm của mình và có một tình bạn thật đẹp.

2. Viết bài 

Bám sát dàn ý. Khi viết bài, em cần lưu ý:

- Nhất quán về ngôi kể: Trong bài văn này, em sẽ dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi” hoặc “em”) để chia sẻ trải nghiệm.

- Sử dụng các yếu tố của truyện như cốt truyện, nhân vật,...

Bài văn mẫu tham khảo

Tôi có cô bạn thân từ hồi tiểu học, chúng tôi chơi với nhau được 4 năm từ khi còn là học sinh lớp 2. Giờ tôi đã lớn, có đôi lần nhìn vào mắt Hà tôi lại nhớ đến lỗi lầm của mình khi còn là còn là cậu bé ngốc nghếch, dại dột.

Hồi ấy tôi học lớp hai. Hầu hết các bạn trong lớp đã quen nhau từ hồi mới vào lớp một. Tôi vốn là cậu bé thông minh, nhưng vô cùng hiếu động. Giữa năm học lớp hai, chúng tôi có thêm một thành viên mới là Hà. Cô bé nhỏ nhắn, đáng yêu lắm. Cô xếp chỗ cho Hà ngồi cạnh tôi. Vì là học sinh mới đến nên Hà chưa quen các bạn trong lớp, cậu ấy có vẻ rụt rè, có khi tôi hỏi chuyện Hà cũng im lặng, không trả lời tôi. Vì thế tôi không ưa cô bạn này, nên nhiều lần tôi tìm cách trêu trọc bạn ấy trên lớp. Tôi bỏ bút chì của Hà vào ngăn bàn, tôi giấu tẩy của bạn ấy vào trong hộp giẻ lau mặc cho Hà cứ loay hoay tìm mãi. Tôi rất khoái trá vì những trò mình bày ra. Rồi một lần, trong giờ ra chơi thấy Hà đang cầm trên tay cuốn truyện tranh, tôi chẳng ngần ngại chạy đến cướp luôn cuốn truyện của bạn. Lúc ấy tôi thấy Hà bực bội lắm, nhưng tôi thì mặc kệ có bao giờ quan tâm đến cảm xúc của bạn ấy đâu. Tôi cố tình cầm cuốn truyện đưa lên cao để Hà không lấy được, ấy vậy mà cô bạn của tôi nào có bỏ cuộc. Hà trèo lên ghế, cố với lấy cánh tay tôi để đòi lại truyện. Nhưng lúc ấy Hà không đứng vững cậu ấy trượt chân ngã nhào, đầu Hà đập xuống nền lớp học. Tôi chẳng biết lúc ấy, trong đầu mình nghĩ gì chỉ vội vứt quyển truyện xuống đất , sợ hãi tôi vừa lay Hà dậy: “Mình xin lỗi, mình xin lỗi…. cậu có làm sao không?”. Cũng may cậu ấy không bị chảy máu, Hà mở mắt nhìn tôi nhưng chẳng nói gì. Lúc ấy cô giáo tôi đã đến, cô nhanh chóng đưa Hà lên phòng y tế. Tôi vừa chạy theo cô vùa khóc nức nở vì biết mình vừa làm một việc vô cùng ngu ngốc. Nhìn cô bạn, nằm im trên giường, tôi sợ hãi vô cùng. Tôi như thế, cô chủ nhiệm lớp tôi đến dỗ tôi nói là Hà không sao, lần sau không được nghịch ngợm như thế nữa, bảo tôi về lớp đi cô đã gọi bố mẹ Hà đến đưa bạn ấy về.

Sau buổi học hôm ấy, tôi về nhà trong trạng thái hoang mang vì biết cô đã gọi điện về cho mẹ tôi. Vừa về đến nhà, mẹ tôi đã ngồi ở phòng khách chờ tôi. Tôi thấy ánh mắt mẹ tôi buồn lắm, mẹ chỉ hỏi tôi: “Tại sao con lại trêu Hà?”. Tôi kể cho mẹ nghe ngọn nguồn câu chuyện, và giải thích với mẹ rằng, con trêu bạn ấy chỉ vì muốn bạn ấy nói chuyện với con, bạn ấy ngồi cùng con nhưng chẳng bao giờ nói với con câu nào. Lúc ấy, mẹ tôi không trách mách tôi mà ôn tồn nói: “Hà mới chuyển đến lớp con, bạn ấy chưa quen môi trường mới chứ không phải là khó gần, mà con thì luôn tìm cách trêu trọc bạn ấy, thì bảo sao bạn ấy không muốn nói chuyện với con”. Mẹ tôi nói với tôi, con vừa gây ra một lỗi lớn, đừng xin lỗi mẹ mà hãy tự tìm cách giải quyết việc của con nhé, con hãy cho mẹ biết bây giờ con muốn làm gì. Tôi ngồi lặng im trên ghế sô pha sau một hồi suy nghĩ, tôi nói với mẹ: “Mẹ dẫn con đến nhà bạn Hà nhé, để con xin lỗi bố mẹ bạn ấy, và mong Hà tha lỗi cho con. Từ giờ con sẽ không trêu bạn ấy nữa”. Mẹ tôi đồng ý với quyết định của tôi, mẹ đưa tôi đến nhà Hà để xin lỗi. Rất may là cú ngã ở lớp không gây ra chấn thương gì với Hà. Lời xin lỗi của tôi được chấp nhận. Tôi trở về nhà, mà trong lòng nhẹ nhõm. Nhưng cứ nhớ đến khuôn mặt của Hà khi ngã trong lớp tôi lại bị ám ảnh.Sau lần nghịch dại đó, tôi cảm thấy rất có lỗi với Hà. Tôi không bao giờ dám trêu ghẹo bạn ấy nữa. Cảm giác có lỗi vẫn cứ giày vò tôi, tôi đã tìm mọi cách để chuộc lại lỗi lầm của mình. Tôi lấy nước giúp Hà, giặt giúp bạn ấy dẻ lau bảng, tôi thường mang kẹo đến lớp cho Hà. Cứ thế, tôi với Hà thân nhau lúc nào không hay.

Cô bạn tôi giờ đây, không còn ít nói như hồi đầu mà cởi mở nhiệt tình với tôi và tất cả mọi người. Tôi đã có tình bạn tuyệt vời, trong hoàn cảnh vô cùng éo le. Bây giờ, thỉnh thoảng Hà vẫn trêu tôi vì cú ngã hồi lớp 2 ấy mà chúng tôi trở nên thân thiết, gần gũi nhau hơn.

3. Chỉnh sửa bài viết 

Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo những gợi ý trong bảng sau:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được trải nghiệm.

Nếu chưa giới thiệu được trải nghiệm, hãy viết một hoặc vài câu giới thiệu câu chuyện em định kể.

Sử dụng nhất quán từ ngữ xưng hô.

Đánh dấu những từ ngữ chỉ người kể chuyện trong bài viết. Nếu chưa nhất quán, cần sửa lại.

Tập trung vào sự việc đã xảy ra.

Bổ sung các thông tin cần thiết để người đọc hiểu được câu chuyện (nếu còn thiếu); lược bớt các chi tiết thừa, dài dòng, không tập trung vào câu chuyện.

Thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

Đánh dấu những từ ngữ thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Nếu chưa có hoặc chưa đủ thì cần bổ sung.

Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu,...). Chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của em

-   Để viết được hoàn thiện bài văn kể lại một trải nghiệm hoàn thiện cần đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất

+ Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.

+ Tập trung vào sự việc đang xảy ra

+ Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Kể lại một trải nghiệm của em

Củng cố và mở rộng trang 33

Thực hành đọc: Những người bạn trang 34

Tri thức ngữ Văn

Chuyện cổ tích về loài người

1 10,865 11/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: