Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 47 (Kết nối tri thức)

Hướng dẫn soạn bài Củng cố, mở rộng trang 47 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Củng cố, mở rộng trang 47 để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 3,188 25/11/2022
Tải về


Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 47 Kết nối tri thức

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 47

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Thảo luận về các đặc điểm của truyền thuyết và hoàn thiện theo bảng mẫu sau:

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 47 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề

Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm bài học đạo lí, cách sống lương thiện, hướng tới những điều tốt đẹp, tránh xa cái ác, cái xấu xa, thể hiện ước mơ , khát vọng,...của tác giả nhân dân

2

Nhân vật

Nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, em út, có hình dạng xấu xí,...), Nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ, Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, có tính cách như con người). Nhìn chung, nhân vật cổ tích chưa được cá thể hóa, tâm lí hóa.

3

Cốt truyện

Mang tính chất tưởng tượng, "tính khác thường" của sự việc và hành động, được xây dựng theo một vài sơ đồ chung như: dũng sĩ giết quái vật cứu người đẹp, người xấu xí nhưng tốt bụng, tài giỏi,...

4

Lời kể

Thường bắt đầu với câu kể "ngày xửa ngày xưa' ở thời gian và không gian không xác định, kết thúc bằng câu "và rồi họ sống mãi mãi hạnh phúc về sau".

5

Yếu tố kì ảo

Yếu tố huyền ảo, thơ mộng, thế giới kì ảo thường xâm nhập lẫn nhau với thế giới trần tục. Thường gồm các con vật kì ảo, đồ vật kì ảo,....có tác dụng thể hiện mục đích của tác giả nhân dân trong việc truyền tải chủ đề của câu chuyện.

Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Sưu tầm một số bản kể hoặc các hình thức kể khác (truyện, thơ, kịch, phim hoạt hình,...) của các truyện cổ tích Thạch Sanh và Cây khế. So sánh và nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa các bản kể hoặc các hình thức kể đó. 

Trả lời:

- Cây khế:

Phim hoạt hình: https://www.youtube.com/watch?v=98FRu_zIa8A

Sách nói: https://www.youtube.com/watch?v=bK_BK5QHCac

- Thạch Sanh

Phim cổ tích: https://www.youtube.com/watch?v=Z9psst-XB6w

Truyện thơ Nôm: https://truyendangian.com/truyen-tho-nom-thach-sanh/

Giống nhau: Các bản kể hay các hình thức kể chuyện khác đều có nội dung, cốt chuyện giống nhau. Và đều cùng một thông điệp, ý nghĩa muốn gửi tới bạn đọc.

Khác nhau:

- Khi đọc truyện giấy hay nghe sách nói bạn đọc có thể tưởng tưởng suy luận ra thế giới cổ tích của riêng mình

- Khi xem phim hoạt hình sẽ sinh động, hấp dẫn và thú vị hơn.

Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Hãy thử phác họa "thế giới cổ tích" như em biết bằng đoạn văn (khoảng 5-7 câu)

Trả lời:

Lần đầu tiên tôi được bước vào một tòa lâu đài đẹp đến vậy. Tòa lâu đài được xây dựng cổ kính và lộng lãi, xung quanh là nhưng hàng cây và chim hót líu lo. Trong nhà những nàng công chúa và hoàng tử đang cùng nhau trò chuyện, nhảy nhót. Bữa tiệc thật linh đình với rất nhiểu món ăn ăn ngon cùng với âm nhạc du dương trầm bổng. Mọi thứ ở lâu đài này thật tuyệt vời.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Sọ Dừa

Tri thức Ngữ văn

Xem người ta kìa!

Thực hành tiếng Việt trang 56

Hai loại khác biệt

1 3,188 25/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: