Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm trang 66 (Kết nối tri thức)

Hướng dẫn soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 18,685 11/11/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm Kết nối tri thức

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm

A. Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm ngắn gọn

Phân tích bài viết tham khảo: Câu chuyện đồng phục

Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận: quy định mặc đồng phục đối với học sinh khi đến trường. "Lên lớp 6... người hưởng ứng cậu ấy.".

- Thể hiện ý kiến của người viết tán thành quy định mặc đồng phục đối với học sinh: "Tôi không tán thành... điều cần thiết.".

- Dùng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục người đọc: "Đồng phục có đẹp không?... đồng phục.".

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a) Lựa chọn đề tài

Đề tài có thể được ấn định (đề kiểm tra, đề thi) hoặc do người viết lựa chọn. Nếu được tự chọn đề tài, em hãy suy nghĩ xem trong cuộc sống hàng ngày, có hiện tượng (vấn đề) nào khiến em quan tâm và muốn trình bày ý kiến.

Tham khảo một số đề tài sau:

- Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng.

- Thái độ đối với người khuyết tật.

- Noi gương những người thành công.

- Đánh giá khả năng của bản thân.

Ngoài những đề tài nêu trên, em cũng có thể tự tìm một đề tài mà mình am hiểu và cảm thấy thú vị để thực hiện bài viết.

b) Tìm ý

- Cần hiểu như thế nào về hiện tượng (vấn đề) này?

- Những khía cạnh cần bàn bạc.

- Bài học rút ra từ vấn đề bàn luận.

c) Lập dàn ý

Sắp xếp các ý đã tìm được thành một dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.

- Thân bài: Đưa ra ý kiến bàn luận.

+ Nêu ý 1 (lí lẽ, bằng chứng).

+ Nêu ý 2 (lí lẽ, bằng chứng).

+ Nêu ý 3 (lí lẽ, bằng chứng).

+...

- Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân.

2. Viết bài

Bám sát dàn ý để viết bài. Khi viết cần chú ý:

- Có thể mở bài trực tiếp: nêu thẳng hiện tượng (vấn đề), hoặc mở bài gián tiếp bằng cách kể một câu chuyện ngắn để giới thiệu hiện tượng (vấn đề).

- Mỗi ý trong bài phải trình bày thành một đoạn văn, có lí lẽ và bằng chứng cụ thể.

Bài làm tham khảo

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người sống trong hạnh phúc, sung sướng và thành đạt nhưng cũng có rất nhiều người bất hạnh sống trong khổ đau và tủi phận. Khi sinh ra, họ sớm bị thiệt thòi vì khuyết tật. Bất hạnh đến với họ từ nhiều phía, có thể là do bẩm sinh, do tai nạn, do bệnh tật hoặc rủi ro… Nói chung, sự khiếm khuyết đó luôn đem đến cho họ một nỗi đau buồn triền miên, sự xa lánh mọi người hoặc sự mặc cảm sâu sắc. Thể xác hị tuy không bằng người nhưng tâm hồn của họ vẫn rất trong sáng, lành mạnh. Họ tự khẳng định mình là những con người “tàn mà không phế”. Nghị lực sống và ý nghĩa cuộc đời của họ luôn là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta.

Một trong số những con người đã bứt ra khỏi sự tuyệt vọng đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí, một người cần cù và có lòng quyết tâm vượt lên số phận. Thầy đã vươn lên bằng nghị lực phi thường mà ít ai có được. Ngay từ hồi còn bé, thầy bị teo hai cánh tay sau một lần bị ốm, nỗi đau thể sác không ghê gớm bằng nỗi khổ về tinh thần. Sự thiếu cảm thông của những người xung quanh và cảm giác mặc cảm buôn luôn đè nặng trong lòng khiến tuổi thơ của thầy thiếu thốn niềm vui, sự hồn nhiên tươi trẻ. Cuộc sống lúc đó luôn là sự né tránh của mọi người, kể cả với người thân. Thầy đã bỏ học và suốt ngày chỉ ru rú trong nhà, quyết không chịu ra ngoài. Một hôm, cô giáo trường  làng đến tận nhà gặp gỡ, trò chuyện và khuyên bảo. Cô cho rằng con người ngoài hình thức còn một thứ quan trọng hơn, đó là đời sống tâm hồn, là trí tuệ. Cô động viên cậu bé Kí rất nhiều. Cô không đồng ý với lối sống chỉ cho riêng mình của Kí bấy nay. Theo cô, làm người quan trọng là sống có ích cho mọi người. Suy ngẫm trước sau, thầy Kí hiểu ra nhiều điều mới mẻ. Thầy nhận thức được cuộc sống khép kín của mình không chỉ làm đau khổ cho một mình thầy mà còn làm cho nỗi đau của người thân nhân lên gấp bôi phần. Hơn ai hết thầy thấm thía sâu sắc ý nghĩa cuộc sống của những người như mình là tàn tật về thể xác không sợ bằng tật nguyền về tâm hồn. Từ đó, con người thầy như được hồi sinh,lòng quyết tâm vươn lên để sống cởi mở và học tập như mọi người được hình thành trong lòng con người khuyết tật này trở nên thật mãnh liệt. Không có tay thì thầy dùng chân để viết. Viết bằng chân là cả một sự vất vả, ở đố có sự khổ luyện sẽ bội phần khó khăn. Vậy mà thầy đã vượt qua tất cả để trower thành một người trò giỏi hồi phổ thông, một sinh viên gương mẫu trong giảng đường của trường đại học Tổng Hợp và sau này ra đời đã là người thầy giáo mẫu mực cho bao thế hệ học trò noi theo. Không phải ai cũng làm được như người thanh niên giàu nghị lực đó, nghĩa là đủ khả năng đứng lên sau một nỗi tuyệt vọng sâu sắc. Tấm gương của thầy khiến những người lành lặn như chũng ta thấy cần phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa.

 Ngoài ra, anh Bạch Đình Vinh cũng là một con người mà chúng ta hết lòng khâm phục. Con người tàn tật này là sinh viên của ba trường Đại học: giao thông vận tải, thương mại và Khoa công nghệ thông tin- Đại học Bách Khoa Hà Nội. Câu chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi. Ngày 14 tháng 3 năm 1993 ấy, một tai nạn khủng khiếp bất ngờ ập xuống đầu khi anh đang trên đường đi học về. Một chiếc se máy đâm sầm vào đằng sau, hất tung a xuống đường khiến anh ngất đi và hôn mê sâu nhiều ngày. Khi tỉnh dậy, sức khỏe giảm sút nhiều, toàn thân bại liệt, bị chấn thương mạnh nội tạng, khuôn mặt biến dạng mất cả tiếng nói. Tất cả tưởng chừng như chấm hết với người thanh niên này! Vậy mà ý chí vươn lên mãnh liệt, lòng quyết tâm cao độ cùng với sự đông viên, giúp đỡ tận tình của gia đình, đặc biệt là người bố, đã đưa anh từng bước trở lại với cuộc sống. Nói ra thì đơn giản nhưng để làm được điều đó những con người muồn tự mình làm ra chính số phận chính mình  này đã phải trả giá  bằng biết bao nước mắt, đau khổ, xót xa thậm chí có cả sự tuyệt vọng và máu nữa. Ngày tháng trôi đi, chàng thanh niên ít may mắn đó đã chiến thắng. Nụ cười trở về với anh sau bao đêm gian khổ vật lộn với đau thương để làm chủ được mình. Đặc biệt sự, hòa nhập kì diệu nhất là ngồi trên xe lăn, phát âm khó khăn, tay khoèo vào mà anh đã đi học trở lại và tấm bằng cử nhân Thương mại, kỹ sư giao thông, kỹ sư Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Bách khoa Hà Nội đã thuộc về anh trong ngày trao bằng tốt nghiệp. Việc này ngay những người bình thường như chúng ta không phải ai cũng làm được, vậy mà chàng trai tật nguyền Bạch Đình Vinh đã thành công. Hạnh phúc của anh không phải chỉ cho cá nhân mà còn là niềm tự hào của tất cả chúng ta. Biết khâm phục một con người đã dũng cảm vượt lên số phận cay đắng của mình cũng có nghĩa là chúng ta hoàn thiện chính bản thân mình.

Bởi vậy, nếu là một người may mắn, ta hãy cảm ơn cuộc sống và sống sao cho đúng. Đặc biệt, với những con người bất hạnh, ta hãy mở rộng lòng hơn. Họ cũng đầy đủ quyền như chúng ta, họ đáng được cảm thông và tôn trọng. Xã hội là nơi tu dưỡng mỗi con người. Nói thế cũng có nghĩa ảnh hưởng của xã hội xã tác động tới cá nhân. Tạo dựng một điều kiên tốt nhất để những người như họ phát huy khả năng là điều chia sẻ lớn nhất cho những con người thiếu may mắn.

Tuy nhiên trước vẻ đẹp của những con người đó. chúng ta không thể không đau xót bởi một số bộ phận thanh niên có lối sống buông thả, hủy hoại cuộc đời và tuổi xuân của mình vào các tệ nạn xã hội. Sống mà không có mục đích, không có lý tưởng và ước mơ như họ, thì đó là sự vật vờ của một cái chết! Họ là một mảng tối tăm cần xóa bỏ ngay. Những kẻ đó là sự tương phản rõ rệt với những tấm gương đẹp đẽ trên kia!

Những con người chúng ta gặp gỡ trên đây đều được coi là niềm tự hào của đất nước. Họ dựa vào chính sự phấn đấu của cá nhân để vượt lên mọi khó khăn, trở ngại về cả khách quan lẫn chủ quan nhằm tôn vinh con người, tôn vinh đất nước. Số phận khắt khe không làm  cho họ chùn bước trên con đường của chính mình. Nghị lực sống mạnh mẽ, ý chí vươn lên không ngừng, tình yêu cuộc sống và niềm lạc quan tin tưởng của họ đã thắp sáng cho tuổi trẻ chúng ta những ước mơ cao đẹp về sự chiến thắng số phận. Chẳng ai muốn những người xung quanh mình đau khổ,và càng không muốn bản thân đau khổ. Tuy nhiên, nếu chẳng may lâm vào tình cảnh khó khăn, ngặt nghèo, hãy biết chấp nhận và chống lại số phận. Một xã hội chỉ tốt đẹp khi có người công dân tốt. Sống tốt là có trách nhiệm với chính bản thân mình, có nghị lực, quyết tâm cùng ý chí vươn lên ngay từ ngày hôm nay.

3. Chỉnh sửa bài viết

Đọc lại bài viết, rà soát từng phần, từng đoạn để chỉnh sửa theo gợi ý sau đây:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.

Đọc lại phần mở bài, nếu chưa thấy hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận thì phải nêu cho rõ.

Thể hiện được ý kiến (tình cảm, thái độ, cách đánh giá,...) của người viết về hiện tượng (vấn đề).

Bổ sung những câu thể hiện tình cảm, thái độ, cách đánh giá về hiện tượng (vấn đề) nếu thấy còn thiếu.

Đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng để bài viết có sức thuyết phục.

Kiểm tra lại các lí lẽ và bằng chứng, nêu lí lẽ chưa chắc chắn, bằng chứng chưa tiêu biểu hoặc còn thiếu thì phải chỉnh sửa, thay thế, bổ sung.

Bảo đảm các yếu tố về chính tả và diễn đạt.

Tự phát hiện các lỗi về chính tả và diễn đạt và chỉnh sửa, thay thế, bổ sung.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm

Yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề):

- Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.

- Thể hiện được ý kiến của người viết.

- Dùng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống

Củng cố, mở rộng trang 71

Tiếng cười không muốn nghe

Tri thức Ngữ Văn

Trái Đất - cái nôi của sự sống

1 18,685 11/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: