Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 21 (Kết nối tri thức)

Hướng dẫn soạn bài Củng cố, mở rộng trang 21 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Củng cố, mở rộng trang 21 để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 2,814 25/11/2022
Tải về


Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 21 Kết nối tri thức

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 21

A. Soạn bài Củng cố, mở rộng ngắn gọn

Câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Thảo luận về các đặc điểm của truyền thuyết và hoàn thiện theo bảng mẫu sau:

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 21 (Kết nối tri thức) (ảnh 1)

Trả lời:

STT

Các yếu tố

Đặc điểm

1

Chủ đề

Thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

2

Nhân vật

Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.

3

Cốt truyện

Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục.

4

Lời kể

Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

5

Yếu tố kì ảo

Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.

Câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Sưu tầm một số bản kể của các truyền thuyết đã học. So sánh sự giống và khác nhau (sự kiện, chi tiết) giữa các bản kể. 

Trả lời:

Hùng Vương thứ 18 (vốn là một Kiếm khách Nhân tộc) có 1 người con gái tên là Mỵ Nương (Pháp sư Nhân tộc) đã đến tuổi lấy chồng. Hùng Vương muốn gả con gái cho một tù trưởng (bang chủ) hoặc 1 lạc tướng (đường chủ) nào đó đủ sức mạnh để có thể cai quản đế chế của ông. Điều ông lo lắng là hàng năm những bộ lạc (guild) nhỏ ven sông thuộc sự cai quản của ông đều bị cướp bóc và tàn phá bởi các bộ lạc sống dưới nước (Tịch tộc). Những bộ lạc này rất giỏi thủy binh lại có sức chiến đấu mãnh liệt nên lần nào hai bên giao chiến quân của Hùng Vương cũng bj thiệt hại nặng nề. Nghe nói ở vùng núi cao có người tù trường cũng rất tài giỏi tên là Sơn tinh (Thú tộc), người này vóc dáng thấp nhỏ tính khí hài hòa dù trẻ tuổi nhưng lại có quân đội rất thiện chiến trong tay và kỹ nghệ rèn đúc vũ khí vô cùng sắc bén, bộ lạc vừa có nguồn lâm sản dồi dào quý hiếm lại đồng quản lý Vũ tộc nên Hùng Vương có ý muốn gả Mỹ Nương cho người này

Mở ngoặc một chút ở đoạn này, Sơn Tinh có bố là Vũ tộc, mẹ là Thú tộc nên chàng được thừa hưởng quyền cai quản cả Thú tộc lẫn Vũ tộc. Thời điểm này người ta chưa có cách giám định AND nên không biết, chỉ có miệng lưỡi thế gian luôn nói “Sao con của Vũ tộc vs Thú tộc lại là Thú?”

Thủy Tinh (Thích khách Tịch tộc) một mình đi do thám tình hình bất ngờ gặp gỡ Mỵ Nương trên bãi cát ven sông đem lòng yêu mến. Đúng lúc này một bộ lạc nhỏ dưới nước tấn công lên bờ, trong lúc hỗn loạn Thủy tinh úp 1 chiếc thuyền độc mộc lên người Mỵ Nương cứu nàng khỏi việc bị bộ tộc kia bắt là nô lệ. Sau đó Mỵ Nương đem lòng yêu Thủy Tinh. Hai người hẹn ước với nhau dù biết không thể nào hai bộ tộc có thể chung sống hòa bình

Hùng Vương được Sơn Tinh cử ba người tin cậy từ trên núi xuống giúp đỡ việc chuẩn bị đám cưới và chống giặc nước. Người thứ nhất là Voi Điên (Thần thú build theo đường hóa hổ) thân hình to lớn sức vóc hơn người người này có trách nhiệm huấn luyện quân binh cho Hùng Vương. Người thứ hai là Ngựa Gió (Vũ mang Vũ tộc) thân hình bé nhỏ linh hoạt có thể thoắt ẩn thoắt hiện chuyên việc do thám và ám sát. Vẻ ngoài thì là do thám các bộ lạc Tịch tộc nhưng bên trong cũng ngầm theo dõi các hoạt động của Hùng Vương. Người thứ ba là Mỹ Kê, người này là nữ nhân thạo việc múa hát lại giỏi y thuật, vẻ ngoài là giúp đỡ việc cưới xin nhưng lại ngấm ngầm quyến rũ Hùng vương và các Lạc tướng. Khi ba người này xuất hiện Hùng Vương quả thật đã rất mừng rỡ liền sắp xếp ngày cưới.

Để công bằng theo tục lệ Hùng Vương vẫn phải tổ chức hội thi võ. Thủy Tinh và Sơn tinh đều có mặt tham gia. Không ngờ cuối cùng hai người chạm trán nhau và bất phân thắng bại. Hùng Vương đành dùng kế hiến lễ vật của Mỹ Kê để gây khó khăn cho Thủy Tinh. Một mặt sai Ngựa Gió dẫn vài chục tinh binh đón đường nhằm ám sát Thủy Tinh. Thủy Tinh biết không dễ gì Hùng Vương để cho đi dễ dàng nên hết sức đền phòng tương kế tựu kế (tàng hình – móc lốp) giết chết Ngựa Gió. Rồi mau chóng về chuẩn bị lễ vật

Chưa đến hạn 3 ngày một hôm có người báo có chiếc thuyền độc mộc đầu chim trôi về doanh trại. Thủy tinh ra xem thì thấy con dao găm và chuỗi vòng san hô của mình thì biết là Mỵ Nương đã gặp chuyện. Trong cơn mưa tầm tã mặt sông sóng cuộn trào Thủy tinh cùng hàng trăm tinh binh ngược dòng đến đòi Mỵ nương.

Đến trước cổng thành Thủy tinh gào tên Mỵ Nương nhưng chỉ có tiếng những mũi tên đồng rít lên trong không trung quân thủy tinh chết vô số kể. Thấy Thủy Tinh yếu thế Hùng Vương đứng trên cổng thành nói vọng xuống " Mỵ Nương đã được Sơn tinh đưa về núi. Nhà ngươi quay về đi, từ nay đừng xâm phạm bờ cõi của ta". Thủy tinh trong lòng uất hận rút cây chủy thủ phi thẳng vào chóp mũ của Hùng Vương làm đứt chùm lông chim trên đầu xong quay ra thuyền đuổi theo Sơn Tinh. Hùng Vương sợ hãi đứng chết lặng Mỹ Kê đứng cạnh lộ vẻ thất vọng vì mũi lao không là chết Hùng Vương.

Sơn Tinh Lúc này đang ngược dòng thì thấy đằng sau có thuyền Thủy tộc đuổi theo, biết có chuyện chẳng lành liền thúc quân cho thuyền chạy nhanh hơn. Thuyền nặng lại chở nhiều người nên chẳng mấy chốc đã bj thuyền của Thủy tinh đuổi kịp. Thủy tinh cất tiếng chửi mắng Sơn tinh đã dùng gian kế. Đáp lại Sơn Tinh cho Voi Điên chỉ huy những thuyền lớn đánh chặn Thủy tinh còn mình thì tách ra thuyền nhỏ đi trước. Thủy Tinh với số quân ít ỏi nên gặp khó khăn và phải vất vả để cầm cự. Trong khi đó chiếc thuyền chở Mỵ Nương ngày càng xa dần.Thủy Tinh đang chuẩn bị thất thế thì bỗng có hơn trăm thuyền nhỏ vun vút lao tới. Các thủy tộc nhỏ biết tin đã đến ứng cứu kịp thời. Trong chốc lát những thuyền lớn của Voi Điên chìm dần xuống nước. Mặt sông rộng loang máu đỏ và xác người. Thủy Tinh cảm ơn các bộ tộc anh em rồi một mình tiếp tục đuổi theo Sơn tinh bằng 1 chiếc thuyền độc mộc.

Sơn tinh đưa Mỵ Nương về thành, lập tức làm lễ động phòng. Ấy nhưng, ngay lúc này, Mỵ Nương phát hiện ra con người thật của Sơn Tinh, chàng không phải là Thần thú mà là Tiên thú. Trời đất như cuồng quay, một thoáng nghe lòng quặn đau, nàng đã nhận ra Thủy Tinh mới là người đàn ông đích thực, người đàn ông của đời nàng. Nàng đạp con les Sơn Tinh 1 phát dính vào tường rồi ôm mặt khóc tu tu. Sơn Tinh tức điên, ả bắt quân lính đem Mỵ Nương giam vào một am núi đá có lính canh cẩn mật, mục đích sẽ chờ ngày bố vợ rời đô đi thăm con sẽ ám sát và troán ngôi.

Lúc này, Thủy tinh đột nhập vào thành của Sơn tinh tận mắt chứng kiến những công nghệ vũ khí mà Sơn Tinh có trong tay và mưu đồ thôn tính Âu Lạc. Mờ sáng hôm sau Thủy tinh tìm được nơi giam giữ Mỵ Nương. Vượt qua rất nhiều khó khăn hai người chạy ra đến bãi sông nơi giấu chiếc thuyền của Thủy Tinh thì bị Sơn tinh và kỵ binh của mình đuổi kịp. Hai người giao chiến trên bãi cát rộng cuối cùng Sơn tinh thất thế bị Thủy tinh kề gươm đồng vào cổ. Ngay lập tức thị vệ của Sơn tinh ập đến gươm giáo tua tủa vây kín lấy ba người. Thủy tinh bị đâm một nhát vào vai từ phía sau làm thanh kiếm rơi xuống đất, Sơn tinh vùng dậy thoát khỏi hiểm nguy. Mỵ nương nhặt thanh kiếm đứng làm điểm tựa cho Thủy tinh khỏi ngã ngục… Trong một khoảnh khắc, thời gian bỗng như ngừng trôi… Bất ngờ Sơn tinh ra lệnh thả hai người vì chàng nhận thấy ánh lửa trong mắt Mỵ Nương.

Hai người dìu nhau lên chiếc thuyền độc mộc trôi xuôi theo dòng nước. Lúc bấy giờ Thủy tinh mới nằm yên ngắm Mỵ nương chèo thuyền. Mỵ Nương đứng cuối thuyền đang cất tiếng hát, tiếng hát vang cả khúc sông vừa ai oán lại vừa vui mừng...

Câu 3 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Tìm hiểu, giới thiệu một tác phẩm thơ hoặc vở kịch thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng và nội dụng truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. 

Trả lời:

- Tác phẩm thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng: Ngẫm về Thánh Gióng (Võ Xuân Tửu)

Thánh Gióng

Ăn cơm cà của dân mà lớn

Áo giáp dân cho che chở thân mình

Cưỡi ngựa sắt rèn từ con dao, cái cuốc

Không có dân thì chỉ là cậu bé mà thôi.

Thánh Gióng

Thắng giặc Ân rồi trở về trời

Để đất nước cho nhân dân làm lụng

Không ở lại kể lể công lao và độc quyền lãnh đạo

Không thông lưng với kẻ thù để giữ cái ngai.

Thánh Gióng

Ông đánh giặc vì dân chứ không phải vì mình

Nên không ghi độc quyền cho mình vào giáp cốt

Và ruộng của dân cứ để dân cày

Không gom thành của chung rồi chia nhau hưởng lợi.

Câu 4 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Theo em, vì sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông thường được đặt tên là Hội khoẻ Phù Đổng? 

Trả lời

- Hội thi lấy tích từ Thánh Gióng - người làng Phù Đổng. Thánh Gióng vừa có công với đất nước, vừa thể hiện cho sức khỏe, sức trẻ.

- Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, học sinh - lứa tuổi của Gióng, trong thời đại mới.

- Đặt tên là Hội khỏe Phù Đổng, vừa thể hiện lòng biết ơn, "uống nước nhớ nguồn". Vừa khích lệ tinh thần luyện tập thể thao, rèn luyện sức khỏe của thanh thiếu niên.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Bánh chưng, bánh giầy

Tri thức Ngữ Văn

Thạch Sanh

Thực hành tiếng Việt trang 30

Cây khế

1 2,814 25/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: