Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 trang 14 (Kết nối tri thức)

Hướng dẫn soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 7,987 25/11/2022
Tải về


Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 Kết nối tri thức

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4

A. Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 ngắn gọn

Sau khi đọc

Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Văn bản này thuật lại sự kiện gì? 

Trả lời:

Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 thuật lại sự kiện lễ hội Gióng.

Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Đoạn mở đầu của văn bản nêu rõ những thông tin gì? 

Trả lời:

Đoạn mở đầu của văn bản nêu rõ những thông tin:

- Hội Gióng diễn ra vào mùng 9 tháng 4 âm lịch hàng năm.

- Lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất ở Bắc Bộ.

Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Hội Gióng diễn ra ở những địa điểm nào? Những địa điểm đó nhắc em nhớ đến các chi tiết nào trong truyền thuyết Thánh Gióng? 

Trả lời:

- Cố Viên – giữa đồng thôn Đổng Viên – Vườn tương cà của mẹ Gióng, nơi bà giẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá có dấu chân kì lạ cũng ở đây.

- Miếu Ban – thôn Phù Dực - tên cũ là rừng Trại Nòn – Nơi Thánh được sinh ra. Đằng sau còn 1 ao nhỏ, giữa ao có gò, trên gò có bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm bằng đá là dụng cụ cắt rốn cho người anh hùng.

- Đền Mẫu (đền Hạ) – nơi thờ mẹ Gióng – xây ở ngoài đê.

- Đền Thượng – nơi thờ phụng Thánh – xây cất từ vị trí ngôi miếu tương truyền có từ thời Hùng Vương thứ sáu, trên nền nhà cũ của mẹ Thánh – có tượng Thánh, 6 tượng quan văn, quan võ chầu hai bên cùng 2 phỗng quỳ và 4 viên hầu cận.

Câu 4 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Hãy tóm tắt tiến trình diễn ra hội Gióng bằng một bảng với các nội dung: thứ tự, thời gian, không gian, sự kiện, người tham gia. 

Trả lời:

Thứ tự

Thời gian

Không gian

Sự kiện

Người tham gia

Ngày chuẩn bị Hội Gióng

1/3 đến 5/4 âm lịch

Khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích còn lại của Thánh tại quê hương làng Phù Đổng.

Chuẩn bị lễ hội.

Dân làng, ...

Bắt đầu Hội

6/4 âm lịch

Đền Mẫu, đền Thượng.

Lễ rước cờ, rước cơm chay (cơm cà).

Dân làng, ...

8/4 âm lịch

Từ đền hạ về đền Thượng.

Lễ rước nước.

Dân làng, ...

Chính Hội

9/4 âm lịch

Trước thủy đình ở đền Thượng. Một cánh đồng rộng lớn.

Múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân. Hát dân ca. Đánh cờ người. Chia nhau đồ tế lễ.

28 cô tướng từ 9-12 tuổi, 80 phù giá, dăm ba bé trai, ông Hổ, ông Trống, ông Chiêng và 3 viên Tiểu Cồ, Dân chúng xem hội, ...

Vãn Hội

10/4 âm lịch

Làng Phù Đổng.

Lễ duyệt quân, tạ ơn Thánh.

Dân làng, ...

11/4 âm lịch

Làng Phù Đổng.

Làm lễ rửa khí giới.

Dân làng, ...

12/4 âm lịch

Làng Phù Đổng.

Làm lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất.

Dân làng, ...

Câu 5 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội được tác giả bài viết giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng. Tìm và liệt kê các hình ảnh, hoạt động đó. 

Trả lời:

Các hình ảnh, hoạt động trong lễ hội mang ý nghĩa tượng trưng:

- Mồng 8 có lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng: tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc 

- Mồng 9 vào chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân: Hội trận mô phỏng lại, tượng trưng cho cảnh Thánh Gióng đánh giặc tại cánh đồng, có 28 đạo quân thù, có đạo quân mục đồng

- Ngày 12 có lễ rước cờ, tượng trưng cho báo tin chiến thắng với trời đất

Câu 6 (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Theo tác giả bài viết, lễ hội Gióng có ý nghĩa, giá trị gì? 

Trả lời:

Theo tác giả, lễ hội Gióng là dịp diễn ra những nghi thức lễ với thao tác thuần thục, mang tính nghệ thuật và biểu trưng cao. Đồng thời, lễ hội Gióng còn là dịp để mỗi người Việt Nam cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều: cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế,... Tất cả đều là những giá trị văn hóa được lưu giữ mãi mai sau trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4

1. Xuất xứ

Xuất xứ: Báo điện tử Hà Nội mới, 2004.

2. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “đồng bằng Bắc Bộ” (Giới thiệu về lễ hội gióng).

- Phần 2: Từ tiếp theo đến “nêu lên thời gian, đặc điểm và diễn biến buổi lễ” (Giới thiệu về lễ hội Gióng).

- Đoạn 3: Còn lại (Ý nghĩa của lễ hội Gióng).

3. Thể loại: tản văn.

4. Tóm tắt:

Lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4” thuật lại sự kiện này diễn ra vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch, tại xã Phù Đổng, huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội. Đúng đến tháng 4 âm lịch, từ ngày mồng 1 đến mồng 5 chuẩn bị Hội Gióng, mồng 6 đến mồng 8 bắt đầu hội, mồng 9 là chính hội và mồng 10 đến 12 là vãn hội. Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc. Hội Gióng có ý nghĩa, giá trị rất lớn. là một di sản văn hóa dân tộc cần được bảo tồn, giữ gìn và phát huy.

Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 Kết nối tri thức (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung

Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuyết minh về Hội Gióng. Người viết cung cấp những thông tin như thời gian, địa điểm, ý nghĩa và đặc biệt là các nghi thức độc đáo. 

6. Giá trị nghệ thuật

Số liệu chính xác, lời văn chân thực, cô đọng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Kể lại một truyền thuyết

Củng cố, mở rộng trang 21

Bánh chưng, bánh giầy

Tri thức Ngữ Văn

1 7,987 25/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: