Soạn bài Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến trang 126 (Kết nối tri thức)

Hướng dẫn soạn bài Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 4,594 11/11/2022
Tải về


Soạn bài Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến Kết nối tri thức

A. Soạn bài Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến ngắn gọn

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Mục đích: Chia sẻ trải nghiệm của bản thân về một vùng đất.

- Người nghe: Thầy cô, bạn bè, người thân và những người đang muốn đến thăm vùng đất mà em nói tới.

- Hãy nhớ lại những trải nghiệm về nơi em sống hoặc về một vùng đất mà em từng đến thăm. Chọn nói về một trải nghiệm để lại cho em nhiều ấn tượng và cảm xúc nhất.

- Viết ra giấy các ý chính của bài nói. Cần có nội dung giới thiệu hoàn cảnh dẫn đến trải nghiệm mà em muốn chia sẻ (đi tới trường, đi chợ hay dạo phố cùng người thân, về thăm quê hay du lịch cùng gia đình, đi tham quan với lớp…) tả khung cảnh mà em quan sát được (nhộn nhịp, rộn rã, náo nhiệt hay yên tĩnh, bình lặng, hoang sơ…) nêu những trải nghiệm và ấn tượng nổi bật của em về khung cảnh nơi em nói đến.

- Chuẩn bị tranh ảnh , đoạn phim ngắn… liên quan đến trải nghiệm (nếu có).

b. Tập luyện

Tập trình bày một mình hoặc trước bạn bè, người thân và nhờ họ nhận xét, góp ý. Tập luyện nhiều sẽ giúp em hoàn thiện bài nói tự tin hơn khi trình bày trước lớp.

2. Trình bày bài nói

- Trình bày bài nói một cách rõ ràng, nhấn mạng những điểm quan trọng.

- Nêu câu hỏi để lôi cuốn người nghe tham gia tương tác.

- Bày tỏ sự hào hứng khi tái hiện, kể về những cảnh, những sự việc mà em đã chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia. Khi nói, kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, biểu cảm của nét mặt) để thu hút sự chú ý của người nghe.

- Trong khi nói, sử dụng những bức ảnh hay đoạn phim ngắn minh họa vào thời điểm thích hợp.

3. Sau khi nói

- Người nghe:

+ Cùng hình dung đặc điểm của sự vật, sự việc được người nói kể, tả, từ đó nêu ý kiến nhận xét hoặc cảm xúc của mình về bài nói.

+ Nêu câu hỏi về những điều cần làm rõ thêm: thông tin về lịch sử, địa lí, văn hóa có liên quan đến không gian được nói tới.

+ Góp ý về cách trình bày (ngữ cách, cách diễn đạt, sự tương tác với người nghe)

- Người nói:

+ Lắng nghe và phản hồi những chia sẻ của người nghe một cách tích cực.

+ Giải thích những điều người nghe cần làm rõ.

+ Cảm ơn và tiếp thu những góp ý với tinh thần cầu thị.

II. Thực hành nói và nghe

- Mở đầu: Kính chào thầy cô và các bạn, sau đây em xin phép được trình bày về vấn đề… (nội dung vấn đề)

- Nội dung chính:

Đối với mỗi đứa trẻ chúng em, quê hương chính là nơi gắn bó nhất. Từng con đường, căn nhà hay góc làng đều đầy ắp những kỉ niệm. Nhưng cánh đồng mới là nơi em cảm thấy yêu thích nhất.

Những ngày hè được về quê thăm ông bà ngoại. Em thường dậy rất sớm và cùng ông ngoại đi dạo trên con đường ven cánh đồng. Khi ấy, ánh mặt trời của ngày mới chỉ vừa bắt đầu ló rạng cũng đủ khiến mọi vật dường như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ánh nắng ấm áp làm tan những giọt sương sớm còn đọng trên những chiếc lá. Những ruộng lúa xanh mướt trải dài mênh mông. Gió từ xa thổi vào khiến cho những hàng lúa đung đưa như nhảy múa trước gió. Từ phía đường làng đi lại, một vài bác nông dân vừa đi vừa trò chuyện thật vui vẻ. Không khí buổi sáng ở cánh đồng thật trong lành mát mẻ làm sao.

Vì là mùa hè nên chẳng mất bao lâu sau, ánh nắng đã lên cao. Những giọt sương cũng tan dần. Bầu trời trở nên xanh hơn và cao hơn, không có một gợn mây nào cả. Tiếng chim gọi nhau ríu rít nghe thật vui tai. Lúc này, cánh đồng như được bao phủ bởi một màu vàng thật ấm áp của nắng. Và của cả những bông lúa vàng ươm, trĩu nặng nữa. Mùi lúa thơm theo những cơn gió lan tỏa khắp cánh đồng. Em thầm nghĩ rằng vụ mùa này chắc hẳn sẽ lại là một vụ mùa bội thu của các bác nông dân đây.

Cũng vào lúc này, các bác nông dân ra đồng làm việc nhiều hơn. Những chú trâu được thả đang thung thăng gặm cỏ ở phía đồi cỏ. Đàn cò trắng chao lượn vài vòng trên không rồi đáp xuống nghỉ ngơi. Mỗi người một công việc của mình, ai cũng thật bận rộn. Sau đó, em còn được thử xuống đồng thu hoạch cùng các bác nông dân. Công việc thật vất vả, nhất là việc sử dụng liềm - một dụng cụ chuyên dùng để cắt lúa. Vậy mà giữa cái nắng nóng của mùa hè, các bác nông dân vẫn cần mẫn làm việc. Thế mới thấy rằng, việc làm nông không hề đơn giản chút nào.

3. Sau khi nói 

Trao đổi về bài nói một theo một số gợi ý sau:

Người nghe

Người nói

Cùng hình dung đặc điểm của sự vật, sự việc được người nói kể, tả, từ đó nêu ý kiến nhận xét hoặc cảm xúc của mình về bài nói.

Lắng nghe và phản hồi những chia sẻ của người nghe một cách tích cực.

Nêu câu hỏi về những điều cần làm rõ thêm thông tin về lịch sử, địa lý, văn hóa có liên quan đến không gian được nói tới.

Giải thích những điều người nghe cần làm rõ.

Góp ý về cách trình bày dữ liệu, cách diễn đạt, sự tương tác với người nghe.

Cảm ơn và tiếp thu những góp ý với tinh thần cầu thị.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Củng cố và mở rộng trang 127

Thực hành đọc: Nghìn năm tháp Khương Mỹ trang 128

Tri thức Ngữ văn

Bài học đường đời đầu tiên

Thực hành tiếng Việt trang 20

1 4,594 11/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: