Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi trang 119 (Kết nối tri thức)

Hướng dẫn soạn bài Cửu Long Giang ta ơi bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Cửu Long Giang ta ơi để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 3192 lượt xem
Tải về


Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn lớp 6 Tập 1 Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi

A. Soạn bài Cửu Long giang ta ơi ngắn gọn

Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Theo em, nhan đề bài thơ có gì đặc biệt? Nhan đề ấy gợi lên ấn tượng, cảm xúc gì? 

Trả lời:

Nhan đề bài thơ Cửu Long Giang ta ơi rất đặc biệt:

- Nhan đề như một tiếng gọi trìu mến. Từ “ơi” đặt ở cuối câu thể hiện tiếng gọi thân tình.

- Nhan đề thể nổi bật với phép nhân hóa dòng sông Cửu Long, khiến sự vật hiện lên sinh động, cũng có hơi thở, linh hồn như một con người.

- Nhan đề còn thể hiện niềm tự hào về dòng sông Cửu Long.

Câu 2 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em hình dung thế nào về "tấm bản đồ rực rỡ"? Nhân vật trong bài thơ có cảm xúc như thế nào khi nhìn tấm bản đồ ấy. 

Trả lời:

- Tấm bản đồ rực rỡ được tác giả nhắc trong bài chính là tấm bản đồ quê hương xứ sở của tác giả. Từ láy “rực rỡ” thể hiện vẻ đẹp lớn lao, nổi bật của tấm bản đồ.

- Nhân vật trữ tình cảm thấy hạnh phúc khi nhìn tấm bản đồ qua phép so sánh “như đồng hoa gặp một đêm mơ”.

Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kong. 

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kong:

- Mê Kong chảy, Mê Kong cũng hát

- Chín nhánh Mê Kong phù sa nổi váng

- Ruộng bãi Mê Kong trồng không hết lúa

- Bến nước Mê Kong tôm cá ngợp thuyền

- Mê Kong quặn đẻ, chín nhánh sông vàng

Câu 4 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

Trả lời:

- Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết: Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương/Mồ hôi vã bãi lầy thành đồng lúa

Qua đó, em thấy nông dân Nam Bộ là những con người chịu nhiều vất vả nhưng luôn chịu thương chịu khó, cần cù, chất phác, thật thà.

Câu 5 (trang 122 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Tại sao? 

Trả lời:

Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Trong số đó, em thích các hình ảnh:

“Mê Kông quặn đẻ/ Chín nhánh sông vàng”: hình ảnh này thể hiện sự đoàn kết, đùm bọc, yêu thương như ruột thịt của đồng bào sông Cửu Long. Dòng sông Mê Kông được nhân hóa như một người mẹ đã sinh ra các nhánh sông để chảy trôi đi mọi miền đem lại nguồn sống đến với khắp nơi.

- “Cha ông ta nhắm mắt/ Truyền cháu con không bao giờ chia cắt”: thể hiện công ơn của cha ông đi trước đã ngã xuống để đất nước được vẹn tròn và là nhắn nhở thế hệ mai sau về tình yêu, sự đoàn kết, yêu thương đối với dân tộc.

Câu 6 (trang 122 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như dòng mạch chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười tuổi đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Tình yêu dòng sông, quê hương, đất nước được thể hiện chân thật và sinh động từ những cảm xúc ngây ngô thuở bé cho đến khi trưởng thành, cầm vũ khí bảo vệ dân tộc. Đó là một tình cảm cảm quý, thiêng liêng của một người con đất Việt oai hùng.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Cửu Long Giang ta ơi

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Nguyên Hồng (1918 – 1982). Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo.

- Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống.

Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Ông viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ.

- Các tác phẩm chính: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

- Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm.

- Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Đây được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

b. Phong cách nghệ thuật

- Đối tượng sáng tác: những con người nhỏ bé, những lớp người dưới đáy của xã hội thành thị. Ông xứng đáng được coi là nhà văn chân chính của những người khốn khổ. Một tình cảm nhân đạo thiết tha đối với quần chúng lao động nghèo thấm đượm trong toàn bộ sáng tác của nhà văn.

- Được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ với biệt hiệu “Nhà văn của phụ nữ và trẻ em”.

- Là nhà văn của niềm tin và ánh sáng, luôn đi tìm vẻ đẹp của con người trong khổ đau, khám phá chất thơ của đời sống cần lao.

- Giọng điệu trữ tình vừa bồng bột thiết tha, vừa sôi nổi mãnh liệt.

c. Giải thưởng

- Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Trích Trời xanh, NXB Văn học, Hà Nội (1960).

2. Thể loại:

3. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (từ đầu…không bao giờ chia cắt): hình ảnh lớp học trong nỗi nhớ của tác giả.

- Phần 2 (còn lại): hình ảnh lớp học trong hiện tại.

4. Nội dung chính:

Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, rộng lớn, mênh mông của dòng Mê Kông. Đồng thời ca ngợi những người nông dân trên mảnh đất này đã cực nhọc, chân lấm tay bùn để xây dựng quê hương và giữ gìn đất đai sông núi của tổ quốc.

Soạn bài Cửu Long Giang ta ơi Kết nối tri thức (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ và thể hiện tình cảm của tác giả dành cho quê hương, xứ sở Việt Nam.

6. Giá trị nghệ thuật:

Thể thơ tự do với kết cấu đặc biệt cùng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp,...

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến

Củng cố và mở rộng trang 127

Thực hành đọc: Nghìn năm tháp Khương Mỹ trang 128

Tri thức Ngữ văn

1 3192 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: