Soạn bài Bắt nạt trang 27 (Kết nối tri thức)

Hướng dẫn soạn bài Bắt nạt bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Bắt nạt để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 6,281 22/11/2022
Tải về


Soạn bài Bắt nạt Kết nối tri thức

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 1 Soạn bài Bắt nạt

A. Soạn bài Bắt nạt ngắn gọn

Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?

Trả lời:

Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ:

- Với các bạn bắt nạt: Nhân vật không đồng tình và đưa ra những câu đừng bắt nạt tất cả mọi thứ như: đừng bắt nạt người lớn, trẻ con, đừng bắt nạt chó mèo, cái cây, nước khác. Vì bắt nạt là người rất xấu, rất hôi. Dù bị bắt nạt quen rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt. Sau cùng, nhân vật bày tỏ thái độ nếu đi bắt nạt người khác thì hãy đọc bài thơ này và đến gặp nhân vật ngay. 

- Với các bạn bị bắt nạt: Nhân vật so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn nhút nhát, giống "thỏ non" đáng yêu.

Câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Cụm từ "đừng bắt nạt" xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?

Trả lời:

- Cụm từ "bắt nạt" xuất hiện 17 lần trong bài thơ.

- Tác dụng:

+ Tăng tính nhạc cho bài thơ.

+ Nhấn mạnh việc bắt nạt là xấu và nhắc nhở các bạn nhỏ không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình, nếu bắt nạt người khác thì đó chính là người xấu. Đồng thời khuyên nhủ các bạn nên làm những việc có ý, tích cực tạo nên sự vui vẻ, yêu đời hơn. 

Câu 3 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó? 

Trả lời:

Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là:

- Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị bắt nạt của nhân vật.

- Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước.

- So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ. 

Câu 4 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.

Trả lời:

- Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Thái độ và cách xử lý của em trong các tình huống đó là:

+ Khi bị bắt nạt: Em nói với cô giáo để cô giáo xử lí nghiêm các bạn cùng trường, lớp hoặc nói với ông bà, cha mẹ để ông bà giúp đỡ em.

+ Bắt nạt người khác: Em đã được bố mẹ giải thích, khuyên nhủ và góp ý để em sửa sai lần sau không lặp lại tính xấu đó nữa. 

- Khi đọc xong bài thơ, em thấy mình cần phải mạnh dạn hơn nữa để bảo vệ các bạn bị bắt nạt, nói chuyện với người lớn để được giúp đỡ. Và bỏ hẳn thói bắt nạt người khác. Cần học tập, vui chơi tích cực để tránh xa những thói hư, tật xấu. 

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Bắt nạt 

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh năm 1982 tại Hà Nội.

- Sáng tác từ năm 12 tuổi, hiện tại có hàng ngàn bài thơ.

- Thơ ông viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi mới.

Soạn bài Bắt nạt Kết nối tri thức (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm

- Thơ: Nguyễn Thế Hoàng Linh đã viết hàng nghìn bài thơ trên diễn đàn internet. Tác giả đã chọn lựa và làm thành các tập thơ sau: Mầm sống, Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong lòng thế, Bé tập tô, Mật thư, Ra vườn nhặt nắng,...

- Văn xuôi: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, Chuyện của thiên tài (tiểu thuyết), Văn chương động,...

b. Giải thưởng

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2004 cho tiểu thuyết Chuyện của thiên tài.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ: Trích trong tập Ra vườn nhặt nắng, NXB Thế giới, Hà Nội 2017.

2. Thể loại: Thơ 5 chữ

3. Bố cục: 4 phần

- Phần 1: Khổ 1 (Nêu vấn đề bắt nạt là xấu).

- Phần 2: Khổ 2, 3, 4 (Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt).

- Phần 3: Khổ 5, 6 (Phân loại đối tượng bắt nạt)

- Phần 4: Khổ 7, 8 (Lời khuyên răn và bài học cho chúng ta)

4. Nội dung chính

Bài thơ như một lời nhắc nhở tất cả mọi người không nên có tính cách bắt nạt, trêu trọc bạn bè vì đó là tính cách không tốt. Chúng ta phải hòa đồng, yêu thương tất cả mọi sự vật ở cuộc sống này. Học tập nhiều điều mới lạ phát triển bản thân, bênh vực và giúp đỡ những người yếu đuối.

Soạn bài Bắt nạt Kết nối tri thức (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt là khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.

6. Giá trị nghệ thuật:

Thể thơ 5 chữ kết hợp các biện pháp tu từ điệp từ, so sánh,... cùng lối thơ trong trẻo, tươi vui, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của em

Kể lại một trải nghiệm của em

Củng cố và mở rộng trang 33

Thực hành đọc: Những người bạn trang 34

Tri thức ngữ Văn

1 6,281 22/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: