Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội trang 76 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Cánh diều

Với soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội trang 76 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 265 lượt xem


Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

1. Định hướng

1.1 Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là ghi lại những kết quả đã nghiên cứu được về một đề tài thuộc lĩnh vực tự nhiên (vật lí, hóa học, sinh học,...) hoặc xã hội (văn học, lịch sử, chính trị, văn hóa,...) mà em quan tâm.

Đọc bản tóm tắt sau và tìm hiểu cách trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu các câu hỏi bên dưới:

- Bản tóm tắt cho biết nội dung chính của báo cáo là gì?

- Nội dung nghiên cứu gồm những gì?

- Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua các đề mục nào?

- Việc đưa các biểu đồ vào báo cáo nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Nội dung chính của báo cáo: Thực trạng học tập trực tuyến của học sinh phổ thông Việt Nam trong bối cảnh Covid-19.

- Nội dung nghiên cứu gồm:

+ Điều kiện học tập trực tuyến.

+ Các hoạt động học tập của học sinh trong thời gian học tập trực tuyến.

+ Hiệu quả của học tập trực tuyến.

- Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua các đề mục: 2.3. Kết quả nghiên cứu

- Việc đưa các biểu đồ vào báo cáo nhằm mục đích đưa ra số liệu cụ thể giúp bài báo cáo thêm độ tin cậy, khoa học, rõ ràng.

1.2. Để viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội, các em cần lưu ý:

- Tiến hành tự nghiên cứu (hoặc lập nhóm nghiên cứu) theo quy trình.

- Xây dựng dàn ý (đề cương) của báo cáo nghiên cứu.

- Viết báo cáo nghiên cứu dựa trên dàn ý đã lập.

- Ngoài dàn ý và cách trình bày báo cáo như trường hợp đã nêu ở ý I.1. mục I. Định hướng, có thể trình bày theo các cách khác, nhưng cần nhân mạnh những những kết quả nghiên cứu mới về vấn đề, trích dẫn các nguồn tư liệu một cách đầy đủ, đúng quy định. Phần cuối báo cáo nêu rõ các tài liệu tham khảo.

2. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Bài tập (trang 78 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Em hãy thay mặt nhóm để viết báo cáo nghiên cứu về vấn đề tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh trường em.

a. Chuẩn bị

- Đọc kĩ đề bài, xác định vấn đề cần nghiên cứu và viết báo cáo nghiên cứu. Tiến hành nghiên cứu theo quy trình đã nêu ở ỷ 12, mục 1. Định hướng.

- Xác định bố cục của báo cáo nghiên cứu cần viết. - Tập hợp các nội dung chính đã nghiên cứu (kết quả nghiên cứu).

- Chuẩn bị các ngữ liệu (các trích dẫn, tài liệu tham khảo, tranh, ảnh, biểu đồ,... minh hoạ cho báo cáo.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho báo cáo nghiên cứu bảng cách suy luận từ khái quát đến cụ thể theo sơ đồ sau:

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội trang 76 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Cánh diều (ảnh 1)

- Lập dàn ý cho báo cáo nghiên cứu bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Phần mở đầu

+ Lí do chọn đề tài nghiên cứu.

+ Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

+ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

+ Phương pháp nghiên cứu.

Phần nội dung nghiên cứu

+ Khái quát về mạng xã hội.

+ Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh trường em.

+ Những tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh trường em.

+ Giải pháp đối với những tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh trường em.

Phần kết luận và khuyến nghị

+ Ý nghĩa của việc nghiên cứu về tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh trường em.

+Khuyến nghị.

c) Viết

- Viết báo cáo nghiên cứu theo dàn ý đã lập, chú ý giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, trình bày kết quả một cách cụ thể, rõ ràng.

- Trong khi viết, kết hợp sử dụng chữ viết với các phương tiện khác như tranh, ảnh, sơ đồ, bảng biểu, đường dẫn tới các trang web,... để trình bày kết quả nghiên cứu.

- Lập danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn thông tin từ các nguồn tài liệu tham khảo dùng quy cách như đã nêu trong mục I. Định hưởng. D

- Dùng từ ngữ chính xác và viết đang chính tả, ngữ pháp,...

* Bài văn mẫu tham khảo:

Báo cáo nghiên cứu về vấn đề tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh trường THPT Kim Liên - Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Xã hội càng phát triển khiến cho nhu cầu sống của con người ngày càng trở nên cao hơn. Đây là lúc các dịch vụ giải trí lên ngôi và đặc biệt là nền giải trí điện tử trực tuyến. Các trang mạng xã hội ngày càng phát triển, có thể kể đến mạng xã hội Facebook, Instagram, Tiktok, ... Giờ đây hầu hết thời gian các bạn trẻ sử dụng các trang mạng xã hội còn lớn hơn thời gian giao tiếp thực tế khiến nó không con chỉ là một món ăn tinh thân mà đã trở thành cơm ăn, áo mặc. Chính sự tiếp xúc và sử dụng trong thời gian dài như vậy khiến cho trang mạng xã hội không chỉ là giải trí mà nó còn có sức ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm và hành vi của một con người.

Chính sự ảnh hưởng này khiến chúng tôi chọn đề tài “Tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh trường THPT Kim Liên - Hà Nội”. Bài nghiên cứu này sẽ phân tích rõ hai mặt lợi và hại của việc sử dụng mạng xã hội. Nếu sử dụng đúng cách thì mạng xã hội vừa là nơi giao lưu kết bạn, nơi giải trí, nơi cập nhập các thông tin mới nhất, nóng hỏi nhất. Nhưng nếu lạm dụng nó thì người dùng không chỉ lãng phí thời gian mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, khiến cho họ không có thời gian học tập. Hội chứng nghiện mạng xã hội chính là minh chứng rõ nhất cho con dao hai lưỡi của một sự vật. Mạng xã hội không sai, nó tốt hay không sẽ phụ thuộc vào cách sử dụng của mỗi người.

2. Mục đích nghiên cứu.

- Tìm hiểu thực tế thời gian sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT.

- Tìm hiểu về tác động của mạng xã hội đến học sinh.

- Tìm ra mục đích sử dụng chính của học sinh khi dùng mạng xã hội.

- Tìm hiểu về các mặt trái, các tác động tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh THPT

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội đối với học sinh.

- Phạm vi nghiên cứu: 150 học sinh lớp 12, trường THPT Kim Liên - Hà Nội.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp đối chiếu so sánh

- Phương pháp tổng hợp thông tin

- Phương pháp hệ thống dữ liệu

5. Bố cục của đề tài.

- Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài triển khai theo 3 vấn đề:

+ Vai trò, vị trí của mạng xã hội với học sinh hiện nay.

+ Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội với học sinh.

+ Các biện pháp giúp giảm các tác động tiêu cực và cách hướng học sinh sử dụng mạng xã hội tốt hơn.

PHẦN NỘI DUNG

I. Mạng xã hội Facebook là gì, nguồn gốc và thời gian xuất hiện tại Việt Nam.

Được du nhập về Việt Nam tu năm 2009. Facebook la nền tảng mạng xã hội trực tuyến, miễn phí đến từ đất nước Mỹ. Tại thế giới riêng này, người dùng có thể tham gia được vào một cuộc sống mới, có bạn bè người thân ở trên đó. Họ có the giao tiếp với nhau dễ dàng hơn từ những cuộc gọi miễn phí, những tin nhắn được lưu lâu dài đến những cuộc gọi điện có thể nhìn thấy nhau dù đang cách nhau cả nửa vòng trái đất. Ở đây họ có thể cập nhập trạng thái tâm tư của mình từng phút từng giây cũng như có thể theo dõi tình trạng của bạn bè mình mà không cần nhấc máy lên hay đến gặp nhau trực tiếp.

Ngay khi tiến vào thị trường Việt Nam, Facebook đã được đón chào rất nồng nhiệt nhất là với cộng đồng các bạn trẻ. Ưu điểm lớn nhất của Facebook chính là sự tương tác giữa con người với nhau rất thực, thậm chí còn nhiều hơn cả ngoài thực tế. Tính tương tác qua lại khiến cho con người có thể kết nối với nhau trên đó, cũng như có thể thỏa mãn được việc bộc lộ cảm xúc một cách gián tiếp. Hơn thế nữa, Facebook ngày càng thông minh có thể nhận biết được từng nhu cầu cá nhân của mỗi người dùng như sở thích ăn uống, mua sắm để có thể hỗ trợ đáp ứng những nhu cầu đó. Nhưng mặt trái của việc sống ở một thế giới khác quá lâu chính là khiến con người ta bỏ rơi, xa rời cuộc sống thực tế hiện tại. Thay vì họ gặp nhau giao tiếp đối mặt ngoài đời thì giờ chỉ có những tin nhắn vô cảm để trao đổi thông tin với nhau. Sống ở thế giới này khiến con người suy giảm kỹ năng giao tiếp, khiến họ mất đi sự ứng biến linh hoạt trước các tình huống phát sinh đột xuất. Nó sẽ biến thành căn bệnh khôn lường khi giờ đây rất nhiều bạn học sinh bỏ ra quá nhiều thời gian để sử dụng Facebook. Nếu trong một khoảng thời gian ngắn mà không lướt Facebook họ sẽ cảm thấy bứt rứt khó chịu, không thể tập trung làm bất cứ chuyện gì khác.

* Vai trò của mạng xã hội đối với học sinh thuộc đối tượng nghiên cứu

Theo thống kê, gần như 100% các em học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Kim Liên đều sử dụng mạng xã hội Facebook với các mục đích khác nhau. Các em đã coi mạng xã hội Facebook trở thành một điều tất yếu không thể thiếu mỗi ngày như chính nhu cầu ăn, ngủ. Một phần lớn vì hầu hết bạn bè của các em cả bạn bè hiện tại và bạn bè cũ cùng với gia đình họ đều có mặt ở trên đó. Có đến trên 80% các bạn học sinh đã khẳng định không có nhu cầu cũng như mong muốn từ bỏ sử dụng Facebook trong tương lai. Nhưng giờ đây khi các mối quan hệ của các bạn chỉ nằm trên một cái điện thoại, một phần mềm ứng dụng thì càng nhiều mối quan hệ không thật lòng, không thực tế sẽ xuất hiện. Không thể phủ nhận sự tiện lợi cũng như lợi ích của trang mạng xã hội Facebook vì theo thống kê, các bạn học sinh còn sử dụng chúng như một hội nhóm trao đổi về vấn đề học tập cũng như là nơi chia sẻ, lưu trữ, cập nhập thông tin lịch học, thời khóa biểu hay chính các bài giảng và các bài tập mà thầy cô giao cho. Chính vì vậy đánh giá một cách khách quan thì Facebook không chỉ tăng tính tương tác, là nơi học sinh có thể mang đến cá tính riêng của mình còn có thể đem lại nhiều tác tiện ích sử dụng khác nhau.

* Với chính tác giả nghiên cứu, Facebook đóng vai trò như thế nào?

Với chính tôi, Facebook cũng đã đóng một vai trò quan trọng, khó có thể thiếu được trong cuộc sống. Tải trang Facebook cá nhân tôi có thể thoải mái thể hiện suy nghĩ của mình, chia sẻ những hình ảnh mới nhất của bản thân cũng như là nơi tôi tán gẫu trò chuyện với bạn bè mà không mất một đồng chi phí nào dù là nhắn tin hay gọi điện. Dù chính bản thân mình đang nghiên cứu đề tài này với đối tượng là bạn học cũng như chính cá nhân mình, tôi sẽ sử dụng bài nghiên cứu này làm phương tiện nêu lên mặt tốt và mặt xấu của việc sử dụng mạng xã hội một cách khách quan, công bằng nhất. Từ những hiện trạng đó có thể đưa ra những biện pháp khắc phục mặt xấu và đẩy mạnh mặt tốt của việc sử dụng trang mạng xã hội Facebook cho học sinh cuối cấp trung học phổ thông.

II. Những ảnh hưởng thực tế của mạng xã hội đối với học sinh

* Thực trạng thực tế của học sinh lớp 12 trường THPT Kim Liên - Hà Nội trong việc sử dụng Facebook.

Thực tế hiện nay không chỉ Facebook mà các trang mạng xã hội đã phủ sóng đến phần lớn các bạn trẻ nước Việt Nam ta. Nó không chỉ là một blog chia sẻ những niềm vui nỗi buồn mà còn là cuốn nhật ký hàng ngày của mỗi người. Dù đã xuất hiện tại Việt Nam được hơn mười lăm năm nhưng trang Facebook không những không có dấu hiệu hạ nhiệt mà số lượng tài khoản mới kích hoạt ngày càng nhiều.

Tại chính nước ta, tốc độ truy cập rất nhanh và hầu như mọi người nổi tiếng trong mọi lĩnh vực đều xuất hiện ở trên đó. Trong nghiên cứu khảo sát thực tế có hơn 95% có sử dụng thường xuyên trang mạng xã hội Facebook. Kết quả đó có thể khẳng định được độ phổ biến của Facebook với các bạn học sinh lớp 12 của trường THPT Kim Liên.

Hầu như bạn học sinh nào cũng có ít nhất một tài khoản Facebook cá nhân. Thậm chí nhiều bạn còn có riêng cho mình từ một đến hai tài khoản ảo để sử dụng đồng thời. Đa số các bạn đã sử dung Facebook trên một năm, thể hiện sự gắn bó của bản thân các bạn với trang mạng này. Dù đều biết đến những mặt xấu của việc lạm dụng Facebook nhưng có đến 84% các bạn học sinh khẳng định mình có thể chủ động tránh nó cũng như khẳng định sẽ không từ bỏ sử dụng Facebook trong tương lai.

* Mục đích sử dụng Facebook của các bạn học sinh lớp 12 trường THPT Kim Liên.

Theo thống kê của cuộc điều tra, có thể chia mục đích sử dụng thành ba mục lớn. Đầu tiên cũng chiếm con số lớn nhất chính là mục đích sử dụng Facebook như một kênh chia sẻ, lưu trữ trạng thái nhật ký hàng ngày. Tiếp theo là mục đích giao lưu kết nối, các bạn học sinh sẽ sử dụng như một kênh liên lạc để nói chuyện giao lưu với nhau. Mục đích cuối cùng chính là tính năng giải trí của trang mạng xã hội này. Các bạn có thể lên đó chơi game, xem phim, tìm kiếm các thông tin mới.

* Những tác động tích cực khi sử dụng Facebook đúng cách.

Nếu biết sử dụng thì trang mạng xã hội Facebook có thể trở thành một công cụ đắc lực cho người dùng. Facebook tạo ra một thế giới ảo có toàn bộ cuộc sống trên đó, là không gian để mọi người tương tác, giao lưu, trò chuyện với nhau một cách dễ dàng mà không mất chi phí. Facebook còn có thể giúp mỗi người mở rộng các mối quan hệ cá nhân, là nơi họ có thể tìm kiếm những người quen cũ lâu ngày không gặp. Ngoài ra với mục đích kinh tế, Facebook có thể trở thành một trang thương mại điện tử, là nơi tập hợp trăm ngàn người bán người mua. Họ có thể xây dựng trang cá nhân của mình thành một nơi kiếm tiền hợp pháp. Thêm vào nữa tính giải trí của Facebook cũng rất lớn, khi các niềm vui cơ bản như xem phim, đọc truyện, tìm kiếm thông tin đều có ở trên đó.

* Những ảnh hưởng tiêu cực khi lạm dụng Facebook. Tác dụng gần như là tiêu cực nhất khi sử dụng trang mạng xã hội Facebook chính là tốn thời gian. Có đến trên 50% các bạn học sinh sử dụng trên ba giờ đồng hồ mỗi ngày cho Facebook. Ngoài ra mặt trái khi quá tin tưởng Facebook chính la những nguồn thông tin không được kiểm định được lan truyền khắp nơi, những bài đăng giật title câu tương tác xuất hiện để thỏa mãn sự hư vinh của con người.

* Các biện pháp tăng cao các tác động tích cực và giảm thiểu tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội Facebook.

Giải pháp đến từ cá nhân người dùng:

- Xác định được cho mình mục đích chính khi sử dụng Facebook

- Tự tạo cho bản thân một thời gian biểu phù hợp với bản thân, không để Facebook chiếm dung quá nhiều thời gian trong một ngày.

* Suy nghĩ kỹ trước khi đăng lên mỗi bài viết, viết mỗi bình luận. Đảm bảo mọi thông tin mình đăng tải là chính xác, có tình xác thực và có mục đích tốt không gây đề tài bàn luận tiêu cực với mọi người.

Giải pháp đến từ gia đình, nhà trường, xã hội:

- Cần sự kết hợp của gia đình và nhà trường để định hướng các em cách sử dụng mạng xã hội lành mạnh mà hiệu quả

- Các chính sách từ cơ quan chức năng, có những điều luật về an ninh mạng, kiểm soát các thông tin đăng tải để tạo ra một không gian mạng lành mạnh.

- Tuyên truyền các thông tin liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội về cả mặt tốt và mặt xấu để các bạn học sinh cẩn thận hơn khi sử dụng.

- Có các lớp học về chủ đề khác nhau giúp phân tán sự tập trung của các bạn học sinh vào sử dụng Facebook.

PHẦN KẾT LUẬN

Mạng xã hội gần như trở thành một sản phẩm thiết yếu trong xã hội hiện nay. Nó như một con dao hai lưỡi, tốt hay xấu đều do người sử dụng. Mạng xã hội không có đúng có sai, chỉ có phù hợp hay không phù hợp. Nó sẽ phù hợp với những người sử dụng chúng đúng cách, có lợi cho họ nhưng sẽ không phù hợp nếu ta quá lạm dụng chúng. Nhất là với các bạn học sinh cuối cấp, lớp 12 trường THPT Kim Liên - Hà Nội, cần có cách sử dụng hợp lý. Biến mạng xã hội thành nơi giải lao sau mỗi giờ học tập vất vả và là nơi thu nhận thông tin kiến thức. Chứ đừng biến chúng trở thành một nơi cư trú để tránh xa hiện tại, sống cùng Facebook.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 5, phần Viết, mục d (trang 26); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Cách trích dẫn trong bài viết

a) Cách thức

Trong một bài viết (bài văn nghị luận hoặc báo cáo nghiên cứu), người viết không chỉ nêu ý kiến, lí lẽ của mình mà còn phải dẫn ra ý kiến của người khác hoặc tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhằm làm tăng tinh khách quan và làm cho nội dung của bài viết có sức thuyết phục cao hơn.

Có hai cách trích dẫn:

- Dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên văn ý kiến hoặc tư liệu và đặt những thông tin đó trong dấu ngoặc kép. Ghi rõ nguồn trích dẫn (để ở trong ngoặc đơn hoặc nêu ở cước chú)

- Dẫn gián tiếp: thuật lại ý kiến hoặc tư liệu nhưng có điều chỉnh cho phù hợp và không đặt trong dấu ngoặc kép. Ghi rõ nguồn trích dẫn (nếu có) như cách dẫn trực tiếp.

b) Bài tập

Bài tập 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Chỉ ra cách trích dẫn trong đoạn trích sau.

“Tại Việt Nam, hình thức học tập trực tuyến đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, triển khai ngay từ những ngày đầu ứng phó với dịch bệnh theo phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học". Việt Nam đã thúc đẩy nhiều biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả dạy học trực tuyến cho học sinh như: gửi công văn hướng dẫn dạy học qua Internet, qua truyền hình, điều chỉnh về nội dung dạy học và ban hành khung pháp lí đảm bảo cho dạy học trực tuyến [3]. [4]. (5)...

(Theo Lê Anh Vinh và nhóm nghiên cứu)

Trả lời:

Cách trích dẫn trong đoạn trích là dẫn trực tiếp.

Bài tập 2 (trang 81 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Hãy viết một đoạn văn trong phần “Khải quát về mạng xã hội" theo sơ đồ đã nêu ở ý 2.1, mục "Thực hành", trong đó có ít nhất một trích dẫn cụ thể.

Trả lời:

Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường. Người sáng lập ra Facebook - Mark Zuckerberg luôn đặt niềm tin vào đứa con tinh thần Facebook và quả quyết: “Mấu chốt nằm ở niềm tin của bạn, rốt cuộc thì bạn tin vào sáng kiến đó bao nhiêu.”

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Thực hành tiếng Việt trang 75

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Tự đánh giá: Bánh mì Sài Gòn

Hướng dẫn tự học trang 86

1 265 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: